Cậu bé phát hiện mọi người đọc sai chữ từ khi chưa biết chữ

Cậu bé phát hiện mọi người đọc sai chữ từ khi chưa biết chữ

Cậu bé phát hiện mọi người đọc sai chữ từ khi chưa biết chữ

Cậu bé phát hiện mọi người đọc sai chữ từ khi chưa biết chữ

Cậu bé phát hiện mọi người đọc sai chữ từ khi chưa biết chữ
Cậu bé phát hiện mọi người đọc sai chữ từ khi chưa biết chữ
Thứ năm, 18-04-2024 23:09, (GMT+07:00)
Cậu bé phát hiện mọi người đọc sai chữ từ khi chưa biết chữ
15-11-2021 15:39

Bé Trần Tiến Thắng từ khi 4 tuổi đã có thể phát hiện các lỗi sai khi người lớn đọc sách. Bé có tấm lòng lương thiện, luôn giúp đỡ mọi người một cách vô tư. Bé từng nói: “Cháu trân quý tất cả vạn vật vì chúng đều có sinh mệnh.”

Phát hiện mọi người đọc sai chữ từ khi chưa biết chữ

Mẹ cháu kể lại rằng vào năm 2013, bà ngoại cháu đến ở cùng để trông cửa hàng bán đồ uống giúp mẹ cháu. Những lúc rảnh, bà thường đọc sách Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chỉ đạo tu luyện Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp. Khi bà đọc sách, cháu thường ngồi bên cạnh bà chơi ghép hình. Một hôm khi cháu đang ngồi chơi, cháu phát hiện ra bà đọc bị sai. Khi ấy cháu nhắc bà, bà rất ngạc nhiên và kể lại với mẹ. Mẹ cháu không tin nên bảo cháu đọc lại cho mẹ nghe. Cháu đọc thuộc hết một trang đầu tiên trong cuốn sách trước sự ngỡ ngàng của bà và mẹ. Lúc ấy cháu 4 tuổi và chưa biết chữ.

Trần Tiến Thắng
Bé Trần Tiến Thắng lúc 9 tuổi (Ảnh: Dkn.tv)

Từ đó, mẹ biết cháu có thể tiếp thu được sách Chuyển Pháp Luân nên mẹ cho cháu theo ra điểm luyện công và đọc sách cùng mẹ mỗi sáng. Khi mẹ đọc sách và luyện công, cháu vẫn thường ngồi yên một góc để chơi ghép hình. Tuy nhiên thỉnh thoảng có người đọc sai cháu vẫn biết và nhắc lại giúp họ. Mọi người rất ngạc nhiên và thích thú. Đến năm 6 tuổi, cháu chính thức bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng mẹ.

Mẹ cháu vẫn thường hay kể từ khi còn nhỏ cháu là đứa trẻ có nước da trắng trẻo nhưng sức khỏe lại không được tốt. Sắc mặt thiếu hồng hào vì mặt nổi nhiều gân xanh trông rất yếu ớt. Cháu rất hay ốm, đi viện mỗi tháng ít nhất hai lần. Từ khi cháu theo mẹ tu luyện đến nay, cháu chưa phải đến bệnh viện lần nào.

Thỉnh thoảng cháu cũng có bị sốt hay đau đầu, nhức mỏi cơ thể. Khi ấy thay vì nằm dài kêu than, khóc nhè thì cháu thường cố gắng luyện công và nghe các bài giảng Pháp Luân Đại Pháp. Chỉ sau 2 đến 3 ngày là sức khỏe cháu trở lại trạng thái bình thường.

Trần Tiến Thắng

Bé Thắng đọc sách Chuyển Pháp Luân cùng mẹ (Ảnh: Dkn.tv)

Cháu làm được điều đó vì khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, cháu hiểu rằng bệnh tật của con người đến chủ yếu là do tinh thần. Nếu có đi viện thì ngay cả bác sỹ cũng khuyên hãy vui vẻ lạc quan, yêu đời sẽ nhanh hết bệnh. Cháu đã học được cách suy nghĩ tích cực. Ví như khi cháu bị ngã, nếu lúc ấy cháu nghĩ không sao cả, không đau thì lúc ấy thật sự cháu không bị sao hết mà cũng không cảm thấy đau. Và ngược lại nếu cháu nghĩ là đau thì quả thật sẽ rất đau. Vậy nên mỗi lần cơ thể mệt mỏi, có cảm giác hình như mình sắp bị ốm thật, cháu thường suy nghĩ lạc quan, học Pháp và luyện công nhiều hơn.

Trước kia cháu cũng như các bạn, còn ích kỷ, nóng giận, hay đổ lỗi cho người khác, không biết chia sẻ từ đồ chơi đến đồ ăn. Có nhiều lần khi gặp bài toán khó, cháu rất hay cáu giận và cảm thấy trong người bực bội, không chịu lắng nghe ai nói. Từ khi thực hành Chân Thiện Nhẫn, cháu đã học được cách đối chiếu, nhìn lại và sửa chữa những gì chưa tốt để ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. Cháu đã bớt ích kỷ, biết chia sẻ và biết nghĩ cho người khác. Thật kỳ diệu là sau đó cháu học tập được tốt hơn và nhận được kết quả như mong muốn.

Trần Tiến Thắng

“Cháu đã học được cách suy nghĩ tích cực”. (Ảnh: Dkn.tv)

Các mối quan hệ với bạn bè và thầy cô ở trường có thay đổi hay xáo trộn gì khi cháu tu luyện không?

Ở lớp cô giáo có phân công cho cháu kèm bạn học kém hơn, giúp bạn giải bài toán khó hay giúp bạn kể một câu chuyện. Sau mỗi lần cháu giúp, các bạn thường cho cháu đồ ăn, đồ uống và cả tiền. Những lần như thế cháu đều nhận. Tuy nhiên sau khi về nhà cháu thấy rất áy náy không biết mình nhận có đúng không. Khi đối chiếu bản thân với Chân Thiện Nhẫn, cháu thấy mình chưa Thiện, chưa Chân. Cháu vẫn chưa giúp đỡ các bạn một cách vô tư, vô điều kiện. Nên ngay ngày hôm sau đến lớp, cháu mang hết những gì cháu đã nhận để trả lại cho các bạn. Các bạn đều nói cảm ơn cháu, cháu rất vui vì điều đó. Bạn cháu có hỏi vì sao cháu lại trả lại cho các bạn? Cháu nói: “Tớ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Sư Phụ dạy tớ phải chân thành và luôn biết nghĩ cho người khác, giúp người khác một cách vô tư, trong sáng không đòi hỏi phải trả công hay mong được báo đáp’”. Bạn cháu cười và nói cháu là một người bạn tốt.

Có nhiều lần các bạn cố tình làm các trò chọc tức cháu, cháu không còn bực bội hay cãi lại như trước. Khi cháu bị bạn làm hỏng đồ, cháu chỉ lặng lẽ sửa lại đồ của mình. Cháu không quát mắng làm bạn sợ. Giờ đây cháu đã biết nhẫn nhịn hơn. Với các bạn cháu luôn đối xử chân thành. Vậy nên ở lớp cháu luôn được thầy cô và bạn bè tin tưởng, yêu quý. Khi cháu nói các bạn rất lắng nghe và tôn trọng cháu. Vì thế mỗi khi có sự tranh chấp gì đó ở lớp thì các bạn luôn tìm và nhờ cháu đứng ra phân giải. Những lúc như thế, các bạn rất hài lòng về cách hòa giải của cháu và càng ngày cháu càng có nhiều bạn bè. Thầy cô và những người xung quanh cũng yêu quý cháu hơn. Cháu rất vui vì điều đó.

Trần Tiến Thắng

“Sư Phụ dạy tớ phải chân thành và luôn biết nghĩ cho người khác, giúp người khác một cách vô tư, trong sáng…” (Ảnh: Dkn.tv)

Kể từ ngày sống theo Chân – Thiện – Nhẫn, có trải nghiệm thú vị nào khiến cháu khó quên?

Mỗi ngày cháu tự đạp xe đến trường. Một hôm đến nhà xe của trường cháu loay hoay mãi mà cháu vẫn chưa dựng được xe đạp vì chân chống của nó yếu quá rồi. Lại sắp đến giờ vào lớp nên cháu đã rất bực bội. Cháu tức giận và đá cho nó một cái. Kết quả cháu bị chảy máu một ngón chân. Sau lúc ấy cháu biết mình sai và bình tĩnh lại. Vì cháu nhận ra khi nóng giận sẽ hay nói hoặc làm những việc gây tổn thương cho người khác và làm chính mình bị thương. Cháu tự hứa với lòng mình là lần sau cháu sẽ kiềm chế và bình tĩnh tìm cách khắc phục.

Cháu luôn đối đãi thiện lương và trân quý tất cả những gì xung quanh mình. Ví như việc cháu luôn giữ gìn sách vở sạch sẽ như lúc mới mua, không làm quăn góc hay dây mực ra sách vở. Những đồ dùng học tập cháu luôn để gọn gàng, ngăn nắp theo từng ngăn và đúng vị trí của nó. Như thế mỗi lần cần dùng đến cháu cũng không phải mất nhiều thời gian để tìm. Cháu không bao giờ bẻ cây, ngắt hoa ở trường hay bất cứ đâu. Khi đọc sách cháu hiểu rằng vạn vật đều có sinh mệnh, cháu luôn gìn giữ và trân trọng tất cả chúng.

Vì vậy, từ khi vào lớp một tới giờ, mẹ cháu mới phải mua cho cháu hai cái bút chì, một cái bút mực, một cái thước và hai cục tẩy. Còn lại đồ dùng học tập cháu đang dùng đều do cháu được thưởng, cháu gìn giữ hay cháu nhặt được chúng ở một góc lớp hay góc sân trường. Cháu đã hỏi các bạn nhưng chẳng bạn nào nhận là của mình cả, vứt đi thì tội nên cháu mang về sử dụng.

Trần Tiến Thắng

“Cháu luôn đối đãi thiện lương và trân quý tất cả những gì xung quanh mình”. (Ảnh: Dkn.tv)

Hiện nay học sinh phải chịu một áp lực học tập rất lớn, ngoài việc học ở trường, học ở nhà, học thêm, cháu lại dành thời gian tập luyện, vậy làm thế nào cháu có thể sắp xếp được thời gian để hoàn thành các việc?

Cháu thường dậy sớm vào buổi sáng để đọc sách hoặc đi ra điểm luyện công với mẹ. Dù thường xuyên thức khuya dậy sớm nhưng cháu vẫn tỉnh táo. Khi học trên lớp cháu tiếp thu bài rất nhanh và nhớ bài tốt. Cháu có thể ghi nhớ gần như tất cả các lời giảng trên lớp của thầy cô giáo và gần như không phải làm bài tập về nhà. Cháu thường làm bài tập luôn ở trên lớp, rất nhanh và ít khi phải làm ra nháp. Trong những năm vừa qua cháu luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.

Trần Tiến Thắng
“Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cháu có sức khỏe tốt, tinh thần vui vẻ, lạc quan, học tập đạt kết quả cao”. (Ảnh: Dkn.tv)

Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cháu có sức khỏe tốt, tinh thần vui vẻ, lạc quan, học tập đạt kết quả cao. Cháu biết cách để làm người tốt và sống tốt với những người xung quanh cháu. Cháu rất mong sẽ có nhiều bạn, nhiều người hơn nữa tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ngay từ nhỏ được tu luyện, được dạy cách để sống lương thiện, cách làm người tốt, cháu tin các bạn ấy sẽ luôn là niềm tự hào của bố mẹ, thầy cô và xã hội.

Lời bình

Dạy con trẻ không khó nếu chúng ta biết hướng chúng về những giá trị đạo đức căn bản ngay từ khi bắt đầu nhận thức đời sống xã hội. Cái gốc của một con người vẫn nằm ở chữ Tâm, nhân cách tốt mới có thể khiến tài năng và trí tuệ đâm chồi nảy lộc. Trẻ em như trang giấy trắng, hãy giúp chúng vun trồng và gìn giữ tâm hồn đơn thuần trong trẻo trong suốt chiều dài cuộc đời nhờ sự tu dưỡng đạo đức.

Xem thêm:

VIDEO: 6 PHÚT ĐỂ BIẾT PHÁP LUÂN CÔNG LÀ GÌ?

Theo Dkn.tv

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP