Tại sao một số người bị nhiễm COVID-19 mà chỉ có triệu chứng nhẹ?

Tại sao một số người bị nhiễm COVID-19 mà chỉ có triệu chứng nhẹ?

Tại sao một số người bị nhiễm COVID-19 mà chỉ có triệu chứng nhẹ?

Tại sao một số người bị nhiễm COVID-19 mà chỉ có triệu chứng nhẹ?

Tại sao một số người bị nhiễm COVID-19 mà chỉ có triệu chứng nhẹ?
Tại sao một số người bị nhiễm COVID-19 mà chỉ có triệu chứng nhẹ?
Thứ sáu, 19-04-2024 03:32, (GMT+07:00)
Tại sao một số người bị nhiễm COVID-19 mà chỉ có triệu chứng nhẹ?
06-07-2021 15:57

Một nghiên cứu mới từ các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford đã phát hiện ra nguyên nhân tại sao một số người bị nhiễm coronavirus mà chỉ có các triệu chứng nhẹ.

Có những người bị nhiễm SARS-CoV-2 nhưng chỉ bị các triệu chứng nhẹ. Nghiên cứu cho thấy các tế bào miễn dịch từ những bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ có dấu hiệu từng gặp phải coronavirus gây ra triệu chứng cảm lạnh thông thường.

Bí ẩn lớn của SARS-CoV-2, loại coronavirus mới xuất hiện vào cuối năm 2019, là sự biến đổi của các hiệu ứng mà nó tạo ra từ người này sang người khác. Mark Davis, giám đốc Viện Miễn dịch, Cấy ghép và Nhiễm trùng của Đại học Stanford đang nghiên cứu một loại tế bào miễn dịch được gọi là tế bào T sát thủ.

Ông Davis nói: “Nhiều người bị bệnh nặng hoặc dẫn đến tử vong vì COVID-19, trong khi những người khác bị lây nhiễm nhưng không hề biết mình bị lây nhiễm căn bệnh này. Tại sao"?

Rất nhiều nghiên cứu về miễn dịch SARS-CoV-2 ban đầu tập trung vào các kháng thể. Đây là những protein miễn dịch nhanh chóng xâm nhập vào virus và ngăn virus lây nhiễm sang các tế bào của chúng ta. Nhưng kháng thể chỉ là một vũ khí trong kho vũ khí của hệ thống miễn dịch của chúng ta và Davis chỉ ra rằng các mầm bệnh có thể nhanh chóng phát triển các cách để chống lại các cuộc tấn công của kháng thể.

Tế bào T sát thủ là những chiến binh lớn của hệ thống miễn dịch. Chúng tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh. Ảnh minh họa: Pixabay

Sau khi tiếp xúc lần đầu với các virus, các tế bào T sát thủ được huấn luyện sẽ im lặng và đi vào một loại chế độ ghi nhớ. Chúng có thể tồn tại trong trạng thái giám sát này trong nhiều năm, chúng có thể hành động ngay khi một mầm bệnh xuất hiện trở lại để bảo vệ cơ thể người.

Ông Davis giải thích: “Cho đến nay, các tế bào ghi nhớ hoạt động tích cực nhất trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm. Chúng là những gì chúng ta muốn có để chống lại mầm bệnh tái phát. Sử dụng chúng để tạo ra vaccine”.

Vấn đề là việc theo dõi các tế bào T sát thủ khó hơn một chút so với việc chỉ đơn giản là đo nồng độ kháng thể. Và việc tìm ra mầm bệnh cụ thể nào mà các tế bào đó được huấn luyện để tấn công thậm chí còn khó hơn.

SARS-CoV-2 là loại coronavirus thứ bảy được phát hiện có ảnh hưởng đến con người. Bốn trong số này tương đối vô hại, là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, những loại khác (MERS, SARS và hiện nay là SARS-CoV-2) là nguyên nhân gây ra một số đợt bùng phát virus đáng lo ngại nhất trong 20 năm qua.

Liệu các tế bào T sát thủ đã được huấn luyện trước đây nhắm vào các coronavirus thông thường có thể giải thích tại sao một số người chỉ gặp các trường hợp nhẹ COVID-19 hay không? Trước tiên các nhà nghiên cứu cần phát triển một nền tảng sàng lọc tế bào miễn dịch mới. Vì SARS-CoV-2 có phần nào đó liên quan đến các coronavirus khác. Các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ một số chuỗi peptide được chia sẻ bởi virus.

Một bảng gồm 24 chuỗi peptit khác nhau đã được tạo ra. Một số trình tự là duy nhất đối với SARS-CoV-2, trong khi những trình tự khác được chia sẻ với các coronavirus.

Trước khi đại dịch bắt đầu, các mẫu máu lấy từ các đối tượng được phân tích. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra một số tế bào T sát thủ nhanh chóng bắt đầu hoạt động khi tiếp xúc với SARS-CoV-2, nhắm vào các chuỗi peptide coronavirus được chia sẻ. Thay vì mất vài ngày để xác định và tiêu diệt một mầm bệnh mới, các tế bào miễn dịch này nhanh chóng nhận ra SARS-CoV-2 do những điểm tương đồng của nó với các coronavirus khác. Davis nói rằng yếu tố này đóng một vai trò trong việc phân biệt những trường hợp COVID-19 nhẹ với những trường hợp nặng hơn.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm nền tảng sàng lọc mới của họ trên các mẫu máu của bệnh nhân COVID-19. Với những trường hợp bệnh nhẹ cho thấy các tế bào T nhắm mục tiêu các trình tự peptide phổ biến đối với một số coronavirus, trong khi các trường hợp nặng chủ yếu nhắm mục tiêu duy nhất đối với SARS-CoV-2.

Davis giả thuyết: “Có thể những bệnh nhân bị COVID-19 nặng đã không bị nhiễm, bởi các chủng coronavirus nhẹ hơn trước đây. Vì vậy họ không được trang bị các tế bào T sát thủ ghi nhớ hiệu quả”.

Nghiên cứu mới đưa ra một số manh mối về lý do tại sao trẻ em ít bị nhiễm COVID-19. Nghiên cứu trước đây đã cho thấy tần suất tiếp xúc với coronavirus thường xuyên ở trẻ em đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Davis tin rằng những phát hiện mới của ông đã củng cố giả thuyết đó.

Ông nói: “Hắt hơi, khịt mũi là những triệu chứng phổ biến đối với độ tuổi trẻ em và coronavirus gây ra cảm lạnh thông thường. Có tới 80% trẻ em ở Hoa Kỳ được tiếp xúc trong vài năm đầu đời”.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy phản ứng miễn dịch chéo này giữa SARS-CoV-2 và coronavirus thông thường có nghĩa là vaccine COVID-19 cũng bảo vệ phần nào đó chống lại cảm lạnh thông thường. Nghiên cứu một lần nữa xem xét khả năng miễn dịch của tế bào T, tìm ra phản ứng mạnh mẽ do vaccine gây ra đối với một chủng coronavirus gây cảm lạnh thông thường (HCoV-NL63).

Ngọc Mai

Theo newatlas

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP