Thẩm phán Trung Quốc đe dọa cư dân New York: “Nếu cô về Trung Quốc, tôi cũng sẽ tống cô vào tù”

Thẩm phán Trung Quốc đe dọa cư dân New York: “Nếu cô về Trung Quốc, tôi cũng sẽ tống cô vào tù”

Thẩm phán Trung Quốc đe dọa cư dân New York: “Nếu cô về Trung Quốc, tôi cũng sẽ tống cô vào tù”

Thẩm phán Trung Quốc đe dọa cư dân New York: “Nếu cô về Trung Quốc, tôi cũng sẽ tống cô vào tù”

Thẩm phán Trung Quốc đe dọa cư dân New York: “Nếu cô về Trung Quốc, tôi cũng sẽ tống cô vào tù”
Thẩm phán Trung Quốc đe dọa cư dân New York: “Nếu cô về Trung Quốc, tôi cũng sẽ tống cô vào tù”
Thứ sáu, 19-04-2024 03:42, (GMT+07:00)
Thẩm phán Trung Quốc đe dọa cư dân New York: “Nếu cô về Trung Quốc, tôi cũng sẽ tống cô vào tù”
28-07-2021 14:47

Trong khi lướt web, một cư dân New York đã phát hiện ra một điều đáng kinh ngạc: chồng của cô ở Trung Quốc sẽ phải hầu tòa trong vài ngày, chỉ vì từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Ren Haifei, 45 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công ở thành phố cảng Đại Liên thuộc vùng Đông Bắc của Trung Quốc. Pháp Luân Công đã và đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp dã man trong hơn hai thập kỷ qua. Hàng triệu học viên Pháp Luân công đã bị giam giữ hoặc bỏ tù.

Ren sẽ phải hầu tòa vào ngày 29/7.

Wang Jing, vợ anh biết điều này có nghĩa là: một phiên tòa hình thức sẽ diễn ra và bản án chắc sẽ không nhẹ. Đó là số phận mà hầu hết các học viên Pháp Luân Công phải gánh chịu trong cuộc bức hại của ĐCSTQ. 

Tôi muốn giải cứu anh ấy ngay bây giờ”, Wang, một cựu y tá hiện đang sống ở New York, nói với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn.

Lần này, Wang muốn cứu chồng khỏi ngục tù. Trước đó, Ren đã phải ngồi tù bảy năm rưỡi, nơi anh phải chịu rất nhiều hình thức tra tấn khác nhau.

Đáng lẽ Ren không phải chịu đựng như thế này. Năm 2018, đáng lẽ Ren đã trốn khỏi đất nước cùng vợ sau nhiều thập kỷ chịu đựng cuộc bức hại và bị nsachs nhiễu ở Bắc Kinh.

Nhưng khi cả hai chuẩn bị rời đi, thì cha mẹ già của anh đổ bệnh. Anh chọn ở lại Trung Quốc để chăm sóc họ.

Trong vòng 3 năm qua, vì lo sợ bị chính quyền Trung Quốc giám sát, cặp đôi này đã hạn chế liên lạc với nhau qua điện thoại.

Wang chỉ có thể biết về phiên tòa của Ren khi đọc các bài viết trên trang Minghui.org, một trang web tại Hoa Kỳ chuyên ghi lại cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện Phật gia bao gồm các bài tập thiền định và những bài giảng về đạo đức xoay quanh các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Vào những năm 1990, sau khi Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp môn giới thiệu ra công chúng, môn tu luyện này nhanh chóng được người truyền người và thu hút đông đảo người tập luyện bởi khả năng chữa bệnh kỳ diệu của nó. Theo ước tính của chính phủ, năm 1999, trên toàn Trung Quốc có khoảng 100 triệu người tập luyện Pháp Luân công.

Xem đây là một mối đe dọa đối với sự kiểm soát toàn trị của mình, ngày 20/7/1999, ĐCSTQ phát động một chiến dịch bức hại sâu rộng đối với các học viên Pháp Luân Công vào với mục tiêu loại bỏ Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Trong một cuộc họp gần đây ở tòa thị chính, Wang đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nghị sĩ Sean Maloney, đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ.

“Chúng tôi ủng hộ quyền tự do tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công và những người khác”, Nghị sĩ Maloney nói tại cuộc họp vào ngày 18/7, nơi ông cam kết sẽ gửi một lá thư tới Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc để kêu gọi trả tự do cho Ren.

Hạ nghị sĩ Sean Patrick Malony phát biểu tại Công viên Tưởng niệm Myron Urbanski cho một chương trình #SpeakWithSean về sự ủng hộ của ông đối với vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc vào ngày 18/7/2021. (Du Guohui/The Epoch Times)

Sau nhiều lần gọi điện cho chính quyền Trung Quốc, gần đây Wang cuối cùng đã có thể nói chuyện được với Thẩm phán Jin Hua, người đang xử lý vụ án của chống côtại Tòa án Ganjingzi của Đại Liên.

Wang nói với Thẩm phán Jin về tình trạng sức khỏe của Ren và yêu cầu thẩm phán thả anh ngay lập tức. Cô cũng đề cập đến tuyên bố từ Hạ nghị sĩ Maloney.

“Cô thích làm gì thì cứ làm”, Thẩm phán Jin trả lời. "Nếu cô về Trung Quốc, tôi cũng sẽ tống cô vào tù."

Thẩm phán cúp máy và Wang không thể liên lạc lại được với bà ta.

Bắt giữ phi pháp

Một năm trước, cảnh sát ập vào căn hộ của Ren, tịch thu tiền tiết kiệm, đồ đạc cá nhân của anh và bắt anh đi mà không cần trát.

Trong khi bị giam giữ, Ren được đưa đến phòng cấp cứu sau khi bị cảnh sát đánh đập dã man gây suy tim và thận. Anh phải điều trị vở bệnh viện 19 ngày.

Sau đó, khi sức khỏe vẫn còn rất kém, Ren bị giam trong một trung tâm giam giữ, nơi các lính canh liên tục cho anh uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Mãi sau đó nhiều tháng, anh mới dám tiết lộ sự việc cho luật sư. Luật sư của Ren sau đó đã kể lại những chi tiết này cho Wang.

Wang nói, kể từ đó Ren bị chính quyền giam giữ lại mà không bị buộc tội.

Sau khi Ren bị bắt, Wang đã gọi điện cho mọi cơ quan có liên quan ở Trung Quốc với hy vọng kết nối với chồng cô, nhưng đều vô vọng. Không ai nối máy để cô được nói chuyện với chồng.

Cuộc sống bị đảo lộn

Vào cuối những năm 90, Wang và Ren mới ngoài hai mươi tuổi. Thỉnh thoảng, họ tình cờ gặp nhau khi luyện công buổi sáng tại một công viên ở Đại Liên.

“Ren là một chàng trai ấm áp, chu đáo và nhẹ nhàng”, Wang nói về ấn tượng đầu tiên của cô với anh. “Anh ấy luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh”.

Nhưng vào tháng 7/1999, thói quen tới công viên luyện công mỗi sáng của họ đã bị thay đổi khi ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp chống lại Pháp Luân Công. Kể từ đó đến nay, luyện công ngoài trời đồng nghĩa với việc bị cảnh sát tuần tra bắt giữ và đánh đập.

Hai ngày sau khi cuộc bức hại bắt đầu, Wang đã đi thỉnh nguyện cùng với hàng ngàn học viên khác ở địa phương. Họ xếp thành một hàng trước cánh cổng lớn của Tòa thị chính Đại Liên.

“Không ai lên kế hoạch cho cuộc thỉnh nguyện”, Wang hồi tưởng. “Mỗi người chúng tôi đều cảm thấy mình phải làm điều gì đó. Vì vậy chúng tôi đi”.

Wang nói, sau đó cảnh sát tới. Họ lôi từng học viên ra khỏi hàng. Một số học viên đã bị đánh bất tỉnh và sau đó bị đưa đi. Một số người bị chảy máu,.

“Rất nhiều cảnh sát còn trẻ tuổi. Họ lẳng lặng lôi học viên đi. Họ làm nhiệm vụ một cách vô cảm, dường như để hoàn thành công việc".

Wang nhớ lại đã thấy cảnh sát mặc thường phục quay video từng học viên có mặt. Nhiều ngày sau, cảnh sát bắt đầu xuất hiện trước cửa nhà hoặc nơi làm việc của họ, buộc họ phải ký vào bản tuyên bố từ bỏ đức tin của mình. Ngay cả thân nhân của họ cũng bị cảnh sát sách nhiễu và đe dọa.

Ren bị bắt vào năm 2001 khi đang ở nhà in tờ rơi nhằm chống lại tuyên truyền gây hận thù của ĐCSTQ chống lại Pháp Luân Công và các học viên. Cuối cùng Ren bị bỏ tù bảy năm rưỡi.

Wang, khi đó là y tá đã bị buộc thôi việc. Bị chính quyền thúc ép, bệnh viện của cô chỉ định cô làm người lau sàn nhà. Wang nhớ lại, những bệnh nhân trước đây của cô thường nhìn cô với vẻ buồn bã và hoài nghi.

'Trả giá bằng máu và nước mắt'

Wang và Ren đã nối lại tình bạn của họ sau khi anh ra tù vào năm 2008.

Lúc đầu, Wang hoàn toàn không thể nhận ra Ren, cô nói. Chàng trai sôi nổi trước đây đã biến mất. Thay vào đó, anh thường khóc khi kể lại những vụ giết hại dã man các học viên xung quanh anh trong tù, cô nói.

Sau đó vài năm, cả hai kết hôn và chung sống đến năm 2018.

Giống như các nạn nhân bị giam giữ khác, Ren bị tra tấn nghiêm trọng. Liên tục trong nhiều ngày, anh bị nhốt một mình trong căn phòng hơn 1m2, đeo cùm và còng tay. Wang nói, anh đã phải vật lộn để tìm ra những từ có thể mô tả tất cả những gì anh đã trải qua, ngay cả với vợ mình.

“Chồng tôi vẫn trung thành với đức tin của mình và cố gắng hết sức để đối mặt với cuộc sống một cách tích cực”, cô nói. "Nhưng sâu thẳm trong tim anh ấy đã hằn một vết đen".

Chỉ còn vài ngày trước phiên tòa của Ren, Wang hy vọng điều kỳ diệu sẽ đến.

Cô nói, “Ở Trung Quốc, có một nhóm người tốt đã phải trả giá bằng máu và nước mắt, chỉ vì muốn giữ vững đức tin của mình. Họ là các học viên Pháp Luân Công".

"Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang bị ĐCSTQ hủy hoại cuộc sống của họ và cuộc sống của gia đình họ. Tôi hy vọng những người tốt bụng từ cộng đồng quốc tế sẽ chung tay giúp đỡ và đứng về phía công lý", Wang nói.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

Bản tiếng Việt NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP