Lâm Bưu phá nổ chùa núi Ngũ Đài, Bồ Tát hiển linh

Lâm Bưu phá nổ chùa núi Ngũ Đài, Bồ Tát hiển linh

Lâm Bưu phá nổ chùa núi Ngũ Đài, Bồ Tát hiển linh

Lâm Bưu phá nổ chùa núi Ngũ Đài, Bồ Tát hiển linh

Lâm Bưu phá nổ chùa núi Ngũ Đài, Bồ Tát hiển linh
Lâm Bưu phá nổ chùa núi Ngũ Đài, Bồ Tát hiển linh
Thứ sáu, 29-03-2024 20:05, (GMT+07:00)
Lâm Bưu phá nổ chùa núi Ngũ Đài, Bồ Tát hiển linh
09-10-2020 09:19

Cùng với những âm thanh ầm ầm của tiếng nổ đạn pháo, những đám mây kỳ lạ đã xuất hiện trên bầu trời, một nhiếp ảnh gia ngay lập tức đã ghi lại được hình ảnh này. Bức ảnh quý giá này bây giờ được thờ cúng trong chùa Hiển Thông, hình ảnh của Bồ Tát rất sống động.

Năm đó, Lâm Bưu cho nổ tung ba ngôi chùa để xây dựng một dinh thự riêng trên núi Ngũ Đài, một phóng viên muốn chụp ảnh quá trình bắn phá. Kết quả là sau khi rửa ảnh, có một bức ảnh Bồ Tát hiển linh. Đó là hình ảnh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát trong thân hình đồng tử xuất hiện trong đám khói.  

Bức ảnh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hiển linh này được thờ cúng trong một điện đường bằng đồng bọc vàng lá ở chùa Đại Hiển Thông, bức hình rất rõ ràng. 

Lâm Bưu phá chùa - Bồ Tát hiển linh

Năm 1969, một tham mưu trưởng họ Mã ở Quân khu Bắc Kinh theo lệnh của Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Lâm Bưu, đã dẫn một phó tư lệnh quân đội, một số sư đoàn trưởng, và một đội người và ngựa đến núi Ngũ Đài để khám phá những địa danh tuyệt đẹp và bí mật. Cùng đi có Vương Bá Tường, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề tôn giáo Ngũ Đài, tất cả đã đến thăm các ngôi chùa nổi tiếng xung quanh thị trấn Thái Hoài, và đi đến tận phía sau ngọn núi Quảng Tế Mậu Bồng, rất ưng ý địa hình, non nước và phong cảnh chùa Ngũ Lang và hang Kim Cang. Bất chấp sự phản đối của Vương Bá Tường và Luật Bảo vệ Di tích Văn hóa, ông Mã đã thẳng thừng ra lệnh cho Ủy ban Các vấn đề Tôn giáo dọn sạch các nhà sư và người dân xung quanh trong vòng ba ngày, điều động công binh đến để nổ mìn xây dựng và dỡ bỏ tất cả các bức tượng, tòa nhà và di tích văn hóa của ngôi chùa gốc, bất kể giá trị di tích văn hóa của chúng, cũng không cho phép tháo dỡ di dời, tất cả đều cho nổ tung phá hủy. 

Cùng với những âm thanh ầm ầm của tiếng nổ đạn pháo, những đám mây kỳ lạ đã xuất hiện trên bầu trời. Một nhiếp ảnh gia ngay lập tức đã ghi lại được hình ảnh này. Bức ảnh quý giá này bây giờ được thờ cúng trong chùa Hiển Thông, hình ảnh của Bồ Tát rất sống động.

Lâm Bưu phá chùa - Bồ Tát hiển linh
Bức ảnh quý giá này bây giờ được thờ cúng trong chùa Hiển Thông, hình ảnh của Bồ Tát rất sống động. (Ảnh qua Secretchina)

Sau khi dọn sạch tàn tích, một Mao Bồng sơn trang được bảo vệ nghiêm ngặt — một biệt thự sân trong kiểu phương Tây đã được xây dựng. Người ta nói rằng, biệt thự cần phải có để chuẩn bị cho cuộc chiến chống "chủ nghĩa xét lại". Cũng giống như Hitler, họ xây dựng các đồn chỉ huy bí mật hoặc những nơi ẩn náu như hang ổ sói ở những khu vực ẩn khuất và danh lam thắng cảnh trên toàn quốc. Do tình hình chuẩn bị chiến đấu lúc đó căng thẳng nên chùa Ngũ Lang và hang Kim Cang đã bị phá hủy theo quyết định giải quyết trên chiến trường. Gia đình Lâm Bưu thực sự đã từng sống trong biệt thự đó một lần, còn hai di tích văn hóa ngàn năm này đã bị tan tành mây khói. 

Tại sao Lâm Bưu bất chấp tất cả để xây dựng biệt thự riêng cho mình, nhưng lại ở trong đó có một lần? Cũng từ khi xây dựng xong tòa biệt thự đó, Lâm Bưu mắc một căn bệnh kỳ quái, sợ lạnh, sợ nóng, đầu nhức lưng đau, mất ngủ, suốt ngày không sao an tĩnh được, cần phải vận động không ngừng, đến tối lại càng khủng khiếp hơn. Về sau ông ta không dám ra ngoài ánh sáng, sợ nước, sợ gió. Đi bệnh viện lại không tra ra bệnh, dường như vong linh ở cõi âm muốn đến đòi mạng.

Cuối cùng, do cuộc tranh giành quyền lực, kế hoạch mưu sát Mao Trạch Đông bị bại lộ, vào ngày 13 tháng 9 năm 1971, Lâm Bưu cùng vợ là Diệp Quần và con trai là Lâm Lập Quả, trong lúc ngồi máy bay bỏ trốn đã chết vì sự cố rơi máy bay ở Öndörkhaan, Mông Cổ. Quả báo cùng với sự trừng phạt đã ứng nghiệm với vị tướng khinh nhờn Phật Pháp, khát máu giết hại vô số người vô tội này.

Quả báo cùng với sự trừng phạt đã ứng nghiệm với vị tướng khinh nhờn Phật Pháp
Gia đình Lâm Bưu. (Ảnh: Wikipedia)

Ngày nay, trong thung lũng cây cỏ xanh tươi này, thông và bách xanh tươi bao phủ quanh năm, núi cao suối trong vi vu róc rách, chim hót rừng vắng, tình ý vô tận. Nhưng không còn những ngôi chùa cổ kính và những ngôi nhà dân cư đơn sơ hòa nhập với thiên nhiên ngày xưa nữa. Chỉ có tòa nhà kiểu phương Tây sang trọng có tên "Mao Bồng sơn trang" trên sườn đồi có hình chữ U và trải dài hướng về phía Nam. Phòng khách và phòng làm việc của Lâm Bưu ở phía Bắc, còn phòng ở và phòng chơi của Diệp Quần, Lâm Lập Quả và Lâm Lập Hoành ở bên cạnh. Ở phía Đông là nơi ở tạm thời của các thư ký và cảnh vệ. Ngoài thảm xanh, cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn, ghế sofa, giường Simmons, TV màu lớn và những đồ gia dụng khác ra thì không có gì khác lạ. Tuy nhiên, những di tích văn hóa có giá trị vô song đã vì nó mà bị phá hủy vĩnh viễn.

Chùa Bát Nhã, động Văn Thù

Hang Kim Cang ban đầu nằm đối diện với chùa Ngũ Lang, ở chân núi phía bên phải của thung lũng Lầu Quán. Thanh Lương sơn chí có ghi chép: "Hang động này là ngôi nhà bí mật của vạn Thánh (vạn pho tượng Phật). Các kinh thư Thần, nhạc, khúc, tạng được lưu trữ ở đây". Ban đầu nó là nơi bí ẩn nhất ở núi Ngũ Đài, có hang động mà không có chùa. Vào năm Nghi Phượng thứ nhất đời Đường (năm 676), cao tăng Ấn Độ Ba Lợi đã đến đây để chiêm bái, hy vọng nhìn thấy dung nhan của Văn Thù Bồ Tát, và đã được trò chuyện với một ông già hóa thân của Văn Thù Bồ Tát. 

Ba Lợi trở về nước để lấy kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni mà Văn Thù Sư Lợi cần, nhằm tiêu diệt tất cả ác nghiệt dơ bẩn cho chúng sinh. Sau khi dịch bộ kinh này ở Trường An, văn bản tiếng Phạn được đưa vào trong hang động và từ đó không đưa ra ngoài nữa.

Cho đến ngày nay, nguồn gốc của hang động này vẫn chưa được biết đến. Có người vào hang động nhưng không ra được, bị sư tử đá chặn lại. Vào những năm Đại Lịch thời nhà Đường, thiền sư Nguyên Trước Ôn Châu được một cụ già chỉ bảo, và bắt đầu xây dựng ngôi chùa ở đây, chia làm hai chùa thượng và hạ, có một pho tượng Phật Dược Sư bằng đồng nặng nhất ở núi Ngũ Đài (700 cân), còn có tượng Bồ Tát Văn Thù bằng đồng, tượng Bồ Tát Phổ Hiền bằng đá. Vì nghi ngờ cụ già đó là hóa thân của Bồ Tát Văn Thù, nên đặt tên chùa là chùa Bát Nhã, có nghĩa là "trí huệ", tức là Động Văn Thù.

Chùa Bát Nhã, động Văn Thù bị Lâm Bưu Phá Huỷ
Đều đã bị phá hủy bởi pháo của các công  binh và cuộc nổi loạn của Hồng vệ binh. (Ảnh tổng hợp)

Trong thời đại kỳ lạ đó, các di tích văn hóa của núi Ngũ Đài không chỉ là chùa Ngũ Lang và hang Kim Cang. Chùa Phổ Lạc, một trong năm ngôi chùa Phật sống Chương Gia, và mười chín ngôi chùa bên dưới chùa Văn Thù, được ghi lại trong lịch sử, đều đã bị phá hủy bởi pháo của các công  binh và cuộc nổi loạn của Hồng vệ binh.

Không có di tích nào tồn tại, non xanh xanh vẫn như xưa. Trong ánh chiều tà tịch dương, ngắm nhìn núi non sông núi của núi Ngũ Đài, non xanh không đổ, nước biếc chảy dài, còn các đế vương, quan tướng muôn màu muôn vẻ đều như dòng nước chảy, đã trở thành dĩ vãng, không ai có thể trở nên bất tử cùng núi non. Cả việc xây dựng và phá hủy đều không thể thay đổi cơ bản nền tảng của ngọn núi với non nước linh thiêng này.


Trung Hòa
Theo Secretchina

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP