Lũ lụt Trịnh Châu, sự thật lạnh lùng sau dòng lũ xiết

Lũ lụt Trịnh Châu, sự thật lạnh lùng sau dòng lũ xiết

Lũ lụt Trịnh Châu, sự thật lạnh lùng sau dòng lũ xiết

Lũ lụt Trịnh Châu, sự thật lạnh lùng sau dòng lũ xiết

Lũ lụt Trịnh Châu, sự thật lạnh lùng sau dòng lũ xiết
Lũ lụt Trịnh Châu, sự thật lạnh lùng sau dòng lũ xiết
Thứ năm, 28-03-2024 16:09, (GMT+07:00)
Lũ lụt Trịnh Châu, sự thật lạnh lùng sau dòng lũ xiết
27-07-2021 19:08

Ngày 20 tháng 7 năm 2021, thành phố Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam đã hứng chịu một thảm họa lũ lụt hy hữu, toàn bộ thành phố bị tàn phá bởi dòng nước chảy xiết, cướp đi sinh mạng được cho là hàng nghìn người.

Thảm họa thiên tai "nghìn năm có một"?

Mới đây, một đoạn video do người dân ở Trịnh Châu đăng tải đã cho thấy, cơn sóng vàng cuốn trôi dân chúng và xe cộ, ngập đường hầm trên đường Kinh Quảng, tràn vào tàu điện ngầm và nuốt chửng những đoàn tàu vẫn đang hoạt động với tốc độ nhanh, nước ngập đến ngực của nhiều hành khách trên tàu.

Trong khoang tàu đầy nước, tối om ngột ngạt ấy, họ đứng lặng lẽ nhìn nhau với ánh mắt vô vọng và bất lực, một sự im lặng đáng sợ, chỉ có âm thanh của nước lũ là không ngừng ào ào chảy xiết, len lỏi qua các khe hở của tàu điện ngầm, mực nước bên ngoài bắt đầu cao hơn trong khoang tàu, có người giơ tay chạm lên tấm kính thành tàu, chỉ thấy mực nước bên ngoài đã cao hơn tầm tay, mỗi người đều giơ một tay nắm chặt tay nắm bên trên thanh sắt để không ngã hay trôi đi, đó là sự bấu víu tồn tại duy nhất lúc ấy… Có lẽ sẽ nhanh chóng nhấn chìm tất cả, cảm giác đếm ngược từng giây của những con người dưới lòng đất thật kinh hoàng…

Tác giả của đoạn video này có thể sống sót hoặc có thể đã ra đi mãi mãi theo dòng lũ, và đoạn video ngắn ngủi này là một trong những kiến chứng đem lại sự thực cho chúng ta.

Sau khi lũ rút, lộ ra vô số thi thể các nạn nhân nằm la liệt trên đường phố và các ga tàu điện ngầm, lượng lớn phương tiện bị lật đổ chất đống ngổn ngang trên đường, nhiều phương tiện còn chìm trong nước, quang cảnh hỗn độn không khác gì vừa trải qua một cuộc chiến. Trận lũ lụt lần này đã gây ra những tổn thất khôn lường về người và của.

Ảnh chụp màn hình các nạn nhân tại tàu điện ngầm Trịnh Châu.
Hình 1: Ảnh chụp màn hình các nạn nhân tại tàu điện ngầm Trịnh Châu.

Mặc dù đại thảm họa đặc biệt ở Trịnh Châu đã trở thành tiêu đề trang nhất của nhiều kênh truyền thông quốc tế, nhưng các phương tiện truyền thông chính thức lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố gắng hết sức tránh né. Ví như: CCTV, Truyền hình vệ tinh Hà Nam, v.v., vẫn xem như không có liên quan gì, vẫn ca múa mừng cảnh thái bình, chỉ tập trung vào lũ lụt ở Châu Âu và phát “Bộ phim truyền hình chống Nhật Bản”. Trong khi phương tiện truyền thông của ĐCSTQ là tờ “Nhân dân Nhật báo” đề cập đến lũ lụt ở Hà Nam trên ấn bản thứ bảy, nhấn mạnh rằng: “Hà Nam có lượng mưa lớn, nhiều nơi và các cơ quan ban ngành đã có biện pháp đối phó”, truyền tải ra rả cái gọi là “năng lượng tích cực”.

Đồng thời, các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đều quy thảm họa ở Trịnh Châu là do “thiên tai”, đặc biệt là chính quyền Hà Nam cố tình phóng đại quy mô lượng mưa, gọi trận lụt thảm khốc này là “ngàn năm có một”, và thậm chí còn tệ hơn “5.000 năm có một”. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trận lũ lụt này là “nhân họa” - một thảm họa do con người tạo ra.

Mực nước ở Trịnh Châu tăng vút theo dòng lũ ào ạt

Vào ngày 21, một video trực tiếp về quá trình phát triển lũ lụt ở Trịnh Châu đã được người dân tải lên Internet. Qua màn hình video có thể thấy lúc 13g40 chiều ngày 20, mặc dù trời mưa to ở trung tâm Trịnh Châu nhưng không có nhiều nước trên đường, xe vẫn chạy bình thường (Hình 2, phía trên bên trái). Tuy nhiên, chỉ trong hơn nửa giờ ngắn ngủi, toàn bộ con đường ở trung tâm thành phố Trịnh Châu bất ngờ bị ngập lụt, đến 14g20, nước trên đường dâng cao đã khiến một số xe buýt bị hỏng (Hình 2, phía trên bên phải).

Hình 2: Vào ngày 20 tháng 7 năm 2021, người dân Trịnh Châu đã quay được cảnh lũ lụt, mực nước đột ngột tăng vọt trong vòng nửa giờ, dòng nước chảy xiết. (Nguồn qua minghui)

Một tiếng đồng hồ nữa trôi qua, vào lúc 15g20, trung tâm thành phố Trịnh Châu gần như trở thành một đại dương bao la, tất cả các phương tiện bị ngập trong nước lũ đều hỏng hóc (Hình 2, phía dưới bên trái). Vào lúc 17g30, toàn bộ thành phố Trịnh Châu bị lũ tàn phá, xe cộ và người dân liên tục bị cuốn trôi bởi những dòng nước xiết trên đường (Hình 2, phía dưới bên phải).

Từ nhiều đoạn video đăng tải trên mạng, có thể thấy dòng lũ ở thành phố Trịnh Châu đang ở mức rất cao, có người phụ nữ tóc dài, người cha và con nhỏ bị cuốn xuống đường, họ không thể đứng dậy mà nhanh chóng bị cuốn phăng đi, và một số lượng lớn phương tiện cũng bị dòng nước lũ màu vàng cuốn trôi đi tứ phía. Tình trạng này hoàn toàn không giống như nạn “ngập úng” mà các kênh truyền thông của ĐCSTQ tuyên truyền, mà dường như lũ lụt là do thay đổi dòng chảy của sông Hoàng Hà và xả lũ từ các hồ chứa.

Trịnh Châu là vùng đồng bằng, bốn phía không có núi, địa hình bằng phẳng, lượng mưa lớn thì nước sẽ dồn dần từ dưới lên trên gây ngập úng; tuy nhiên đã có một trận lũ lớn bất ngờ ập đến ở khu vực đô thị, hơn nữa dòng nước tăng vút đột ngột và chảy xiết, điều đó chỉ thường xảy ra khi xả lũ.

Thật vậy, đến sáng ngày 21, hầu hết lũ ở đô thị đã rút, nhiều tuyến đường phố không còn nhiều nước ngập. Sự đến và đi vội vã này không phù hợp với đặc điểm của “ngập úng”, mà giống như một “vị khách không mời” - vượt đỉnh lũ do xả lũ.

“Xả lũ mà không cảnh báo” - thông báo chính thức rò rỉ việc ĐCSTQ coi mạng người như cỏ rác

Chắc chắn rồi, thông báo chính thức của ĐCSTQ bị phơi bày trên Internet đã chứng minh cho việc “xả lũ mà không cảnh báo” của chính quyền. Vào lúc 1 giờ sáng ngày 21, tài khoản WeChat chính thức của Ban Tuyên truyền Trịnh Châu của ĐCSTQ đã đăng một thông báo rằng: “Do lượng mưa lớn ở Trịnh Châu và lượng nước lớn ở thượng nguồn, tình hình kiểm soát lũ của Hồ chứa Thường Trang Trịnh Châu rất nghiêm trọng, bắt đầu xả lũ lúc 10h30 sáng ngày 20, tính đến 21g34, mực nước thực của hồ là 130,54 mét, mực nước vượt lũ 3,05 mét, mực nước cao nhất của ngày đã giảm 70 cm.” (Hình 2, bên trái).

Ảnh 3: Lũ lụt Trịnh Châu năm 2021, Trung Cộng “xả lũ mà không cảnh báo” cho dân, mà chỉ thông tri nội bộ chính quyền. (Nguồn qua minghui)

Điều này nghĩa là gì? Lũ sẽ xả lúc 10g30 sáng ngày 20 nhưng đến 1 giờ sáng ngày 21 mới phát thông báo?! Đợt xả lũ kéo dài suốt 14 giờ mà không cảnh báo, đến nửa đêm mới được thông báo.

Nhiều người có thể cảm thấy kiểu xả lũ không báo trước này tương đương với tội mưu sát giết người, nghĩ mãi không hiểu tại sao ĐCSTQ lại làm như vậy? Nhưng những người quá quen thuộc với ĐCSTQ có thể đều biết rằng kiểu xả lũ không báo trước này là thủ đoạn thường ngày của chính quyền thôi. Trong những năm qua, lũ lụt ở nhiều khu vực là do ĐCSTQ xả lũ không báo trước mà ra, thậm chí lắm khi chính quyền còn bí mật mở đập vào lúc nửa đêm.

Mặc dù ĐCSTQ không thông báo cho đại chúng biết về việc xả lũ, nhưng đối với các chức sắc trong hệ thống, thì ĐCSTQ thông báo tới nơi tới chốn. (Hình 3, bên phải).

Vì sao ĐCSTQ xả lũ? Vì sao xả lũ mà không cảnh báo?

Chức năng cơ bản nhất và quan trọng nhất của nhân loại khi xây dựng các hồ chứa nước là ngăn lũ lụt và hạn hán. Vì vậy, thông thường các hồ phải xả nước vào mùa khô và trữ nước vào mùa mưa. Tuy nhiên, phòng chống lũ lụt và hạn hán là vì sinh kế của người dân, mà điều này chưa bao giờ là trọng tâm đáng suy xét của ĐCSTQ.

Vì lợi ích kinh tế của ĐCSTQ, họ vẫn tiếp tục trữ nước trong mùa khô thay vì phải xả nước, mục đích là muốn phát điện kiếm tiền quanh năm, nhưng lại hy sinh lợi ích của người dân. Do vậy, vào mùa mưa lớn, lượng nước quá nhiều bắt buộc phải xả lũ khẩn cấp, lại không báo trước, vẫn là kiểu bách tính phải hy sinh tính mệnh lẫn tài sản mà thôi.

Vậy, suy cho cùng vì sao ĐCSTQ xả lũ mà không cảnh báo?

Một quan chức trong hệ thống của ĐCSTQ giấu tên cho biết: Nếu ban hành cảnh báo, thì lũ lụt sẽ là một thảm họa do con người gây ra, sau thảm họa sẽ phải đối mặt với vấn đề bồi thường cho dân chúng; nếu không báo trước, thì sau khi lũ lụt xảy ra sẽ quy về “thiên tai”‘đẩy trách nhiệm’ cho ông Trời, điều này không chỉ ngăn cản người dân đòi bồi thường, mà dân tình còn cảm ơn ĐCSTQ. Vì sao vậy? Bởi chỉ cần những người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai được cho một ít lương khô và mì gói thì họ sẽ mang ơn ĐCSTQ biết mấy. Có bao nhiêu người chết ư, đối với ĐCSTQ mà nói thì không thành vấn đề.

Tình huống này không thể không khiến người ta liên tưởng đến Vũ Hán năm ngoái. Sau khi đích thân trải qua những kết quả đau đớn về việc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, nhiều người dân ở Vũ Hán đã đi đến kết luận: Tin vào ĐCSTQ chẳng khác nào chạy vào lò thiêu!

Lại muốn đổ lỗi cho ông Trời? Số liệu như gáo nước tạt vào mặt ĐCSTQ

Sau đây chúng ta hãy xem lại một lần nữa, rốt cuộc lượng mưa lần này có đạt đến quy mô “ngàn năm có một” như ĐCSTQ tuyên bố hay không.

Theo số liệu chính thức của Trung Cộng, từ 8 giờ tối ngày 17 đến 8 giờ tối ngày 20, tổng lượng mưa ở Trịnh Châu trong ba ngày này là 617,1 mm; trong đó lượng mưa chủ yếu tập trung từ 8 giờ tối ngày 19 đến 8 giờ tối ngày 20, lượng mưa trong 24 giờ của ngày hôm đó đạt 552,5 mm; vào ngày 20, lượng mưa lớn nhất trong một giờ đạt đến 201,9 mm.

Đúng là dữ liệu về lượng mưa được hiển thị như vậy đã đủ gây sốc, nhưng mà, “ngàn năm có một” không nên là một tuyên bố chính thức. Trên thực tế, Trịnh Châu đã thành lập trạm khí tượng chính thức đầu tiên sau khi Trung Cộng lên nắm chính quyền, vì vậy, có một bản ghi chép lượng mưa chính thức tại thành phố Trịnh Châu, tính đến nay chẳng thể quá 70 năm.

Không ít người có thể biết về vụ vỡ đập “tháng 8 năm 1975” xảy ra ở Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam vào những năm 1970. Theo dữ liệu chính thức của ĐCSTQ, tại trung tâm mưa bão của thành phố Trú Mã Điếm, từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 8 năm 1975, tổng lượng mưa trong ba ngày này lên tới 1605,3 mm; khi đó, lượng mưa lớn nhất trong một ngày 24 giờ lên tới 1.060 mm; và lượng mưa cao nhất trong một giờ là 218,1 mm.

Có thể thấy rằng lượng mưa ở Trịnh Châu lần này, xét từ các chỉ số khác nhau, đều không vượt quá lượng mưa 46 năm trước (Hình 3), do đó, làm sao có thể gọi là “5.000 năm mới có một lần”. Cho nên cái gọi là “ngàn năm có một” chẳng qua chỉ là hành vi ‘ném cái nồi cho ông Trời’ mà thôi. 

Chỉ là dữ liệu chính thức của ĐCSTQ vốn chỉ là trò hề cho dân chúng xem, không được coi là bằng chứng kết tội hành vi gian lận của nó, cũng giống như hàng chục nghìn quan tài được phân phát ở Vũ Hán năm ngoái, cho nên mới nói những số liệu ma ấy đã trực tiếp tát vào mặt kẻ gian dối vô sỉ như ĐCSTQ.

Ảnh 4: So sánh lượng mưa lớn nhất ở Trịnh Châu năm 2021 và Trú Mã Điếm năm 1975, có thể thấy thảm họa lũ lụt ở Trịnh Châu không phá kỷ lục của 46 năm trước. (Ảnh: Epoch Times)

Không có biện pháp phòng ngừa, không có thông báo, các nỗ lực cứu hộ không bằng “duy trì ổn định”

Nhiều người có thể hỏi: ĐCSTQ từ lâu đã biết sẽ có mưa lớn, tại sao không làm trước một số bao cát để ngăn lũ? ĐCSTQ từ lâu đã biết đó là mùa lũ và xả lũ, tại sao không thông báo cho các phương tiện giao thông công cộng dừng lại?

Nếu phương tiện giao thông công cộng của Trịnh Châu có thể dừng trong thời gian xả lũ này, thì bao nhiêu người đã không bị thiệt mạng? Khi một số lượng lớn người bị mắc kẹt trong tàu điện ngầm, tại sao ĐCSTQ không triển khai giải cứu kịp thời?

Hơn nữa, vì để “duy trì sự ổn định”, ĐCSTQ dễ dàng cử hàng trăm thậm chí hàng nghìn cảnh sát vũ trang để trấn áp mọi lúc. Ví dụ, cũng trong năm nay, sau “sự kiện một học sinh rơi từ trường trung học cơ sở số 49 Thành Đô xuống đất và tử vong” xảy ra ở Tứ Xuyên, ĐCSTQ đã cử hàng trăm cảnh sát đến xử lý việc phụ huynh học sinh và những người dân tìm hiểu sự thật. Đối mặt với phong trào bảo vệ quyền lợi của sinh viên Giang Tô và Chiết Giang, những người phản đối việc “chuyển tiếp” đại học, ĐCSTQ đã phái hàng ngàn cảnh sát đến trấn áp chỉ trong một đêm.

Lần này, trong một trận lụt lớn như vậy xảy ra ở Trịnh Châu, khi tính mạng con người đang bị đe dọa, ĐCSTQ lại đến quá muộn, cuối cùng chỉ phái hơn 100 cảnh sát vũ trang đến giải cứu, hơn nữa còn vô liêm sỉ và trắng trợn khoe khoang về cuộc giải cứu trên báo chí truyền thông của ĐCSTQ?

Trận lụt hôm nay vẫn chưa hoàn toàn qua đi, vô số xác người chết trương vẫn còn trôi dạt nơi đó, nhưng các kênh truyền thông chính thức của Trung Cộng đã bắt đầu ca ngợi và truyền tải tinh thần “ấm áp sau thảm họa”

Trước giờ ĐCSTQ luôn giỏi và thành thục trong việc biến một đám tang bi thảm còn đang sờ sờ ra đó thành một sự kiện long trọng khác. Chẳng hạn như bước tiếp theo là tiến hành thiết quân luật đường hầm Kinh Quảng từ ngày 23 tháng 7.

Trung Quốc thiết quân luật đường hầm Kinh Quảng? Rốt cuộc có bao nhiêu người thiệt mạng?

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 23 tháng 7, người dẫn chương trình Hồ Linh (Hu Ling) của Phoenix TV tuyên bố trên Weibo: “Các phóng viên của chúng tôi đã chờ cả đêm để đưa tin, đường hầm Kinh Quảng Trịnh Châu đang được thiết quân luật, và không được phép quay phim chụp ảnh…”

Hình 5: Quân đội Trung Quốc xuất hiện ở đường hầm Kinh Quảng, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc sau trận lũ. (Ảnh chụp màn hình video)

Trên thực tế, tờ “Tin tức Bắc Kinh” (The Beijing News) đã dẫn lời một người kinh doanh ở gần hầm đường Kinh Quảng cho biết, đã tận mắt nhìn thấy nhân viên y tế bỏ thi thể vào một chiếc túi màu xám và mang đi, hiện trường có gia quyến quỳ khóc bên cạnh đường hầm.

Nhà bình luận Lý Mục Dương nói rằng, các nguồn thông tin khác nhau này đang chứng thực một vấn đề, đó là các nhà chức trách đã kiểm soát chặt chẽ tất cả các tin tức. Chỉ các kênh truyền thông chính thống mới được phép đưa tin mang “năng lượng tích cực” và “thông tin có thẩm quyền”, không được phép đưa “tin tức tiêu cực” mà ĐCSTQ không thích nghe.

Có bao nhiêu người chết?

Hôm 24 tháng 7, cư dân mạng địa phương đã đăng tải một số video về việc dọn dẹp đường hầm Kinh Quảng, những hình ảnh được ghi nhận như:

Một chiếc xe màu vàng đang kéo một chiếc xe buýt màu xanh lá cây từ đường hầm Kinh Quảng đi ra. Một số cư dân mạng có mặt tại hiện trường cho biết, trong hầm có “rất nhiều xe buýt”, cửa kính đều được “bọc vải đen”. Tại sao lại phải bọc vải đen? Lẽ nào có thi thể trong xe?

Vào ban đêm, một chiếc xe móc đang chầm chậm đi ra, trên xe đặt rất nhiều túi màu trắng đáng nghi, vì quay ở khoảng cách quá xa nên không rõ đó là gì. Tuy nhiên, có cư dân mạng nói rằng, “vào ban đêm, có rất nhiều xe móc chở thi thể người từ đường hầm đi ra”. Có rất nhiều xe tải thùng trong đường hầm Kinh Quảng. Những chiếc xe này có đặc điểm chung là thùng xe đều được phủ bạt màu xanh lá cây.

Một cư dân mạng sống gần đường hầm Kinh Quảng cho biết trong một bài đăng: “Có hơn 100 người đã được trục vớt vào lúc 3 giờ sáng ngày 22 tháng 7, hiện trường đã bị phong tỏa vào chiều hôm đó, có vài chiếc xe to như xe buýt ra ra vào vào. Vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều so với tưởng tượng”.

Ngoài ra, cũng có tin về một người lái xe kéo tham gia cứu hộ tiết lộ rằng, có hơn 6.300 thi thể đã được tìm thấy trong đường hầm Kinh Quảng, và đó vẫn chưa phải là tất cả. Sau đó thông tin cho biết tài xế này đã bị cấm làm việc, trước khi rời đi cảnh sát đã tạm giữ điện thoại di động của anh ta.

Một lần nữa, ĐCSTQ lại che giấu sự thật, giống như che giấu Vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989, chỉ trong một đêm đã giết chết hơn 10.000 người, nhưng lại nói rằng “không một ai chết”. Bất cứ ai quen thuộc với bản chất Giả-Ác-Đấu của ĐCSTQ đều biết rằng: ĐCSTQ vĩnh viễn không thể thành thật. Và bao nhiêu người thiệt mạng trong trận lũ lụt ở Hà Nam vẫn sẽ mãi là một ẩn số! Và những nhân họa ĐCSTQ vẫn sẽ tiếp tục xảy ra không ngừng, không ai biết được đến lúc nào tai họa sẽ giáng xuống đầu họ và người thân của mình.

Tai họa ở Hà Nam ngày 20 tháng 7: Gợi mở nguyên nhân cốt lõi và con đường thoát nạn

“Nhân họa” trong lũ lụt ở Hà Nam cao hơn nhiều so với “thiên tai”, và thời điểm xảy ra thảm họa  là ngày 20 tháng 7 dường như cũng ẩn chứa huyền cơ, hé mở nguyên nhân cốt lõi và con đường thoát khỏi tai họa cho người dân Trung Quốc.

Cũng ngày này cách đây 22 năm, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại tàn khốc chưa từng có trong lịch sử nhắm tới khoảng một trăm triệu học viên Pháp Luân Công tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Trong 22 năm qua, ĐCSTQ vì bức hại hàng nghìn hàng vạn người thiện lương mà ép buộc họ từ bỏ tín ngưỡng, đã tiến hành tra tấn dã man các học viên Pháp Luân Công trong nhà tù và trung tâm tẩy não, v.v., sử dụng hàng trăm kiểu tra tấn tàn ác như: dùi cui điện, cùm chân, ghế hổ, đốt, dùng bàn ủi nóng hoặc thanh kim loại nóng, gây bỏng, phơi nắng, đóng băng, không cho ngủ, bức thực thuốc độc, bức thực phân và nước tiểu, bức thực mì cay, v.v.; tiêm thuốc phá hủy hệ thần kinh trung ương, thuốc mê, v.v., cưỡng hiếp, cưỡng hiếp tập thể, gây thương tích, tàn tật, điên loạn, chết chóc, thậm chí là mổ cướp nội tạng sống.

Hình 6: Hình ảnh mô tả sự thực cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc trong cuộc diễu hành lớn ở New York. (Ảnh: minghui.org)
Hình 7: Minh họa tra tấn: Dùng kìm cạy miệng để bức thực. (Ảnh: minghui.org)

Ngoài xã hội, ĐCSTQ đã tung tin đồn và bôi nhọ các học viên Pháp Luân Công, khai trừ công chức, lục soát nhà cửa, bắt cóc, phán xét và cải tạo lao động phi pháp, bắt cóc đến các trung tâm tẩy não, dẫn đến biết bao nhiêu người vì bị bức hại mà lưu lạc không nhà, gia đình tan nát, tử vong… Màn kịch “Tự thiêu giả trên quảng trường Thiên An Môn” do ĐCSTQ ngụy tạo từ lâu đã bị xã hội quốc tế công nhận là một trò lừa đảo nhằm đóng khung mượn cớ hãm hại Pháp Luân Công, và việc mổ cướp nội tạng sống đã bị xã hội tự do gọi là hành vi “tà ác chưa từng có trên hành tinh này”.

ĐCSTQ vẫn đang lén lút thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm...

Hình 8: ĐCSTQ vẫn đang lén lút thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm... (Tranh minh họa)

Theo thống kê chưa đầy đủ từ trang Minh Huệ Net, ít nhất 4.677 học viên Pháp Luân Công có danh tính đã bị ĐCSTQ bức hại dã man đến chết, con số này không bao gồm nhiều trường hợp các học viên Pháp Luân Công tử vong sau khi bị ĐCSTQ mổ cướp nội tạng sống. 

Nếu chúng ta thử tìm kiếm trên google về “ghép thận ở Trịnh Châu” (bằng tiếng Trung), sẽ thấy hơn 383.000 kết quả. Theo trang tin SOH: “Năm 2006 SOH phỏng vấn các bệnh viện nhân dân số 3, 5, 7 của Trịnh Châu cho thấy kinh nghiệm ghép thận rất phong phú, nguồn cung cấp rất nhiều, thời gian chờ đợi ghép ngắn, nguồn cung đều là người trẻ khỏe, chi phí từ 30,000 đến 70,000 tệ. Ba bệnh viện này mỗi năm làm cấy ghép thận 80% toàn tỉnh Hà Nam...”. 

Hình 9: Các bác sĩ mang nội tạng tươi để cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, vào ngày 16 tháng 8 năm 2012. (Ảnh chụp màn hình qua Sohu.com)

Trong xã hội ngày nay, đối với việc ĐCSTQ mặc ý chà đạp và xúc phạm đến cuộc sống cá nhân, coi mạng người như cỏ rác, vô tắc vô pháp, bấy nhiêu đã đủ chứng minh ĐCSTQ từ lâu đã mở rộng bức hại từ các học viên Pháp Luân Công sang dân chúng phổ thông khác.

Ảnh 10: Vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, Washington DC, Hoa Kỳ, gần 2.000 học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc mít tinh và diễu hành lớn, kêu gọi thế giới chung tay ngăn chặn cuộc đàn áp Pháp Luân Công kéo dài 22 năm của ĐCSTQ.

Mặc dù cuộc bức hại tàn khốc của ĐCSTQ vẫn đang tiếp diễn, các học viên Pháp Luân Công vẫn luôn kiên định tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn”, mang trong tâm đại thiện đại nhẫn, 22 năm bền bỉ, dùng phương thức hòa bình lý tính để phơi bày bức hại, thông qua đủ mọi phương thức để truyền sự thật đến mọi người, hy vọng tất cả những người dân đáng quý có thể nhìn rõ tội ác tày trời và bản chất xấu xa của ĐCSTQ, minh bạch thiên lý tuần hoàn, thiện ác hữu báo, nhanh chóng đoạn tuyệt với ĐCSTQ càng sớm càng tốt trước khi nó sụp đổ, từ đó thoát khỏi thảm họa.

Trận lũ lụt xảy ra ở Trịnh Châu vào ngày 20 tháng 7 lần này, cho dù là đối với người dân Trịnh Châu hay là đối với nhân dân khắp nơi mà nói, thì đây chính là lời nhắc nhở khẩn thiết ngay trước mắt: Tham gia bức hại người khác, cũng là bức hại chính mình; ngày nào kẻ hành ác như ĐCSTQ chưa diệt vong thì ngày ấy thảm họa chưa dừng; Trời sẽ diệt kẻ ác, đừng mù quáng chôn vùi theo nó.

Khi lũ lụt ở Trịnh Châu bùng phát, đằng sau những cơn sóng vàng ào ạt là thảm họa do con người gây ra từ “đợt xả lũ không cảnh báo trước” của ĐCSTQ. Vì vậy, sự thật là Trịnh Châu không hề xảy ra trận mưa to “5.000 năm có một”, mà chính là người Trung Quốc gặp phải ác đảng “5.000 năm có một”. Một lần nữa, qua đại nạn này, hy vọng có nhiều người dân Trung Hoa và trên thế giới hơn nữa có thể tỉnh ngộ ra, cùng nhau từ bỏ, tránh xa ĐCSTQ, như thế mới có thể tránh xa thảm họa, và nghênh đón một tương lai tươi sáng tốt đẹp.

Cao Nguyên
(Nguồn: Epochtimes; Minghui.org)

Bản tiếng Việt NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP