Mối liên hệ thần kỳ giữa người Di với văn hóa Tam Tinh Đôi và văn hóa Maya

Mối liên hệ thần kỳ giữa người Di với văn hóa Tam Tinh Đôi và văn hóa Maya

Mối liên hệ thần kỳ giữa người Di với văn hóa Tam Tinh Đôi và văn hóa Maya

Mối liên hệ thần kỳ giữa người Di với văn hóa Tam Tinh Đôi và văn hóa Maya

Mối liên hệ thần kỳ giữa người Di với văn hóa Tam Tinh Đôi và văn hóa Maya
Mối liên hệ thần kỳ giữa người Di với văn hóa Tam Tinh Đôi và văn hóa Maya
Thứ sáu, 19-04-2024 16:09, (GMT+07:00)
Mối liên hệ thần kỳ giữa người Di với văn hóa Tam Tinh Đôi và văn hóa Maya
28-12-2021 10:18

Ảnh ghép minh hoạ.

Xin chào tất cả các bạn. Trong các kỳ trước chúng tôi đã từng giới thiệu với các bạn câu chuyện về những người tái chuyển sinh ở Đồng Trại, Hồ Nam. Mọi người đều nghĩ rằng nó thật thần kỳ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một nhóm dân tộc thiểu số thần kỳ khác, dân tộc Di (Yi) đến từ Đại Sơn, tỉnh Vân Nam…

Dân tộc Di là dân tộc lớn thứ sáu ở Trung Quốc, nhiều thế hệ người Di đều cư ngụ ở cao nguyên Vân Quý, phía tây nam Trung Quốc, và là một trong những dân tộc cổ lão nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, căn cứ trên những phát hiện khảo cổ học gần đây, một số nhà sử học cho rằng, tộc người Di rất có khả năng đã từng phân bố rộng khắp Trung Hoa đại địa. Tại sao có thể nói như vậy? Bằng chứng chính là, chữ Di cổ là một trong những văn tự cổ đại nhất trên thế giới. Chữ Di cổ thuộc về chữ tượng hình, tức là nó với chữ Hán là một hệ thống, và cũng giống như chữ Hán cổ, nó được viết theo cột dọc, không có các dạng tiêu điểm phù hiệu. Hơn nữa, nó đã tồn tại từ những niên đại vô cùng xa xưa, mà theo ông Lưu Trí Nhất, một chuyên gia danh tiếng nghiên cứu văn tự dân tộc, chữ Di đã có lịch sử gần một vạn năm.

Ngôn ngữ Di cổ đạiChìa khóa vạn năng của giới Khảo cổ học

Năm 1954, di chỉ Bán Pha ở Tây An được khai quật, đây thuộc về một đại biểu điển hình cho di chỉ thôn làng thời đại đồ đá mới, đến nay đã có lịch sử từ sáu đến bảy nghìn năm. Trong số các văn vật khai quật được có một số đồ gốm quý vẽ hoa văn được cho là “giống với văn tự cổ”. Nhưng khi ấy không ai có thể giải mã nó. Sau đó, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những ký hiệu tương tự trên đồ gốm từ các di chỉ thời kỳ thượng cổ khác, và những ký hiệu này đã trở thành chủ đề tranh luận không ngừng trong giới học thuật. Mặc dù đại bộ phận các nhà phân tích tin rằng các phù hiệu khắc họa trên đồ gốm cổ có khả năng là văn tự, nhưng những văn tự nguyên thủy đó nên được hiểu thế nào thì vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp trong giới học thuật.

Bát gốm có trang trí họa tiết con người và cá. (Nguồn: Wiki)

Bí ẩn này mãi đến những năm 1980 mới được giải khai. Học giả Lý Kiều tin rằng chữ Di và văn hóa Trung Nguyên có quan hệ mật thiết, ông mang 32 dạng bản phù hiệu mẫu về Vân Nam, nhờ lão tế ti của tộc Di, cụ Lý Bát Nhất Côn, nhận dạng. Kết quả là cụ Lý Bát Nhất Côn đã đọc được 23 phù hiệu trong đó, tỷ lệ nhận dạng được chữ là 72%. Phát hiện của Lý Kiều đã gây chấn động sau khi tạp chí “Vân Nam dân tộc” xuất bản, các khoa học gia nghiên cứu chữ Di vui mừng đến di chỉ Bán Phá để khảo chứng, kết quả phát hiện có 54% các phù hiệu và hình tự, chữ, ý của văn tự Di cổ tương đồng hoặc tương tự, trong đó giáo sư Vương Kế Siêu, chuyên gia chữ Di có thể đọc được 70% các phù hiệu, tương đương với lão tế ti Lý Bát Nhất Côn.  

Kể từ đó trở đi, ngôn ngữ Di cổ đại từng chôn sâu dưới lòng đất nay lại được công chúng biết đến. Tính đến cuối tháng 12-2008, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những “phù hiệu” có thể giải nghĩa bằng ngôn ngữ Di cổ trên các văn vật khai quật ở 29 tỉnh, thành, huyện trên toàn Trung Quốc. Những “phù hiệu” mà trước đây luôn được coi là “văn tự không thể giải thích được”, hoặc “văn tự văn minh tiền sử lưu lại”, hoặc thậm chí là “mật mã thông tin do người ngoài hành tinh lưu lại cho người địa cầu”. Giờ đây, ngôn ngữ Di cổ đại giống như một chiếc chìa khóa then chốt trong thế giới khảo cổ học, dường như tất cả các phù hiệu cổ đại không thể đọc được, bất luận niên đại cửu viễn ra sao, đều có thể tìm thấy đáp án thông qua ngôn ngữ Di.

Ví dụ, các phù hiệu trên đồ gốm được khai quật tại di chỉ Đại Địa Loan ở Cam Túc. Lô gốm màu đỏ tím này có lịch sử khoảng 8 ngàn năm, các học giả đã giải nghĩa được 30 trong số 36 ký hiệu trong ngôn ngữ Di cổ, và tỷ lệ giải nghĩa được đạt tới 83,3%. Các học giả tin rằng, từ việc sử dụng lặp đi lặp lại những phù hiệu này mà xét, các phù hiệu trên tấm bùa hộ mệnh bằng gốm màu của Đại Địa Loan đã là những văn tự khá thành thục.

Phát hiện này khiến người ta rất sửng sốt. Vì sự xuất hiện của văn tự đã đánh dấu sự hình thành của một nền văn minh đã phát triển. Ngoài ra, trên di chỉ còn có một tòa nhà kiểu cung điện, tổng diện tích 420m2, bố cục quy chỉnh, chủ thứ phân minh, nền của chính cung dùng phương thức tựa như đổ bê tông mà thành. Các nhà khảo cổ thậm chí còn khai quật được các công cụ đo lường chia độ thập phân. Có vẻ như tổ tiên của thời kỳ “man rợ” 8000 năm trước chẳng hề man rợ chút nào.

Chữ Di cổ và mối liên hệ với di chỉ văn hóa Tam Tinh Đôi

Niên đại của di chỉ Tam Tinh Đôi cách đây từ 3000 đến 5000 năm, cũng chính là thời kỳ từ Tam Hoàng Ngũ Đế đến thời nhà Hạ và nhà Thương. Có rất nhiều các văn vật tinh mỹ khác nhau được khai quật ở đây, chẳng hạn như mặt nạ vàng kim, khí cụ bằng đồng và nhiều miếng ngọc tinh mỹ, tất cả đều chứng minh rằng lưu vực sông Dương Tử trong thời kỳ này đã từng có một nền văn minh phát triển đến cao độ. Tuy nhiên, nền văn minh này đã phát triển như thế nào vẫn luôn là một bí ẩn.

Mặt nạ đồng Tam Tinh Đôi. (Nguồn: Wiki)

Năm 2001, Á Dư Thiết Nhật, người đang nghiên cứu phân loại các chữ Di cổ, đã lần đầu đến Tam Tinh Đôi. Đối diện với các văn vật Tam Tinh Đôi tinh mỹ, trong sự ngạc nhiên của mình, ông kinh ngạc phát hiện, những nhân tượng, mặt nạ và trang sức, phục sức truyền thống của họ so với người tộc Di là thập phần tương tự. Ví dụ, chiếc mặt nạ với “cột ăng-ten” trên đầu này rất giống với chiếc mũ pháp quan của tộc Di. Khi nhìn thấy bảy phù hiệu được khắc họa trên đồ gốm Tam Tinh Đôi mà mọi người đều cho là nan giải vào thời điểm đó, ông đã đọc chúng ra một cách dễ dàng. Bởi vì 7 phù hiệu này thường xuất hiện trong các văn tự Di cổ, ý nghĩa của chúng là: “Thiên địa âm dương”, “Lưỡng cá”, “Nhân loại”, “Đôi mắt”, “Tổ tiên”, “Mặt người” và “Trí huệ”.

Á Dư Thiết Nhật cho rằng đây khẳng định không phải là một “sự trùng hợp ngẫu nhiên”. Văn hóa Tam Tinh Đôi và tộc Di có thể có chung một số căn nguyên. Kể từ đó, ông bắt đầu đi sâu nghiên cứu các ký hiệu bí ẩn trên các văn vật Tam Tinh Đôi, và phát hiện tổng cộng hơn bốn mươi phù hiệu hoàn toàn có thể được giải thích bằng ngôn ngữ Di cổ đại. Những phù hiệu này thường biểu đạt tin tức về sinh hoạt của nhân loại, chẳng hạn như ngư (cá), ưng (chim ưng), điểu (chim), trùng (côn trùng), và các từ chỉ vật tế tự trong gia tộc. Ngoài ra, hai vị học giả nghiên cứu văn hóa Di tộc khác là Hồ Thành Vinh và Oa Để Tử, cũng đối chiếu các kinh thư Tất Ma của tộc Di để tiến hành giải nghĩa lần lượt 62 phù hiệu trưng bày trong Bảo tàng Tam Tinh Đôi.

Một vị học giả tộc Di khác, An Đông, cũng phát biểu một luận văn mang tựa đề: “Giả tưởng, xuất phát từ Tam Tinh Đôi” vào năm 2010, luận chứng lý do tại sao các hiện vật được khai quật ở Tam Tinh Đôi, chẳng hạn như tượng điểu quặp thân người, cây trượng vàng, ngọc chương, cây thần bằng đồng và mặt nạ mắt phóng, v.v. đều có thể tìm thấy những vật đối ứng cụ thể ở tộc Di. Ví dụ, cây thần bằng đồng mười phần tương tự hình tượng cây truyền thống là cây bách sam mà người Di làm khi cúng tế tổ tiên. Các tượng chim trên cây thần cũng tương tự như hình chim được làm từ gỗ phiến trên cây truyền thống của tộc Di.

Mặc dù giới học thuật hiện tại vẫn giữ thái độ bảo lưu, nhưng ngày càng nhiều chuyên gia có xu hướng tin rằng nền văn minh Tam Tinh Đôi và người Di cổ đại có cùng nguồn gốc sâu xa, hoặc có thể là đồng nguyên đồng tộc, và cả hai đều đến từ cùng một nền văn minh tiền sử đã phát triển cao độ.

Sự tương hợp thần kỳ giữa lịch Di và lịch Maya

Ngoài ngôn ngữ Di cổ đại, lịch pháp cũng được coi là ‘một viên bảo ngọc’ kỳ diệu khác trong văn hóa của dân tộc Di. Bởi vì người Di đã sáng lập ra một loại lịch pháp tiên tiến và khoa học từ ​​8 ngàn năm trước, đó chính là “Lịch Mặt Trời 10 tháng”, hay là “Dương Lịch 10 tháng”.

Lịch của người Maya. (Nguồn: Wiki)

“Dương lịch 10 tháng” tính mỗi năm có mười tháng, một tháng là 36 ngày, mười tháng là 360 ngày, bình quân cộng thêm 5 ngày nữa vào năm trung bình. Cứ bốn năm lại có một năm nhuận cộng thêm 6 ngày, như vậy trung bình một năm là 365,25 ngày, trùng với chu kỳ 365,25 ngày khi Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời. Con người hiện đại cho rằng tám ngàn năm trước đây, nhân loại còn chưa biết khoan gỗ lấy lửa, làm thế nào họ có thể tính toán chính xác rằng một vòng quay của Trái Đất là 365,25 ngày?

Hơn nữa, “Dương lịch 10 tháng” nhìn thì đơn giản nhưng thực tế không phải vậy. Nó dùng “Dần, Thỏ, Long, Tỵ, Ngọ, Cừu, Khỉ, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, và Ngưu” 12 con vật để ghi ngày, mỗi ba vòng 36 ngày thành một tháng. Cũng dùng ngũ hành Thủy, Hỏa, Mộc, Thổ, Đồng chia năm thành 5 mùa xuân, hạ, trưởng hạ, thu, đông. Mỗi mùa hai tháng, một tháng trống một tháng mái, ví dụ, tháng Giêng được gọi là tháng”Mộc Công”. Vì vậy, 10 tháng dương lịch kỳ thực tương sinh với đạo âm dương ngũ hành.

Giáo sư Lưu Nghiêu Hán, người phát hiện ra “Dương lịch 10 tháng” trong dân gian, đã từng đề cập rằng các học thuyết về âm, dương, ngũ hành và thiên can địa chi trong văn hóa Hán có nguồn gốc từ “Dương lịch 10 tháng”. Mặc dù giới học thuật tin rằng đây chỉ là một suy luận, nhưng không ít chuyên gia tin rằng một số bí ẩn chưa được giải đáp của văn hóa Trung Quốc, chẳng hạn như nguồn gốc thực sự của “Hà Đồ” và “Lạc Thư”, có thể tìm thấy đáp án trong “Dương lịch 10 tháng”, bởi sự tồn tại của nó giống như một khối hóa thạch sống, chứng minh sự tồn tại của nền văn hóa tiền sử.

Tuy nhiên, điều thần kỳ của lịch Di không chỉ dừng lại ở đây. Vào những năm 1980, Lưu Nghiêu Hán và các học giả khác đã phát hiện ra “Lịch Mặt Trăng 18 tháng”, hay là “Âm lịch 18 tháng” của người Di, trước cả “Dương lịch 10 tháng”, ở huyện Vũ Định, khu tự trị tộc Di Sở Hùng, Vân Nam.

“Âm lịch 18 tháng” là một loại lịch pháp thiên văn điển hình, nó sử dụng cuống của chòm sao Bắc Đẩu để chỉ các tiết trong năm, thượng chỉ tiết nhiệt nóng, hạ chỉ tiết đại hàn. 365 ngày của một chu kỳ chuyển hoán nhiệt hàn được chia thành 18 thời kỳ, mỗi kỳ là 20 ngày, tổng cộng 360 ngày, 5 ngày còn lại là ngày kiêng kỵ hay còn gọi là “ngày tế tự”. Mỗi tháng trong năm, mỗi ngày trong tháng, đều có tên riêng. Ví dụ, ngày 1 tháng Giêng là ngày Phong suy Nguyệt khai.

Rõ ràng, người Di cổ đại cách đây 8000 năm đã phát hiện ra rằng có mối liên hệ giữa sự thay đổi các mùa trên Trái Đất và sự thay đổi vị trí của các thiên thể, và họ bắt đầu quan sát các vì sao. Trên thực tế, loại lịch pháp này cũng là lịch pháp chuyên dụng của các chiêm tinh sư của tộc Di, được các thầy tế tự tộc Di khẩu truyền từ đời này sang đời khác mà lưu lại.

Năm 1992, khi tin tức giáo sư Lưu Nghiêu Hán và những người khác phát hiện ra “Âm lịch 18 tháng” của tộc Di được tiết lộ, những người Mexico ở cách đó hàng nghìn dặm đã sửng sốt. Tại sao? Bởi vì người Maya của Châu Mỹ cũng sử dụng “Âm Lịch 18 tháng”, mỗi tháng 20 ngày, được gọi là lịch Haab, cả hai bộ lịch giống hệt nhau. Ngay cả ngày mà người da đỏ Mexico tế tự Thần Mặt trời, 24 tháng 6, cũng là trùng ngày với một trong những lễ hội long trọng nhất của người Di, Lễ hội đuốc. Kim tự tháp mà người Di dùng để tế tự, tục gọi là “Hướng Thiên phần”, cũng có ngoại hình tương tự như kim tự tháp của người Maya, chính là có 3 bệ, bệ dưới cùng lớn nhất, bên trên đặt hai bệ, càng lên càng nhỏ dần, hình thành một hình đài tọa Địa hướng Thiên.

Còn một điểm nữa không thể không đề cập. Bởi vì hiện nay giới sử học đã công nhận rằng người da đỏ châu Mỹ thuộc về chủng tộc da vàng, và có lẽ họ đến từ châu Á. Nền văn minh Maya ở châu Mỹ bắt nguồn từ năm 2000 trước Công nguyên, chính là gần thời kỳ Đại Hồng Thủy như được đề cập trong ‘Kinh Thánh’. Những điểm tương đồng giữa người Di và người Maya cho thấy giữa hai nền văn minh có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Còn về việc liệu có phải người Di cổ đại chạy nạn sang châu Mỹ trong thời kỳ Đại Hồng Thủy hay không, và làm cách nào để họ vượt qua muôn trùng đại dương vẫn là bí ẩn chưa được giải đáp.

Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể biết là đại địa của người Hoa Hạ thời kỳ thượng cổ không hề hoang dã man rợ. Hoặc có thể là Trung Nguyên đại địa chưa bao giờ hoang dã man rợ. Sự thay thế của các nền văn minh cũng giống như sự hoán chuyển của các triều đại, bạn đã ca xong thì tôi đăng trường sân khấu. Trước khi nền văn minh Hoa Hạ do Viêm – Hoàng nhị đế cùng nhau sáng tạo, nền văn minh của tộc người Di có thể đã từng thống trị vùng Trung Nguyên, do đó các văn tự của họ mới tán lạc khắp nơi như vậy. Sau đó, họ rút lui khỏi khán đài lịch sử, một phần thị tộc tránh về biên giới phía nam, một phần thị tộc viễn tẩu hải ngoại. Chân thực của lịch sử có thể là như vậy không?

Xem thêm:

VIDEO: ‘Cổng vòm Darwin’ sụp đổ – các loài sinh vật trên đảo không phải do tiến hóa mà thành?

 

Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Đăng theo ĐKN

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP