“Người máy” 3.000 năm trước khác robot ngày nay như thế nào?

“Người máy” 3.000 năm trước khác robot ngày nay như thế nào?

“Người máy” 3.000 năm trước khác robot ngày nay như thế nào?

“Người máy” 3.000 năm trước khác robot ngày nay như thế nào?

“Người máy” 3.000 năm trước khác robot ngày nay như thế nào?
“Người máy” 3.000 năm trước khác robot ngày nay như thế nào?
Thứ sáu, 29-03-2024 03:50, (GMT+07:00)
“Người máy” 3.000 năm trước khác robot ngày nay như thế nào?
05-10-2021 13:59

Mục Vương kinh ngạc chăm chú nhìn nó, chạy nhanh, đi thong thả, cúi đầu, ngẩng đầu... bộ dáng đều trông y như người thật. Điều càng xảo diệu hơn là, chỉ cần chạm nhẹ vào mặt của nó, nó liền sẽ hát lời đúng âm luật; nâng tay của nó lên, nó sẽ đi theo nhịp khiêu vũ...

'Người máy' 3.000 năm trước khác robot ngày nay như thế nào?

Trâu gỗ ngựa máy của Gia Cát Lượng. (Bản vẽ: Winnie Wang / Vision Times)

Thuật ngữ "người máy" thực sự không thích hợp lắm để chỉ hình nộm do cổ nhân tạo ra vào thời cổ đại. Bởi vì chúng rõ ràng là khác với những con robot ngày nay, chỉ là chúng ta không tìm thấy một từ nào có thể thay thế tạm thời cho nó. Chúng so với những người máy ngày nay rõ ràng là có sự khác biệt, bởi vì chúng dường như cũng có một phần sinh mệnh.

"Người máy" do Yển Sư chế tạo

Chu Mục Vương đi tuần về phía tây, vượt qua núi Côn Luân, đến dãy núi Yểm Tư vào lúc mặt trời lặn. Sau đó trở về, khi chưa đến địa khu Trung Nguyên thì trên đường có người tình nguyện kính dâng kỹ nghệ của mình cho Mục Vương. Người này tên là Yển Sư. Mục Vương triệu kiến ông ta, hỏi: "Ngươi có tài năng gì?"

Yển Sư nói: "Thần có thể làm theo bất kỳ ý tưởng nào của đại vương. Nhưng thần đã tạo ra được một đồ vật, hi vọng đại vương có thể thưởng thức trước một chút".

Mục Vương nói: "Mấy ngày nữa ngươi đem nó đến, ta và ngươi sẽ cùng thưởng thức".

Ngày hôm sau, Yển Sư lại tới bái kiến Mục Vương. Mục Vương tiếp kiến ông ta và nói: "Đi cùng ngươi đến là ai vậy?"

Yển Sư trả lời: "Là một người mà thần đã chế tạo ra, có thể ca hát và nhảy múa".

Mục Vương kinh ngạc chăm chú nhìn nó, chạy nhanh, đi thong thả, cúi đầu, ngẩng đầu... bộ dáng đều trông y như người thật. Điều càng xảo diệu hơn chính là, chỉ cần chạm nhẹ vào mặt của nó, nó liền sẽ hát bài hát đúng âm luật; nâng tay của nó lên, nó sẽ đi theo nhịp khiêu vũ. Thật sự là thiên biến vạn hóa, tùy tâm sở dục.

Mục Vương coi nó là một người thật, liền chào hỏi và mời vào nội cung cho các phi tần cùng nhau thưởng thức. Khi màn biểu diễn sắp kết thúc, nghệ nhân kia chớp động ánh mắt của mình quyến rũ người thị thiếp ngồi bên cạnh Mục Vương.

Chứng kiến cảnh này, Mục Vương rất tức giận, lập tức muốn tru sát Yển Sư.

Yển Sư sợ hãi, ngay lập tức tháo dỡ nghệ nhân kia cho Mục Vương xem, hóa ra đều là dùng da, gỗ, nhựa cao su, sơn, đá phấn trắng, than đen, chu sa, màu chàm... hợp lại mà thành.

Mục Vương cẩn thận tiến hành kiểm tra: bên trong thân thể có lá gan, túi mật, tim, phổi, tỳ, thận, ruột, dạ dày; bên ngoài cơ thể cũng có gân cốt, xương, da lông, răng và tóc, mặc dù đều được làm bằng những vật dụng khác nhau, nhưng không gì là không có. Sau đó, lại đem lắp ráp hoàn chỉnh một lần nữa, thì nó lại trở thành một nghệ nhân giống như lúc trước. 

Mục Vương thử bỏ trái tim của nó ra, thì miệng của nó lập tức không còn biết nói chuyện; Thử bỏ lá gan đi, con mắt của nó không còn nhìn thấy; Thử bỏ quả thận đi, chân của nó không còn biết đi. 

(Theo "Liệt tử - Thang vấn")

Hai con đường khoa học khác biệt

Có một sự khác biệt rõ ràng giữa con đường khoa học ngày nay và khoa học Trung Quốc cổ đại. Ví dụ, robot nhân tạo ngày nay không có cơ quan nội tạng, chúng chỉ là một tập hợp các mạch điện cộng với một số máy cảm biến và cơ cấu chấp hành. Nói một cách chính xác thì bề ngoài giống người, nhưng kết cấu bên trong là khác biệt.

Robot nhân tạo ngày nay không có cơ quan nội tạng, chúng chỉ là một tập hợp các mạch điện cộng với một số máy cảm biến và cơ cấu chấp hành. (Ảnh: Flickr)

Robot nhân tạo ngày nay không có cơ quan nội tạng, chúng chỉ là một tập hợp các mạch điện cộng với một số máy cảm biến và cơ cấu chấp hành. (Ảnh: Flickr)

Còn người máy do Yển Sư chế tạo ra thì hoàn toàn khác. Nó có tất cả những gì mà con người có, điều rất thần kỳ chính là các cơ quan nội tạng của nó so với các chức năng của nhân thể là tương thông với nhau. "Bỏ trái tim của nó ra, thì miệng của nó lập tức không còn biết nói chuyện; Thử bỏ lá gan đi, con mắt của nó không còn nhìn thấy; Thử bỏ quả thận đi, chân của nó không còn biết đi". 

Có lẽ sẽ có người hoài nghi, một cái dùng da, gỗ, nhựa cao su, sơn, đá, phấn trắng, than đen, chu sa, màu chàm... hợp lại mà thành nhân thể, vì sao lại có thể có chức năng giống như con người? Đại khái là cho rằng chuyện này là bịa đặt. 

Kỳ thực hoàn toàn không phải là bịa đặt. Tại không gian khác, là có một sinh mệnh rất giống với con người bám vào nó (người máy kia), khi bỏ đi một bộ phận nào đó của nó, thì chức năng kia bởi vì không còn chỗ ở nên cũng mất đi. 

Năm xưa Lỗ Ban tạo ra con đại bàng gỗ, còn có máy đo địa chấn của Trương Hành, trâu gỗ ngựa máy của Gia Cát Lượng... Tất cả chúng đều có loại sinh mệnh tương tự ở phía trên. Ở phía nam Trung Quốc, từng có thầy cản thi, đằng sau nó cũng là có nhân tố tương tự.

Gia Cát Lượng chế tạo "trâu gỗ ngựa máy” để vận chuyển lương thực, Tư Mã Ý cảm thấy vật này rất hữu dụng nên cũng trộm “trâu gỗ ngựa máy". Tuy nhiên phiên bản "trâu gỗ ngựa máy”của Tư Mã Ý lại không hoàn thiện, không sánh được với nguyên bản của Gia Cát Lượng. 

Tư Mã Ý nói: “Trâu gỗ ngựa máy của Gia Cát Lượng, đánh một chày có thể đi được 300 bước. Ta cũng chế tạo trâu gỗ ngựa gỗ, nhưng đánh một chày chỉ đi có vài bước. Gia Cát Lượng có diệu pháp nào chăng?”.

Chu Thương cười nói: “Trâu gỗ ngựa máy của Quân sư chúng tôi ấy à, người cầm chày chỉ cần niệm Kinh trâu gỗ ngựa máy là đi thôi”.

Trong bức thư gửi Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng viết rằng: “Tướng tài từ thời cổ đại, có thể chế tạo trâu gỗ ngựa máy thì chưa tới năm người. Ngài là danh tướng của nước Ngụy, lại đi hỏi ta học Kinh trâu gỗ ngựa gỗ, hậu nhân chẳng phải sẽ cười chê ư!” 

Thời Trung Quốc cổ đại có rất nhiều kỹ nghệ, hầu hết đều có quy định rõ ràng, còn có một số tâm pháp khẩu truyền tâm thụ, ví như “Thái cực quyền tâm pháp” đã thất truyền. Rất nhiều bậc thầy kỹ năng cao siêu, tìm không được người kế thừa có phẩm hạnh như ý, thì thà đem theo kỹ năng ấy xuống mồ chứ không tùy tiện truyền cho ai khác.

Từ lá thư của Gia Cát Lượng chế giễu Tư Mã Ý, đại khái cũng có thể hiểu được “Kinh trâu gỗ ngựa máy” không phải là điều có thể tùy ý truyền cho bất cứ ai. “Kinh trâu gỗ ngựa máy” cũng giống như một loại bùa chú. Người tu hành bắt quyết niệm chú có thể sai khiến được quỷ thần, những câu chuyện như thế này trong các thư tịch cổ cũng không phải là hiếm.

Đây là phương thức của khoa học kỹ thuật thời Trung Quốc cổ đại, trực tiếp tập trung vào mặt sinh mệnh nhân thể mà tiến hành nghiên cứu. Đằng sau rất nhiều đồ vật cũng có nhân số sinh mệnh. Từ đó có thể thấy được rằng phương pháp khoa học kỹ thuật của cổ nhân vượt xa khoa học công nghệ hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, thủ pháp khoa học kỹ thuật cổ xưa kia có yêu cầu tiêu chuẩn đạo đức cao, nhưng con người ngày nay không đáp ứng được các tiêu chuẩn này, và khiến nó dần biến mất.

Lý Tuệ
Theo Vision Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP