Tại sao không thể bắn phi công nhảy dù khỏi máy bay trong các trận chiến?

Tại sao không thể bắn phi công nhảy dù khỏi máy bay trong các trận chiến?

Tại sao không thể bắn phi công nhảy dù khỏi máy bay trong các trận chiến?

Tại sao không thể bắn phi công nhảy dù khỏi máy bay trong các trận chiến?

Tại sao không thể bắn phi công nhảy dù khỏi máy bay trong các trận chiến?
Tại sao không thể bắn phi công nhảy dù khỏi máy bay trong các trận chiến?
Thứ sáu, 29-03-2024 09:02, (GMT+07:00)
Tại sao không thể bắn phi công nhảy dù khỏi máy bay trong các trận chiến?
31-07-2021 16:00

nhay du

Trong Thế chiến thứ I, lần đầu tiên các phi công bắt đầu chiến đấu trên không. Tuy nhiên, lúc bây giờ có một luật bất thành văn của quốc tế là: “Nếu có phi công đã nhảy dù thoát khỏi máy bay, thì các phe đối nghịch (kẻ thù) không thể bắn chết họ. Vì sao lại có thông lệ như vậy?

Tại sao các bên không bắn chết các phi công?

Trên chiến trường, việc "sống chết" và chiến đấu với kẻ thù là lẽ đương nhiên. Nhưng trước khi trả lời câu hỏi này, hãy suy ngẫm đến một việc - không phải ai lên máy bay chiến đấu cũng đều là phi công. Vì thế, nhảy xuống từ máy bay chiến đấu còn có thể là một loại lính đặc biệt - đó là lính dù. 

Lính dù khác hoàn toàn với phi công, trong khi nhảy dù, các bên tham chiến hoàn toàn có thể nhắm bắn vào lính dù. Vì sao lại có sự khác biệt lớn như vậy giữa phi công và lính dù? 

Có thể nhận xét một cách đơn giản, lính dù là loại lính thiện chiến và có sức chiến đấu mạnh mẽ, còn phi công lại giống với nhân viên kỹ thuật hơn, họ chỉ có trình độ chuyên môn và kỹ năng vận hành máy bay chiến đấu cao hơn so với lính dù, nhưng khả năng tác chiến chỉ ở mức cơ bản, và hiệu quả chiến đấu thì thường là thấp. 

Vì vậy, các nước có thỏa thuận ngầm với nhau là sẽ bắn những lính dù, nhưng không bắn phi công đã nhảy dù thoát ra từ máy bay.

Phi công là tài sản quý giá nhất

Phi công thường được coi là tài sản quý giá nhất, đất nước phải mất rất nhiều công sức và thời gian mới đào tạo ra được một phi công xuất sắc. Vì vậy, khi gặp một phi công phe địch nhảy dù, phe đối lập thường muốn bắt anh ta làm tù binh hơn là giết anh ta. 

Vì xét cho cùng, điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn: Người phi công hiểu rõ về máy bay chiến đấu và có thể cung cấp nhiều thông tin quý giá về tình hình của phe địch. 

Trên thực tế, vào thời kỳ đầu trong Thế chiến thứ I, việc bắn vào phi công đặc biệt phổ biến. Nhưng sau một thời gian, các cuộc chiến tiếp tục diễn ra, các quốc gia bắt đầu nhận ra rằng phi công thực sự quý hơn máy bay chiến đấu. 

Bởi vì nếu các máy bay bị tiêu diệt, các quốc gia vẫn có thể tiếp tục sản xuất và phát triển các máy bay chiến đấu khác, nhưng nếu các phi công bị tiêu diệt, thì lực lượng để điều khiển các máy bay trên sẽ vơi dần, hoặc không còn nữa; và các quốc gia phải mất ít nhất vài năm để đào tạo ra các phi công mới. Vì vậy tất cả các nước đã dần dần hình thành một sự nhất trí là “không bắn phi công”.

Phi công ‘quý tộc’

Ngoài ra, các trận không chiến trong Thế chiến thứ I đều do Anh và Đức thống lĩnh, và phi công của hai nước hầu hết đều là quý tộc. Những phi công “quý tộc” này thường có tinh thần “hiệp sĩ”, giống như các kỵ sĩ trung cổ trong các cuộc chiến - tức là, không đánh kẻ thù đã ngã ngựa hoặc rơi vũ khí, không giết kẻ địch đã đầu hàng... 

Vì vậy, khi chiến đấu trên không, nếu thấy những người phi công của phe địch đã nhảy dù thoát khỏi máy bay, đối phương thường không nhắm bắn và cố tình để những người phi công đó sống sót. 

Quy tắc ngầm trên dần trở nên phổ biến - giống như việc không bắn vào những những người chăm sóc, hỗ trợ y tế và những người phản ứng đầu tiên trên các chiến trường. Có một câu chuyện nổi tiếng là một ví dụ điển hình cho cái “thông lệ quốc tế bất thành văn” nói trên. 

‘Kẻ thù cũ’ hay ân nhân?

Ngày 20/12/1943, phi công Mỹ Charlie Brown đã lái chiếc B17F, một máy bay ném bom thường được gọi là pháo đài bay trên không, và đã hoàn thành nhiệm vụ ném bom nhà máy quân sự Đức. Nhưng trên đường quay trở lại căn cứ, chiếc B17F đã bị ít nhất 15 máy bay chiến đấu Bf-109 Messerschmitt của Không quân Đức tấn công.

Máy bay ném bom B17F bị hư hỏng nặng, một thành viên phi hành đoàn thiệt mạng và sáu người khác bị thương. Phi công Brown đã cố gắng xoay sở hết sức để đưa thủy thủ đoàn của mình trở về nhà, nhưng sau đó một điều bất ngờ đã xảy ra: một chiếc máy bay chiến đấu của Đức đã áp sát họ, và Brown đã nhìn thấy mắt của phi công đối phương. 

Xạ thủ của phi hành đoàn Brown đã chĩa súng máy vào máy bay chiến đấu của Đức, nhưng phía bên kia, phi công Đức dường như không có ý định phát động tấn công, thay vào đó, họ vẫy tay và làm nhiều cử chỉ khác nhau, dường như muốn nói với Brown điều gì đó.

Hóa ra anh ta vẫy tay ra hiệu rằng máy bay ném bom Mỹ cần phải bám theo mình. Thay vì bắn hạ hay bắt chiếc B17F này, phi công Đức lại yêu cầu họ rời khỏi không phận Đức và rời khỏi trận địa.

Trong hơn 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Brown đã cố tìm kiếm “kẻ thù cũ” - cũng là vị ân nhân của mình. 

Ông Brown đã đăng thông tin tìm kiếm người mất tích trên các báo. Lúc này, viên phi công người Đức từng sống ở Canada nhiều năm đã nhìn thấy thông báo này, cuối cùng hai “kẻ thù cũ” trên chiến trường cũng gặp lại nhau và trở thành bạn của nhau. 

Hóa ra, phi công người Đức này tên là Franz Stiegler, lúc ấy 26 tuổi, anh là phi công xuất sắc của Không quân Đức, đã 22 lần bắn hạ máy bay chiến đấu của quân Đồng minh, và nếu bắn rơi thêm một chiếc nữa thì anh ta sẽ nhận được huy chương của Đức Quốc xã.

Trong trường hợp đó, thay vì bắn hạ máy bay địch để được vinh danh, anh đã đưa ra lựa chọn tha mạng cho kẻ thù.

Chiến đấu trong danh dự

Franz Stiegler kể lại rằng lúc đó anh đã nghĩ đến người hướng dẫn - đã từng nói với mình một cách nghiêm túc trong nhiệm vụ đầu tiên: "Mọi thứ ở đây sẽ là vinh dự của cậu. Nhưng nếu tôi nghe thấy hoặc phát hiện ra rằng cậu đã bắn vào một người phi công đang nhảy dù, thì chính tôi sẽ giết cậu".

Trên thực tế, đây không phải là một ngoại lệ, trong Thế chiến thứ II, nhìn chung quân đội Đức đã tuân thủ các quy tắc chiến tranh khá tốt. Nhiều sĩ quan Không quân Đức đã nói với cấp dưới của họ: “Khi phi công nào bắn vào một phi công nhảy dù của đối phương, tôi sẽ bắn hạ máy bay chiến đấu của người đó”.

Câu chuyện của Brown - một người lính Đồng minh, quả thực rất cảm động, và chứng minh một điều rằng: Giữa sự ác liệt của chiến trận, giữa lằn ranh của sự sống và cái chết, những người lính vẫn có thể “thông cảm” cho nhau và chiến đấu trong danh dự, dù họ ở hai bên chiến tuyến. 

Tất nhiên, trong môi trường chiến đấu khắc nghiệt, một số người vẫn tiếp tục phá vỡ quy tắc này.

Một ví dụ cho việc phá vỡ quy tắc trên là trường hợp của Pokreshkin - con át chủ bài của Lực lượng Không quân Liên Xô, đã bắn rơi 59 máy bay Đức và ba lần giành được danh hiệu "Anh hùng Liên Xô". Ông kể lại quá trình bắn chết phi công Đức trong hồi ký của mình:

“Tại cao độ mà tôi đang bay, có một số chiếc dù rơi lơ lửng. Đây là kẻ thù đã nhảy dù từ chiếc máy bay địch bị bắn rơi, nhưng những chiếc dù này khiến tôi nhớ đến Ostrovsky (con trai của Pokreshkin) đã bị kẻ thù bắn chết giữa không trung.

Ostrovsky thân yêu nhất của tôi đã thiệt mạng khi đang nhảy dù để thoát thân, khi nghĩ đến điều này, tôi rất tức giận, ngay lập tức tôi lái máy bay đến chỗ kẻ thù đang nhảy dù và ấn chặt tay cầm súng bắn. Tôi không muốn cái luật chết tiệt đó”.

Những sự kiện vi phạm quy tắc này thực sự xảy ra trên mọi chiến trường, cho dù là đơn lẻ. Bởi vì suy cho cùng, chiến tranh rất tàn khốc và nhẫn tâm. 

Nhưng hầu hết các phi công sẽ cố gắng tuân thủ các nguyên tắc không được bắn vào đối phương đang nhảy dù, bởi vì để người khác sống sót, chính là để dành một con đường sống cho chính họ sau này - khi rơi vào hoàn cảnh tương tự. 

Là người lính, chiến tranh là một cuộc chiến sinh tử. Việc người lính anh dũng chiến đấu với kẻ thù trên chiến trường là lẽ đương nhiên. Nhưng suy cho cùng, con người luôn có tình cảm, lương tri, chứ không phải loài cầm thú; và bản chất “thiện lương” của con người cũng tỏa sáng rực rỡ trên chiến trường khắc nghiệt. 

Tất nhiên, tránh được chiến tranh là lựa chọn tốt nhất cho cả toàn nhân loại. Bởi tất cả chúng ta đều muốn bắt tay nhau, ôm lấy nhau, hơn là cầm súng chĩa vào nhau.

Hoa Long

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP