Câu chuyện tình yêu bịa đặt của ĐCSTQ: Nhân vật bạo loạn núp bóng anh hùng mỹ nhân

Câu chuyện tình yêu bịa đặt của ĐCSTQ: Nhân vật bạo loạn núp bóng anh hùng mỹ nhân

Câu chuyện tình yêu bịa đặt của ĐCSTQ: Nhân vật bạo loạn núp bóng anh hùng mỹ nhân

Câu chuyện tình yêu bịa đặt của ĐCSTQ: Nhân vật bạo loạn núp bóng anh hùng mỹ nhân

Câu chuyện tình yêu bịa đặt của ĐCSTQ: Nhân vật bạo loạn núp bóng anh hùng mỹ nhân
Câu chuyện tình yêu bịa đặt của ĐCSTQ: Nhân vật bạo loạn núp bóng anh hùng mỹ nhân
Thứ sáu, 19-04-2024 05:44, (GMT+07:00)
Câu chuyện tình yêu bịa đặt của ĐCSTQ: Nhân vật bạo loạn núp bóng anh hùng mỹ nhân
01-11-2021 14:42

Ảnh: Epoch Times.

Bạn cảm động với bộ phim “Hôn lễ tại hình trường”? Vậy thì bạn lại bị ĐCSTQ lừa dối. Những bộ phim từng khiến không ít người Trung Quốc thích thú thực chất chỉ là những câu chuyện bịa đặt…

Hôn lễ thường mang đến cho mọi người những ký ức khó quên – trong lịch sử ĐCSTQ cũng có một câu chuyện nổi tiếng liên quan đến hôn lễ. Nó từng khiến không ít người Trung Quốc mê đắm và trở thành đại biểu cho cái gọi là “chủ nghĩa lãng mạn cách mạng”. Nhưng sự thật đằng sau câu chuyện là gì?

Những người Trung Quốc lớn tuổi hơn một chút có thể đều đã nghe về một câu chuyện có tên “Hôn lễ trên hình trường”. Câu chuyện kể về những năm 1920, có hai đảng viên ngầm của ĐCSTQ Chu Văn Ung và Trần Thiết Quân, đóng giả làm vợ chồng để che mắt thiên hạ, trên thực tế, họ đã tham gia vào các hoạt động ngầm nhằm lật đổ chính quyền Quốc dân đảng ở Quảng Đông.

Câu chuyện kể rằng sau thất bại của cuộc bạo động Quảng Châu, cả hai đều bị bắt vào đầu năm 1928 và bị kết án tử hình. Chính tại hình trường, Trần Thiết Quân đột nhiên cảm thấy một loại tình cảm của “chủ nghĩa lãng mạn cách mạng”, đã thú nhận tình cảm của mình với Chu Văn Ung trước đám đông, còn tuyên bố rằng họ muốn cử hành hôn lễ trước khi cùng nhau đến Hoàng Tuyền.

Từ câu chuyện ngụy tạo…

Theo như lời bịa đặt của ĐCSTQ, vào thời điểm đó, những kẻ “vạn ác” của “phái phản động Quốc dân đảng” trong câu chuyện đã y nhiên đồng ý với yêu cầu này, còn cho phép Trần Thiết Quân hét lên những khẩu hiệu mang tính kích động trên hình trường, chẳng hạn như “Hãy để nơi hình trường này là lễ đường tân hôn của chúng ta, và hãy để tiếng súng của phái phản động làm tiếng pháo chào mừng lễ tân hôn của chúng ta!” v.v.

Năm 1980, câu chuyện này được đưa lên màn ảnh rộng, yếu tố cách mạng và ái tình trong bộ phim không chỉ nặn ra hình tượng người đảng viên cộng sản “coi cái chết như sự trở về” mà còn khiến khán giả ghi nhớ sâu sắc về cặp uyên ương bạc mệnh này.

“Hôn lễ trên hình trường” đã trở thành một bộ phim kinh điển sắc đỏ. ĐCSTQ cũng rất mãn ý với kịch tình này. Cho đến năm 2021, các phương tiện truyền thông chính thức như Chinanews.com và Yangguang.com vẫn không ngừng tuyên truyền nó. Trang web của Ủy ban Giám sát Nhà nước thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ cũng định kỳ đăng nó như thể là “văn hóa lịch sử”.

Ảnh chụp video nguồn Epoch Times.

Tuy nhiên, nhân vật hình mẫu được ĐCSTQ tuyên truyền chính thức liệu có phải là một sự kiện có thật đã xảy ra trong lịch sử? Hai nhân vật chính có thực sự đáng để khán giả khâm phục? Chính phủ Quốc dân đảng đã kết án tử hình họ, liệu có tạo ra oan án không? Chúng tôi sẽ cùng mọi người tiếp cận giai đoạn lịch sử đó và giải khai những nghi vấn này.

Đến những nhân vật bạo loạn núp bóng “anh hùng”

Năm 1905, nhân vật anh hùng của câu chuyện, Chu Văn Ung, sinh ra trong một gia đình giáo viên nghèo ở huyện Khai Bình, tỉnh Quảng Đông. Sau khi học xong tiểu học, anh ta đến Quảng Châu học, trong thời kỳ này, anh ta chịu ảnh hưởng của “Vận động Ngũ Tứ”, hăng hái “hoạt động cách mạng” và tiếp thụ tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lê.

Năm 1923, Chu Văn Ung gia nhập đoàn Thanh niên Cộng sản, và gia nhập đảng Cộng sản hai năm sau đó, giữ chức chủ tịch Ủy ban Đặc biệt của Đại hội Công nhân Quảng Châu, bộ trưởng Bộ Tổ chức và Bí thư Ủy ban Công tác của thành ủy Quảng Châu, tổng tư lệnh Quân đoàn Hồng vệ binh Công nhân Quảng Châu và Ủy ban Lao động Nhân dân của Chính phủ Xô Viết Quảng Châu, và bộ trưởng Bộ Công nhân của Ủy ban Xô Viết Quảng Đông. Có thể nói, anh ta là một nhà lãnh đạo quan trọng của ĐCSTQ ở Quảng Đông.

Nhân vật nữ chính Trần Thiết Quân ban đầu có cái tên rất đẹp – Trần Tiếp Quân. Năm 1904, Trần Tiếp Quân sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở Phật Sơn, Quảng Đông. Theo yêu cầu của cô, gia đình cô đã gửi cô đi học. Năm 1919, cô cũng chịu ảnh hưởng của “Vận động Ngũ Tứ” và chuyển đến một trường học tân thời.

Khi Trần Tiếp Quân sắp tốt nghiệp, cha mẹ cô hứa hôn cô với con trai của một doanh nhân giàu có. Nhưng sau khi kết hôn, cô rất bất mãn với việc người chồng “không có chí lớn” nên đã sang Quảng Châu học tập, và tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê.

Năm 1925, Trần Tiếp Quân được nhận vào Đại học Trung Sơn, và gia nhập ĐCSTQ vào năm thứ hai, đổi tên thành Trần Thiết Quân, nghĩa là nhất quyết đoạn tuyệt với “Tứ cựu” (tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ), và cống hiến mọi thứ của bản thân mình cho ĐCSTQ. Trần Thiết Quân, người bị ĐCSTQ tẩy não nghiêm trọng, có lẽ không còn ý thức được rằng mình đang vứt bỏ sự ôn nhu nữ tính truyền thống của bản thân, và dấn thân vào con đường “cách mạng” một đi không trở lại.

Khi Chu Văn Ung và Trần Thiết Quân gia nhập đảng, nó trùng hợp với sự hợp tác đầu tiên giữa Quốc Dân đảng và Cộng sản đảng. Vào thời điểm đó, ĐCSTQ đã tuân theo mệnh lệnh của Quốc tế Cộng sản, cho phép các đảng viên gia nhập Quốc dân đảng với tư cách cá nhân để đạt được mục đích “mượn xác phát triển”.

Sau khi đảng viên Cộng sản gia nhập Quốc Dân đảng, quả nhiên tấn tốc khuếch trương. Họ đã kiểm soát nhiều vị trí trọng yếu của Quốc dân đảng, dẫn đến cục diện nguy hiểm là chính quyền Quốc dân đảng gần như hoàn toàn bị kiểm soát bởi đảng Cộng sản Liên Xô và đảng Cộng sản Trung Quốc. Đồng thời, họ đã phân hóa và làm tan rã quân đội Bắc phạt, phá hoại đại nghiệp thống nhất Trung Quốc trong cuộc viễn chinh Bắc phạt của Tưởng Giới Thạch.

Dưới sự phiến động của Cộng sản đảng, “chia rẽ Ninh-Hán” cuối cùng đã phát sinh trong nội bộ Quốc dân đảng. Vào ngày 12 tháng 4 năm 1927, cánh hữu của Quốc dân đảng phát động một hành động thanh trừng đảng ở Thượng Hải. Trong vòng ba ngày, họ đã bắt và hành quyết các lãnh đạo Cộng sản đảng như Trần Diên Niên, Triệu Thế Viêm, Uông Thọ Hoa v.v.. và hơn 300 bạo đồ vũ trang, bắt giữ hơn 500 người, giáng một đòn nặng vào tổ chức của Cộng sản đảng. Sau đó, nhiều tỉnh thành trên toàn quốc cũng ngay lập tức phát động chiến dịch thanh trừng và trấn áp Cộng sản đảng, các tổ chức của Cộng sản đảng ở nhiều địa khu buộc phải chuyển sang hoạt động ngầm.

Hình thế của của ĐCSTQ đại hoại, nên theo chỉ thị của Stalin, ĐCSTQ đã lật mặt nạ, phát động một loạt các cuộc bạo động vũ trang, thực chất là bạo loạn và muốn đoạt lấy chính quyền ở một số tỉnh, mà mọi người đều đã nghe về các cuộc bạo động vũ trang ở Nam Dương, Thu Thu và Quảng Châu.

Và Chu Văn Ung là một trong những người lãnh đạo cuộc bạo loạn ở Quảng Châu vào tháng 12 năm 1927. Khi đó, đại diện của Quốc tế Cộng sản và các quan chức của lãnh sự quán Liên Xô tại Quảng Châu cũng trực tiếp tham gia vào các hành động quân sự, còn ngang nhiên công khai lái xe của lãnh sự quán, diễu cờ đỏ đi xuyên qua các phố.

Trong quá trình bạo loạn, ĐCSTQ vì báo thù Quốc dân đảng mà giết người đốt nhà vô tội vạ, khiến cho một số lượng lớn người dân thương vong. Chỉ tại một nơi tại Tổng Công Hội, họ đã thiêu chết hơn 100 người. Trần Thiết Quân, khi đó là thành viên ban phụ nữ của tỉnh ủy Quảng Đông và Quảng Tây của Cộng sản đảng, cũng tham gia vào cuộc bạo loạn. Tuy nhiên, cũng như kết cục trước đó, cuộc bạo loạn ở Quảng Châu đã kết thúc trong thất bại. Ngay sau đó, chính phủ Quốc dân đảng Quảng Châu đã truy lùng những kẻ bạo loạn trên quy mô lớn; theo ghi chép trong cuốn sách “70 năm Cách mạng Cộng sản Trung Quốc”, số người chết của cả hai bên đã vượt quá 20 ngàn người.

Sau khi trấn áp cuộc bạo loạn của ĐCSTQ, Chính phủ Quốc dân đảng tuyên bố đoạn tuyệt với Liên Xô, trục xuất công dân Liên Xô khỏi nhiều nơi, và đóng cửa các lãnh sự quán Liên Xô ở Thượng Hải, Hán Khẩu và Trường Sa. Những nhà lãnh đạo của Cộng sản đảng tham gia vào cuộc bạo động, bao gồm Chu Văn Uông, đã chạy trốn đến Hồng Kông. Đầu tháng 1 năm 1928, Tỉnh ủy Quảng Đông của Cộng sản đảng tổ chức một cuộc họp toàn thể tại Hồng Kông và trừng phạt những kẻ cầm đầu cuộc bạo động vì họ không thành công. Chu Văn Ung cũng bị trừng phạt, và anh ta cũng được yêu cầu trở lại Quảng Châu để tiếp tục “hoạt động cách mạng”.

Sau khi Chu Văn Ung trở về Quảng Châu, ĐCSTQ đã cử Trần Thiết Quân làm trợ lý cho anh ta. Hai người cải trang thành một cặp vợ chồng thương gia Hoa kiều giàu có để thiết lập một mạng lưới và đường dây liên lạc mới tại địa phương để chuẩn bị cho cuộc bạo động tiếp theo. Nhưng trong vòng một tháng, cả hai bị bắt cùng một lúc. Vào ngày 6 tháng 2 cùng năm, họ bị kết án tử hình và bị xử tử ngay lập tức.

Sau khi nghe đoạn lịch sử này, bạn còn nhìn nhận rằng Chu Văn Ung và Trần Thiết Quân là anh hùng theo miệng lưỡi của ĐCSTQ không? Quốc dân đảng liệu có thực sự là “phái phản động” không, và liệu họ có bắn người vô tội không?

Tiên sinh Nghiêm Gia Vĩ, người từng bị ĐCSTQ gán cho là “phái hữu”, đã viết một bài báo rằng, đứng tại bất cứ lập trường không thiên hướng nào mà xét, việc xử tử Chu và Trần không phải là một vụ án oan, hay ngộ sát. Họ đã âm thầm tổ chức bạo động để lật đổ chính phủ hợp pháp lúc bấy giờ, trên phương diện đảng chấp chính, khẳng định là cần tiến hành áp chế.

Tuy nhiên, Chính phủ Quốc gia lại cho phép hai người tại hình trường mà tiến hành tuyên truyền mang tính phiếm động, cao giọng hô khẩu hiệu phỉ báng nhà cầm quyền, từ tình tiết này có thể thấy rằng chính quyền Quốc dân đảng vẫn bảo lưu đạo đức và luân lý, không tước đoạt tôn nghiêm và nhân quyền của kẻ tử tù.

Tận cùng của sự giả – ác…

Trái lại, ĐCSTQ sau khi nắm chính quyền, đối với các tù nhân chính trị nó đâu còn chút nhân từ nào như vậy.

Ví dụ, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Trương Chí Tân, một cán bộ của Ban Tuyên truyền Tỉnh ủy Liêu Ninh của ĐCSTQ, đã đặt hoài nghi về việc đả áp một lượng lớn cán bộ như Lưu Thiếu Kỳ, và tin rằng không nên tiến hành sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông. Chỉ vì biểu đạt cách nghĩ như vậy, mà bà bị kết án tử hình vào tháng 4 năm 1975.

Trước khi hành hình, nhà chức trách sợ Trương Chí Tân hô khẩu hiệu nên đã kêu một số người đàn ông to lớn đẩy bà xuống đất, và cắt cổ bà một cách tàn nhẫn bằng một con dao thường. Trương Chí Tân hét lên vì đau đớn không chịu nổi, nhưng lúc đó họng bà không thể phát ra tiếng.

Một ví dụ khác, sau Cách mạng Văn hóa kết thúc, Lý Cửu Liên ở Cống Châu, Giang Tây, vì phê bình “Hoa Quốc Phong độc quyền nắm giữ quyền lực của đảng, chính phủ và quân đội” mà bị nhà chức trách Giang Tây nhận định phạm vào các tội danh phản cách mạng như: “ác độc công kích Hoa chủ tịch” và “điên cuồng tiến hành hoạt động phản cách mạng” v.v. cuối cùng bị kết án tử hình. Vào ngày hành quyết 14 tháng 12 năm 1977, sân vận động Cống Châu tổ chức đại hội công phán, để ngăn Lý Cửu Liên hô khẩu hiệu tại hiện trường, hàm và lưỡi của bà đã bị đâm xuyên bởi một thanh trúc.

Sau khi ĐCSTQ thành lập chính phủ, những ví dụ về sự tàn nhẫn và đẫm máu của nó có rất nhiều. Những người gặp nạn, đều chẳng qua vì muốn biểu đạt một chút ý kiến chính trị, chứ không ai như Chu Văn Ung và Trần Thiết Quân âm thầm tổ chức bạo động để lật đổ chính phủ.

Chúng ta hãy trở lại với tình tiết của “Hôn lễ tại hình trường”. Điều này đã thực sự đã xảy ra trong lịch sử?

Ý tưởng về một hôn lễ trên hình trường lúc đầu bắt nguồn từ một bức ảnh. Theo tờ “Quảng Châu Báo Chỉ” đương thời, trước khi hành quyết, Chu Văn Ung đã yêu cầu chụp ảnh chung với Trần Thiết Quân, và Chính phủ Quốc gia đã đồng ý với thỉnh cầu của anh ta. Sau đó, bức ảnh này đã được đăng trên báo.

Vì Chu và Trần hoạt động ở Quảng Châu dưới danh nghĩa vợ chồng, nên mọi người đều nghĩ rằng họ là một cặp uyên ương trong bức ảnh. Vì vậy, ai đó đã thêm một câu giả giọng của Trần Thiết Quân bên cạnh bức ảnh, rằng “Chúng tôi hai người đã công tác cùng nhau, và chưa bao giờ kết hôn, hiện tại chúng tôi tuyên bố cử hành hôn lễ”. Nhưng trên thực tế, căn bản là không tồn tại hôn lễ nào trên hình trường.

Vào năm 2013, “Nhật báo Quảng Châu” đã đăng một bài báo có tên “Câu chuyện đằng sau ‘Hôn lễ trên hình trường’ “, cũng chứng thực quan điểm này. Bài báo dẫn lời Lô Thiết Cương từ Khoa nghiên cứu sưu tập của Văn phòng nghiên cứu lịch sử đảng của Thành ủy Phật Sơn cho rằng: “Hôn lễ trên hình trường” là một hình thức biểu hiện của tác phẩm văn nghệ, dựa trên sáng tác “thiết song tiền hợp ảnh”.

Vào thời điểm đó, Nhiếp Vinh Trăn, người tham gia cuộc bạo động ở Quảng Châu, cũng nhìn thấy bức ảnh này và nói một câu: “Đó là hôn lễ trên hình trường”, và điều này đã trở thành khởi đầu của những bịa đặt của ĐCSTQ.

Giờ đây, trang web của Ủy ban Giám sát Nhà nước của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ lấy một câu chuyện bịa đặt như vậy để tuyên truyền như “lịch sử”, chẳng phải cố tình lừa dối công chúng sao?

Chúng ta cũng đặt câu hỏi, vào thời điểm xảy ra vụ việc, người phụ nữ đã có chồng là Trần Thiết Quân đã ly hôn chưa? Thậm chí ĐCSTQ cũng không thể  tìm thấy bằng chứng trên phương diện này. Vậy thì, việc ĐCSTQ tuyên truyền cái gọi là hôn lễ trên hình trường, nếu quả như vậy, thì bất quá đó chỉ phản ánh một cuộc hôn nhân mê loạn của thành viên ĐCSTQ mà thôi.

Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch

Đăng theo ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP