Tín ngưỡng thờ phụng Phật Di Lặc phát triển như thế nào ở các nước Á Đông

Tín ngưỡng thờ phụng Phật Di Lặc phát triển như thế nào ở các nước Á Đông

Tín ngưỡng thờ phụng Phật Di Lặc phát triển như thế nào ở các nước Á Đông

Tín ngưỡng thờ phụng Phật Di Lặc phát triển như thế nào ở các nước Á Đông

Tín ngưỡng thờ phụng Phật Di Lặc phát triển như thế nào ở các nước Á Đông
Tín ngưỡng thờ phụng Phật Di Lặc phát triển như thế nào ở các nước Á Đông
Thứ năm, 18-04-2024 16:06, (GMT+07:00)
Tín ngưỡng thờ phụng Phật Di Lặc phát triển như thế nào ở các nước Á Đông
24-10-2021 14:45

Thời thịnh thế Trinh Quán chi trị và Khai Nguyên thịnh thế thời nhà Đường, người dân thịnh hành tín ngưỡng thờ phụng Phật Di Lặc. Hoàng đế Đường Thái Tông đã ngự bút viết lời tựa cho quyển “Di Lặc Phật học” bản dịch chữ Hán. Đường Cao Tông, Đường Huyền Tông sùng tín Phật Di Lặc. Bài viết thuật về việc tại sao Huyền Trang đi Tây Trúc thỉnh kinh, và sự truyền thừa hoằng dương tín ngưỡng thờ phụng Phật Di Lặc ở vùng Á Đông.

Tín ngưỡng thờ phụng Phật Di Lặc phát triển như thế nào ở các nước Á Đông

Từ sau khi có Lạc Sơn Đại Phật, dòng nước trở nên êm đềm, thuyền bè qua lại thuận lợi bình an. (Ảnh: Wikimedia Commons - CC BY-SA 2.5)

Nguyên do Huyền Trang đi Tây Trúc thỉnh kinh

Sách “Đại Đường cố Tam Tạng đại sư hành trạng” có ghi chép rằng: “Pháp sư từ nhỏ thường nguyện sinh vào nơi Phật Di Lặc. Đến khi du hành sang Tây phương, lại nghe huynh đệ Vô Trước Bồ Tát cũng nguyện sinh vào Sử Đa Thiên để thờ phụng Phật Di Lặc, và đều được như ý nguyện, đều có chứng nghiệm, nên ngài càng cố gắng”. “Trước khi ngài du hành sang phương Tây, ngài hầu như đã học hết Phật học của Trung Quốc rồi”.

Có thể thấy cả đời Huyền Trang tín ngưỡng Phật Di Lặc. Năm 13 tuổi, Huyền Trang xuất gia ở chùa Đại Từ Ân ở Trường An, và bắt đầu nghiên cứu Phật học. Ông đã bái phỏng các danh sư, dần dần tinh thông tất cả các kinh điển Phật gia đường thời ở Trung Quốc.

Bộ sách này cũng ghi chép: “Pháp sư đã đi thăm các bậc danh sư, nghe các thuyết pháp của họ. Suy nghĩ kỹ về những lý của họ, thấy mỗi người có những lý giải khác nhau theo tông phái của họ. Ngài kiểm nghiệm ở các Thánh điển, cũng ẩn hiện những chỗ khác biệt”.

Trong quá trình nghiên cứu sâu về Phật học, Huyền Trang phát hiện ra trong các kinh điển Phật giáo ở vùng đất người Hán có rất nhiều nhầm lẫn, ông quyết tâm đến Ấn Độ cổ để học tập nguyên văn “Du già sư địa luận” do đích thân Phật Di Lặc truyền, để làm rõ những nghi hoặc. Tăng nhân nổi tiếng đời trước là Tăng Duệ (355-439) đối với các vấn đề nghi vấn trong kinh Phật cũng có tư tưởng “Giải quyết nghi hoặc này là ở Phật Di Lặc”. Sau đọc khắp các thư tịch, thăm hỏi khắp các danh sư, Huyền Trang vẫn khó giải thích được những điều nghi hoặc, phương pháp giải quyết tự nhiên sẽ là đi sang Tây Trúc cầu Pháp và diện kiến Phật Di Lặc. 

Đường Tăng là người đại căn cơ nên những can nhiễu như thế không có tác dụng gì với ông.
Đường Tăng trên đường đi Tây Trúc thỉnh kinh. (Miền công cộng)

Thế là năm 629, Huyền Trang đi xuất hành đi Tây phương thỉnh kinh, ròng rã 3 năm bộ hành lặn lội mấy vạn dặm gian khổ, cuối cùng cũng đã đến đích: Chùa Na Nan Đà, trung tâm nghiên cứu Phật học của Ấn Độ cổ. Sau đó Huyền Trang đi chu du rất nhiều quốc gia trên lục địa Ấn Độ, và nổi danh lừng lẫy ở Ấn Độ cổ.

Sự hoằng dương tín ngưỡng Phật Di Lặc ở Trung Quốc và các nước Á Đông 

Sau khi ở Ấn Độ cổ học thành tài, Huyền Trang khởi hành về nước hồng dương tín ngưỡng Phật Di Lặc. Năm Trinh Quán thứ 19 (năm 645) Huyền Trang trở về đến kinh thành Trường An, được Đường Thái Tông đón tiếp long trọng. Chuyến Tây du của Huyền Trang trải dài 16 năm đã thỉnh kinh thành công mỹ mãn.

Đường Thái Tông ủng hộ Huyền Trang dịch kinh, lập ra viện phiên dịch kinh để ủng hộ việc dịch thuật. Sách “Tùy Đường Phật giáo sử luận cảo” đã đánh giá về công việc dịch thuật thời nhà Đường rằng: “Nhân tài ưu tú xuất sắc, bản gốc hoàn chỉnh đầy đủ, nơi dịch thuật được tổ chức chặt chẽ, luật lệ tiến bộ ở 4 phương diện”. Bộ sách cũng ca ngợi ảnh hưởng của việc dịch thuật của triều Đường trong lịch sử dịch thuật Trung Quốc. Đường Thái Tông còn ra sắc lệnh xây dựng của Đại Từ Ân để thờ cúng kinh Phật.

Năm Trinh Quán thứ 22, Huyền Trang hoàn thành phiên dịch 100 quyển “Du già sư địa luận” - bộ kinh thư Pháp tướng tôn của tín ngưỡng Phật Di Lặc, dâng lên Thái Tông ngự lãm. Hoàng đế tay cầm bộ kinh này ca ngợi rằng “Chân kinh không bị mất chân thực”. Thái Tông đích thân ngự bút viết lời tựa cho bộ kinh thư, đặt tên là “Đại Đường Tam Tạng Thánh giáo tự”, tổng cộng 781 chữ.

Huyền Trang cùng đệ tử Khuy Cơ và các cao tăng dốc sức hồng dương tín ngưỡng Phật Di Lặc. Thời Đại Đường thịnh thế, quy mô truyền bá tư tưởng Phật gia Di Lặc rộng lớn chưa từng có, quan lại đều rất tin vào nhân quả, liêm khiết phụng sự việc công, bách tính tu thân hướng thiện, phong tục dân chúng thuần phác, nền chính trị từ trên xuống dưới đều trong sạch minh bạch, xã hội an định. Đây chính là thời mà đêm ngủ không đóng cửa, đi đường không cần mang đồ ăn. Lạc Dương ở miền Đông thịnh hành tạo tượng Phật Di Lặc, từ việc tạo tượng Đại Phật Lạc Sơn bắt đầu vào những năm Khai Nguyên, có thể thấy phần nào sự sùng tín của người thời nhà Đường đối với Phật Di Lặc.

Tượng Lạc Sơn Đại Phật ở phía nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc là bức tượng Phật bằng đá lớn nhất và cao nhất thế giới.
Tượng Lạc Sơn Đại Phật ở phía nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc là bức tượng Phật bằng đá lớn nhất và cao nhất thế giới. (Hình ảnh: Ariel Steiner qua wikimedia CC BY-SA 2.5)

Huyền Trang và Khuy Cơ từ việc phiên dịch kinh Phật đã khai sáng ra Pháp Tướng tông trong Phật giáo Trung Quốc. Tín ngưỡng Phật Di Lặc của Pháp Tướng tông đã ảnh hưởng sâu sắc đến các tông phái như Hoa Nghiêm tông, Luật tông và Thiền tông… Đệ tử của Huyền Trang là Khuy Cơ được tôn xưng làm Thủy tổ của Pháp Tướng tông. Truyền nhân của Khuy Cơ là Huệ Chiểu là Nhị tổ, Trí Chu kế thừa Huệ Chiểu là Tam tổ. Sau đó, Pháp Tướng tông do ảnh hưởng của loạn An Sử và Hội Xương diệt Phật nên về cơ bản đã biến mất ở Trung Quốc, nhưng lại được lưu truyền tiếp tục ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Năm 628, thời Tam Quốc của Hàn Quốc (gồm 3 nước Cao Câu Ly, Tân La và Bách Tế), vương tôn nước Tân La là Viên Trắc (Woncheuk) đến Trung Quốc du học. Sau khi Huyền Trang đi Tây du thỉnh kinh trở về, Viên Trắc trở thành đệ tử của Huyền Trang. Sau này đệ tử của Viên Trắc là Đạo Chứng đã truyền bá tín ngưỡng Phật Di Lặc ở nước Tân La, đặt định Pháp Tướng tông của Tân La, chính là Pháp Tướng tông Hàn Quốc lưu truyền đến ngày nay. Pháp môn này coi Pháp sư Huyền Trang của Trung Quốc làm Nguyên tổ, coi Pháp sư Viên Trắc làm Tông tổ.

Tượng Đại Phật Di Lặc chùa Phụng Ân  (Bongeunsa) ở Hàn Quốc (Ảnh Visiontimes)

Năm 717, tăng nhân Nhật Bản là Huyền Phưởng (Genbō) được Thiên hoàng phái đến triều Đường. Huyền Phưởng đã du học ở Trường An 18 năm, theo vị Tam tổ Trí Chu của Pháp Tướng tông nghiên cứu lý luận Phật học. 

Năm 735, Huyền Phưởng quay trở lại Nhật Bản, lấy chùa Hưng Phúc ở Nại Lương (Nara) làm cơ sở để truyền bá tín ngưỡng Phật Di Lặc Pháp Tướng tông Nhật Bản. Tăng nhân Nhật Bản được tôn là truyền nhân đời thứ 4 của Pháp Tương tông Trung Quốc. Sau khi Pháp Tướng tông Trung Quốc bị biến mất, Pháp Tương tông Nhật Bản lưu truyền đến ngày nay.

Ý nghĩa của tín ngưỡng Phật Di Lặc trong lịch sử đối với hậu thế

Tín ngưỡng Phật Di lặc trong lịch sử Trung Quốc chủ yếu chia làm tín ngưỡng Di Lặc thượng sinh và tín ngưỡng Di Lặc hạ sinh. Những người tín ngưỡng Di Lặc thượng sinh mong muốn được vãng sinh vào Nội viện (Tịnh thổ) của Đâu Suất Thiên (cũng gọi là Sử Đa Thiên) trước khi Phật Di Lặc hạ thế, trở thành đệ tử của Phật Di Lặc (cũng gọi là Từ Thị). Còn những người tín ngưỡng Di Lặc hạ sinh thì mong muốn khi Phật Di Lặc đến thế gian chính Pháp như trong dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni, sẽ theo Phật Di Lặc hạ thế tu luyện và phổ độ chúng sinh.

Đại đa số những đệ tử Pháp Tướng tông ở Trung Quốc thời nhà Đường là tín ngưỡng Di Lặc thượng sinh. Bản thân Huyền Trang thì tín ngưỡng Di Lặc thượng sinh và cả Di Lặc hạ sinh. 

Pháp Tướng Duy thức học quá ưu thâm sâu huyền diệu khó học, từng cực thịnh một thời ở kinh đô Trường An nhà Đường, đến đời Tam tổ Trí Chu trở đi, bị ảnh hưởng của các nhân tố chính trị, loạn An Sử và Vũ Tông diệt Phật, Pháp Tướng tông dần dần suy yếu và mai một ở kinh đô nhà Đường. Cùng với sự chìm lắng của Pháp Tướng tông, tín ngưỡng Di Lặc thượng sinh đã mất đi động lực, khiến cho tín ngưỡng Tịnh thổ Đâu Suất sau này dần dần bị tín ngưỡng Tịnh thổ Tây phương thay thế. 

Tuy nhiên Pháp Tướng tông được đệ tử của Viên Trắc truyền đến Tân La (Triều Tiên), được đệ tử của Trí Chu truyền đến Nhật Bản, và phát triển đến ngày nay.

Thời nhà Đường, giữa tín ngưỡng Tịnh thổ Phật Di Lặc của Pháp Tướng tông và tín ngưỡng Tịnh thổ Tây phương của Phật A Di Đà đã có rất nhiều tranh luận. Thực ra trong lịch sử, tu hành ở các tông phái khác nhau đều là đặt cơ sở cho thời mạt kiếp trong tương lai Phật Di Lặc trụ thế chính Pháp, theo lời Khải Huyền trong Kinh Thánh là “làm chứng cho Đạo của Chúa”.

Tâm nguyện trước khi viên tịch của Huyền Trang là vãng sinh vào Nội viện Đâu Suất Thiên, ông còn kỳ vọng khi Phật Di Lặc tương lai hạ sinh nhân gian sẽ theo Phật hạ thế, trở thành đệ tử của Phật Di Lặc, chứng đắc chính giác. Lúc viên tịch, Huyền Trang nói: “Huyền Trang … việc cần làm đã hoàn thành, không nên ở lại lâu. Nguyện những phúc huệ đã tu được hồi thí cho những chúng sinh hữu tình, cùng các chúng sinh hữu tình trở thành thuộc quyến của Phật Di Lặc ở Sử Đa Thiên, thờ phụng Từ Tôn. Khi Phật hạ sinh, cũng nguyện theo xuống làm Phật sự rộng khắp, cho đến Vô thượng Bồ đề”. (Trích “Đại Đường Đại Từ Ân tự Tam Tạng Pháp sư truyện).

Có thể thấy, tín ngưỡng của Huyền Trang không coi việc thăng lên Nội viện của Đâu Suất Thiên làm đệ tử Phật Di Lặc làm mục đích cuối cùng, ông còn muốn vào thời mạt Pháp theo Phật Di Lặc hạ thế, làm đệ tử của Phật Di Lặc ở nhân gian, trợ Sư hồng truyền Phật Pháp.

Thi nhân đời Đường Bạch Cư Dị (772-846) cũng từng nói: "… thường ngày đêm thắp hương trước Phật, dập đầu phát nguyện, mong muốn đời sau sẽ cùng với hết thảy chúng sinh, thượng sinh Phật quốc của Phật Di Lặc, và theo Từ Thị hạ giới, đời đời kiếp kiếp, theo Từ Thị vĩnh viễn thoát ly sinh tử, cuối cùng tu thành Đạo vô thượng".

Xem ra, Bạch Cư Dị giống với Huyền Trang, đều có tín ngưỡng Di Lặc thượng sinh và tín ngưỡng Di Lặc hạ sinh.

Lý Bạch (701-762) có sáng tác bài thơ “Đáp Hồ Châu Ca Diếp Tư Mã vấn Bạch thị hà nhân” rằng:

Thanh Liên cư sĩ Trích Tiên nhân,
Tửu tứ tàng danh tam thập xuân.
Hồ Châu tư mã hà tu vấn?
Kim Túc Như Lai thị hậu thân.

Dịch thơ:

Thanh Liên Cư sĩ Trích Tiên nhân,
Quán rượu ẩn danh ba chục xuân.
Tư Mã Hồ Châu đâu cần hỏi,
Kim Túc Lai Phật tức hậu thân.

Trong đó, Thanh Liên cư sĩ Lý Bạch nói với Hồ Châu Ca Diếp Tư Mã rằng, ông là Trích Tiên nhân (ông Tiên bị giáng đày). Các nhà thơ lớn đương thời như Hạ Tri Chương, Đỗ Phủ… cũng thường gọi Lý Bạch là Trích Tiên nhân. Thi Tiên Lý Bạch có thể thực sự là Thần Tiên hạ phàm. Trong thơ, Lý Bạch còn nói với Hồ Châu Ca Diếp Tư Mã rằng, tương lai ông sẽ là Kim Túc Như Lai. Trong các dự ngôn về thời mạt Pháp, vị Như Lai xuống thế gian là Phật Di Lặc. Kim Túc Như Lai ở đây có lẽ là Phật Di Lặc trong dự ngôn Phật giáo, đến thời mạt Pháp đến thế gian cứu thế.

Trong rất nhiều kinh luận Phật học có ghi chép rằng Phật Thích Ca Mâu Ni đem chính Pháp phó thác cho Phật Di Lặc (Từ Thị), ví như điển tịch Thiền tông “Truyền Pháp chính tông ký” có viết: “(Đức Phật) gần đến ngày hóa… lại nói với Ca Diếp rằng: ‘Ta đem kim lũ tăng ca lê y giao cho con, các con truyền nhau trao cho Phật Từ Thị, đợi đến khi Ngài xuất thế, cần giữ gìn cẩn thận’”. Vào thời kỳ mạt Pháp, Phật Di Lặc kế thừa y bát của Phật Thích Ca Mâu Ni quảng độ chúng sinh, do đó Phật Di Lặc cũng rất tự nhiên được tất cả các chính Pháp môn cùng tín phụng, sùng kính. Ba chữ “hà tu vấn” (đâu cần hỏi) trong bài thơ rất tuyệt.

Kinh Phật có viết: Khi hoa Ưu đàm bà la khai nở, “Vương của vạn vương” Chuyển Luân Thánh vương đến thế gian phổ độ chúng sinh. Theo “Thiên cổ anh hùng Lý Bạch (P2): Tác phẩm ‘Đại bằng phú’ vang danh thiên hạ”, “Thanh Liên vốn có nguồn gốc từ Tây Vực, trong tiếng Phạn gọi là hoa Ưu bát la (cũng có tên là hoa Ưu đàm bà la), trắng xanh rõ ràng, không nhiễm bụi trần”. Lý Bạch tự xưng là Thanh Liên, và nói rõ “Kim Túc Như Lai vi hậu thân”, ngụ ý rằng, khi hoa Ưu bát la khai nở, Lý Bạch sẽ là Chuyển Luân Thánh Vương đem theo chân lý như ý đến thế gian.

Vị Hồ Châu Tư Mã tự xưng là Ca Diếp này, nếu quả thực là Ca Diếp thì trên vai mang trọng trách đem y bát của Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển cho Phật Di Lặc, thì phải biết thân phận tương lai của Lý bạch, đâu cần hỏi nhiều? Xem ra 3 chữ “hà tu vấn” mà Lý Bạch dùng trong bài thơ là có nguyên nhân này.

Năm 2003 phát hiện ra bản thảo viết tay của Newton, trong đó tiết lộ dự ngôn trong Kinh Thánh là xảy ra ở thế kỷ 21, đồng thời dự ngôn thời kỳ cuối cùng này sẽ có Thánh giả giáng lâm xuống trái đất, đến lúc đó, bản thân Newton có thể trở thành Thánh đồ mới đến thế gian trợ giúp Thánh giả.

Phải chăng Lý Bạch, Huyền Trang, Bạch Cư Dị và Newton trong lịch sử ngày nay cũng lại đến thế gian rồi? Phải chăng những nhân vật lừng lẫy lịch sử đã đặt định lịch sử và văn hóa cho nhân loại, chính là trải đường cho ngày hôm nay?

Trung Hòa
Theo Visiontimes

Đăng theo NTDVN

Tham khảo:

-  Đại Đường cố Tam Tạng Huyền Trang đại sư hành trạng
-  Tùy Đường Phật giáo sử luận cảo
-  Đại Đường Đại Từ Ân tự Tam Tạng pháp sư truyện
-  Nhân vật anh hùng thiên cổ Lý Bạch (P-2): Tác phẩm Đại Bằng Phú vang danh thiên hạ

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP