Kiếp trước của thám tử lừng danh Lý Xương Ngọc

Kiếp trước của thám tử lừng danh Lý Xương Ngọc

Kiếp trước của thám tử lừng danh Lý Xương Ngọc

Kiếp trước của thám tử lừng danh Lý Xương Ngọc

Kiếp trước của thám tử lừng danh Lý Xương Ngọc
Kiếp trước của thám tử lừng danh Lý Xương Ngọc
Thứ ba, 16-04-2024 16:50, (GMT+07:00)
Kiếp trước của thám tử lừng danh Lý Xương Ngọc
03-11-2021 09:27

Chuyên gia pháp y hình sự nổi tiếng thế giới được mệnh danh là “Sherlock Holmes đương đại”, thám tử Lý Xương Ngọc đã tiết lộ bí ẩn về tiền kiếp của mình, hóa ra những tài năng thiên bẩm đó đều có nguyên lai.

Nói đến “Thám tử Sherlock Holmes” thì không ai không biết. Chuyên gia pháp y hình sự nổi tiếng thế giới và người Mỹ gốc Hoa Lý Xương Ngọc được mệnh danh là “Sherlock Holmes đương đại”. Ông đã đích thân tham gia điều tra, phá án hơn 8.000 trường hợp, trong đó có nhiều vụ án lớn nổi tiếng thế giới như vụ sát hại hoa hậu nhí 6 tuổi ở Mỹ, và ngôi sao nổi tiếng người Mỹ Simpson đã sát hại vợ mình.

Ông Lý Xương Ngọc, người được biết mệnh danh là ‘Sherlock Holmes đương đại’. Ông là một trong những nhà khoa học pháp y hàng đầu thế giới và là người sáng lập Viện Khoa học Pháp y Lý Xương Ngọc, trực thuộc Đại học New Haven. (Ảnh: wikimedia)

Ông Lý Xương Ngọc đã đạt được hơn 800 giải thưởng danh dự và là giáo sư lâu năm tại ba trường đại học ở Hoa Kỳ. Nhiều vụ án hình sự mà ông từng điều tra sau này đã trở thành tấm gương giảng dạy trong giới khoa học pháp y và cảnh sát quốc tế, nhiều trường hợp đã có ảnh hưởng sống còn đến tình hình chính trị thông qua kết quả thẩm định của ông.

Ông Lý Xương Ngọc nổi tiếng là người có óc quan sát, suy nghĩ cẩn thận và logic chặt chẽ. Ông có “lý thuyết chân bàn” trong việc khám phá các vụ án, nghĩa là có bốn điều kiện không thể thiếu để giải quyết một vụ án, đó là “hiện trường, nhân chứng, vật chứng, và vận may”.

Về vận may, có lẽ được giải thích là một thế lực trong u minh, thúc đẩy sự tiến triển của vụ án, tìm ra bằng chứng quan trọng khiến sự thật được phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật. Tuy nhiên, vận may này không phải ai muốn cũng có được.

Trong cuốn tự truyện “Thám tử Lý Xương Ngọc”, Lý Trường Ngưng từng tâm sự: “Đôi khi nghĩ lại con đường mình đã đi, và thường tự hỏi, số phận có phải do ông Trời định đoạt không? Thực sự có nhân quả báo ứng không? Liệu niềm vui và nỗi buồn của nhân sinh đã được định sẵn trong chốn u minh không?”.

Ông cũng nói: “Là một người làm công tác khoa học, tôi không tin vào ma quỷ và Thần thánh, nhưng sau khi giải quyết vô số vụ án hình sự, có nhiều điều tôi không thể giải thích dưới góc độ khoa học. Vì vậy, tôi không ngừng hỏi bản thân, rốt cuộc duyên phận là gì?”

Bí ẩn về sự ra đời của thám tử Lý Xương Ngọc

Trên thực tế, thám tử Lý Xương Ngọc sinh ra đã mang theo mình một màu sắc bí ẩn. Ông từng nói rằng, mẹ và người nhà nói với ông rằng kiếp trước ông là một nhà sư.

Mẹ và người nhà nói với ông rằng kiếp trước ông là một nhà sư. (Ảnh: tổng hợp)

Thì ra Lý Xương Ngọc sau khi sinh ra hay khóc, hơn nữa còn khóc thét, thường xuyên khóc không rõ lý do và khóc mãi không nín. Cả bố và mẹ đều không biết lý do, lo lắng cho con mình có chỗ nào không khỏe nên đã đưa con đi khám nhiều bác sĩ ở quê. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, các bác sĩ đều cảm thấy đứa trẻ vẫn ổn, và họ không thể tìm ra mấu chốt của việc cậu bé Lý Xương Ngọc khóc liên tục, khiến cha mẹ rất lo lắng. Nhưng một ngày nọ, mọi chuyện đã xoay chuyển.

Vào ngày này, một vị khách đặc biệt đến từ nhà của Lý Xương Ngọc - một nhà sư đi hóa duyên. Lúc bấy giờ gia đình Lý Xương Ngọc làm nghề buôn bán muối, gia cảnh rất nề nếp, người nhà cũng tốt bụng giúp đỡ, mẹ Lý Xương Ngọc sai người hầu đưa cho nhà sư một ít gạo và tiền. Tuy nhiên, nhà sư này rất kỳ lạ, ông ấy không cần tiền vật mà nhất quyết muốn gặp cha mẹ Lý Xương Ngọc.

Nhà sư nói với cha mẹ của Lý Xương Ngọc: “Tôi không đến đây để khất thực, tôi đến đây để gặp sư phụ”. 

Mẹ của Lý Xương Ngọc nói: “Không có sư phụ của ông ở đây”.

Kết quả, nhà sư hỏi: “Chẳng phải phu nhân vừa mới sinh một đứa nhỏ sao?” 

Lúc này, trong tâm của cha mẹ Lý Xương Ngọc thắc mắc, sao nhà sư này biết nhỉ? Hay là nghe hàng xóm láng giềng nói chăng? 

Thấy họ hơi lưỡng lự, nhà sư tiếp tục hỏi: “Đứa trẻ này có khóc suốt không?” 

Cha mẹ của Lý Xương Ngọc nói ngay: “Có”. 

Vì vậy, nhà sư nói: “Tôi muốn gặp đứa trẻ này”.

Thật bất ngờ, khi nhà sư gặp cậu bé Lý Xương Ngọc lập tức lẳng lặng quỳ xuống bái lạy, trong miệng gọi to: “Sư phụ”. Nhà sư nói với cha mẹ của Lý Xương Ngọc rằng kiếp trước của Lý Xương Ngọc là sư phụ của ông ấy, có pháp danh là “Giới Trần”. Ông ấy không muốn đầu thai vào thế giới phàm trần, nhưng đã bị đưa đến đây, vì vậy mà khóc mãi không thôi. Nhà sư cũng đưa ra một mẹo nhỏ cho cha mẹ của Lý Xương Ngọc, nói rằng chỉ cần đứa trẻ được đổi tên thành “Giới Trần”, thì sẽ không khóc như thế này nữa.

Thật hay giả? Cha mẹ của Lý Xương Ngọc bán tín bán nghi, nhưng họ nghĩ dẫu thử cũng không mất tiền mà, vì vậy họ đã đổi biệt danh của con mình thành “Giới Trần”. Quả thực không cần nói nữa, sự thay đổi này quả tuyệt vời, đứa trẻ đã ngừng khóc.

Sau này, khi Lý Xương Ngọc phát biểu tại Đại học Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2006, một khán giả đã hỏi ông ấy điều gì khiến ông hối hận nhất trong cuộc đời mình. Lý Xương Ngọc nhớ lại hồi ức này và nói nửa đùa nửa thật: “Các bạn hỏi tôi hối hận nhất điều gì ư, tôi hối hận nhất là xuống trần gian này đầu thai. Cảm ơn các bạn!” Khi ông nói xong, cả khán phòng đều sửng sốt.

Nói đến đây, người ta không khỏi liên tưởng đến những ví dụ tương tự được ghi lại trong các sách cổ của Trung Hoa, chẳng hạn dân gian truyền nhau rằng đại văn hào Tô Đông Pha thời Bắc Tống, là nhà sư Ngũ Giới tái sinh. 

Ngũ Giới hòa thượng phạm sắc giới đọa hồng trần

Có lẽ ai cũng biết Tô Đông Pha là nhà thơ, nhà thư họa nổi tiếng thời Bắc Tống, từng nhậm chức Hàn Lâm học sĩ, làm quan đến thượng thư bộ Lễ, mà không biết kiếp trước ông từng là một người xuất gia. 

Thực ra trong bài thơ “Nam Hoa Tự”, ông đã vén mở chỗ mê: “Ngã bản tu hành nhân, Tam thế tích tinh luyện, Trung gian nhất niệm thất, Thụ thử bách niên khiển”. Nghĩa là: ta vốn là một người xuất gia tu hành Phật Pháp, từng ba đời chuyển sinh tu hành nơi cửa Phật, tu được rất tốt, đến một tầng thứ nhất định. Tuy nhiên chỉ vì sai lầm một niệm mà phạm điều xấu, bị đọa xuống trần gian, khiến hoạn nạn khổ cực một đời, đây chính là sự trừng phạt do tự mình gây ra.

Đại văn hào Tô Đông Pha thời Bắc Tống, là nhà sư Ngũ Giới tái sinh. (Ảnh: wikimedia)

Như vậy kiếp trước của đại văn hào Tô Đông Pha là người xuất gia kia? Đã phạm phải sai lầm lớn gì? Nghe nói kiếp trước của ông là Ngũ Giới hòa thượng, bị mù một mắt, từng là trụ trì một tự viện ở Thiểm Hữu. Có một lần Ngũ Giới hòa thượng phát hiện ở ngoài cửa chùa có một bé gái bị vứt bỏ, mới đem vào chùa nuôi lớn, đặt tên là Hồng Liên. 

Hồng Liên lớn lên xinh đẹp lạ thường, Ngũ Giới hòa thượng dần sinh ra tâm niệm sắc dục, để rồi phá đại giới sắc dục. Ông có một sư đệ gọi là Minh Ngộ, khi nhập định biết được sự việc này, mới làm thơ điểm tỉnh ông. Ngũ Giới hòa thượng cảm thấy hổ thẹn, tọa hóa mà rời đi. 

Minh Ngộ thấy vậy trong tâm nghĩ: “Sư huynh đi sai bước này, tạ thế e rằng lại hủy báng Phật Pháp, vậy thì sẽ vĩnh viễn không có ngày ngẩng đầu lên được! Ta phải giúp huynh ấy thoát khỏi con đường sai lầm này”. Dứt lời vội vàng tọa hóa, theo Ngũ Giới hòa thượng chuyển sinh, trở thành người bạn thân của Tô Đông Pha, đó là Phật Ấn thiền sư.

Sở dĩ nói Tô Đông Pha là Ngũ Giới hòa thượng chuyển thế, là bởi vì ông còn nhiều dấu vết trong đời này. Ví như mẹ ông lúc mang thai, từng mộng thấy một tăng nhân tới xin tá túc; vị tăng nhân này phong thái đường hoàng, và bị mù một con mắt. Ngoài ra, trước khi Tô Đông Pha đến Quân Châu, thì Vân Am hòa thượng, Tô Triết, Thông hòa thượng, ba người cùng có một giấc mộng: Ba người cùng ra ngoài thành nghênh đón Ngũ Giới hòa thượng. 

Hơn nữa Tô Đông Pha cũng tự mình nói, năm ông 8, 9 tuổi, từng mộng thấy kiếp trước mình là một tăng nhân qua lại vùng Thiểm Hữu (Ngũ Giới hòa thượng chính là người Thiểm Hữu). Có lẽ do đặc tính đời trước, nên Tô Đông Pha đời này là người có gia đình, nhưng thích mặc y phục người xuất gia, bình thường triều phục cũng hay mặc đồ của tăng nhân.

Thông qua câu chuyện này có thể thấy, Ngũ Giới hòa thượng vốn thiện tâm thanh tịnh, tu hành rất tốt. Nhưng vì phạm đại giới sắc dục mà bị trừng phạt, không thoát khỏi nỗi khổ trần thế. Nhìn lại mới thấy tu luyện là nghiêm túc phi thường! Sai lầm một niệm có thể hủy đạo quả khổ tu một đời. Tuy nhiên vì thiện căn tu hành ba đời, nên ông vẫn khác với người bình thường, rất có thành tựu về phương diện thi từ văn học. Dù vậy, đánh mất đạo quả thì đúng là cái được chẳng bõ cho cái mất, không thể sánh được. 

May nhờ có người bạn tốt là Phật Ấn chỉ đường, ông hết sức tán đồng tu hành Phật Pháp, thể hiện rõ tâm muốn giúp đời lợi dân. Chỉ nguyện kiếp sau gặp lại cơ duyên tu luyện, mới không phụ đại nguyện phản bổn quy chân ban đầu.

Ngoài ra, còn có Dương Vương Minh, là bậc đại nho, là bậc thầy triết học xuất sắc thời nhà Minh, kiếp trước của ông cũng là một lão hòa thượng trong một ngôi chùa ở Giang Tây. Cũng có tài liệu cho rằng hoàng đế Thuận Trị của nhà Thanh là hóa thân của một lão hòa thượng ở Kim Đỉnh núi Nga Mi, Tứ Xuyên, cũng giống như Lý Xương Ngọc, ông ấy cũng được người học trò kiếp trước của mình tìm đến.

Dường như công đức tu hành kiếp trước của những vị này đã chuyển thành phúc báo kiếp này. Tuy nhiên, theo Phật gia giảng, dù đời này có nổi tiếng, hưởng vinh hoa phú quý bao nhiêu thì cũng chỉ là mây khói, sau trăm năm cũng chẳng còn gì, “khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi”.

Xem thêm:

VIDEO: Bạn Đầu Thai Chuyển Sinh Từ Đạo Nào Trong Lục Đạo Luân Hồi? Từ Tướng Mạo Có Thể Đoán Ra Được

Cao Nguyên
Theo Epochtimes và Zhengjian

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP