Bài phát biểu “đổi trắng thay đen” của Bạc Hy Lai trước khi ngã ngựa bị đào lại

Bài phát biểu “đổi trắng thay đen” của Bạc Hy Lai trước khi ngã ngựa bị đào lại

Bài phát biểu “đổi trắng thay đen” của Bạc Hy Lai trước khi ngã ngựa bị đào lại

Bài phát biểu “đổi trắng thay đen” của Bạc Hy Lai trước khi ngã ngựa bị đào lại

Bài phát biểu “đổi trắng thay đen” của Bạc Hy Lai trước khi ngã ngựa bị đào lại
Bài phát biểu “đổi trắng thay đen” của Bạc Hy Lai trước khi ngã ngựa bị đào lại
Thứ ba, 16-04-2024 18:40, (GMT+07:00)
Bài phát biểu “đổi trắng thay đen” của Bạc Hy Lai trước khi ngã ngựa bị đào lại
19-11-2021 15:15

Cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh – Bạc Hy Lai – đang thụ án chung thân từ năm 2013 tại nhà tù Tần Thành vì tội hối lộ, tham nhũng, lạm dụng chức quyền. Gần đây, đoạn video phát biểu của ông Bạc, được cho là bài phát biểu tại một cuộc họp nội bộ khi ông ta còn trong nhiệm kỳ ở Trùng Khánh, bất ngờ bị đào lại và chia sẻ trên Internet hải ngoại. Trong video, Bạc thanh minh cho cả gia đình và nói rằng hai vợ chồng ông không có tài sản riêng gì, cứ như vậy hàng chục năm rồi.

Bài phát biểu 'đổi trắng thay đen' của Bạc Hy Lai trước khi ngã ngựa bị đào lại

Bạc Hy Lai

Thông tin công khai cho thấy, ông Bạc Hy Lai sinh năm 1949, là con trai của nguyên lão Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Bạc Nhất Ba. Sự nghiệp chính trị của ông này bao gồm các chức vụ Thị trưởng Đại Liên (1993 - 2000), Tỉnh trưởng Liêu Ninh (2001 - 2004), Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc (2004 - 2007), Bí thư Thành ủy Trùng Khánh (2007 - 2012), Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ. 

Năm 2012, ông bị lập án xét xử, và bị kết án tù chung thân vào năm 2013 vì tội hối lộ, tham nhũng và lạm dụng chức quyền. Hiện đang thụ án tại nhà tù Tần Thành – một nhà tù được canh gác cẩn mật, tọa lạc tại Xương Bình, Bắc Kinh. Đây là nhà tù duy nhất ở Trung Quốc thuộc Bộ Công an, các nhà tù còn lại do Bộ Tư pháp quản lý. Phần lớn số phạm nhân là tù nhân chính trị và hiện nay đây là nơi giam giữ những nhân vật cấp cao đã ngã ngựa của chế độ Trung Quốc. 

Trong thời gian Bạc Hy Lai nắm quyền ở Trùng Khánh, đã xảy ra các sự kiện như cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh – Vương Lập Quân (Wang Lijun) phản bội và đào tẩu, vợ Bạc là Cốc Khai Lai (Gu Kailai) bị tình nghi giết Neil Heywood – một doanh nhân người Anh làm việc tại Trung Quốc. Cuối cùng, Cốc Khai Lai nhận án tử hình treo vì tội cố ý giết người và thụ án tại nhà tù Yên Thành – nhà tù trực thuộc Bộ Tư pháp Trung Quốc và nằm ở tỉnh Hà Bắc.

Bạc Hy Lai vào Bắc Kinh năm 2004 với tư cách là Bộ trưởng Bộ Thương mại, và rời Bắc Kinh năm 2007 để giữ chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Đoạn video này dường như là một bài thanh minh của ông ta tại một cuộc họp nội bộ khi còn cầm cương Trùng Khánh.

Vậy Bạc đã nói gì trong video?

Bạc Hy Lai khẳng định trong video rằng: “Tôi đã chuẩn bị tinh thần để ‘đánh đen trừ ác’ (xét xử các băng đảng và diệt trừ gian ác), sẽ động chạm đến lợi ích của một số người, sẽ có nhiều ý kiến ​​và quan điểm khác nhau. Hơn nữa, những người đã kết thành các băng nhóm này có mối quan hệ xã hội khá rộng, có khả năng nhất định trong việc điều hướng dư luận. Chúng ta dám ‘đánh đen’, cũng giống như người xưa nói rằng ‘dám tranh cao thấp với lũ ác ma, không nhường một tấc cho kẻ bạo chúa’, chính là phải có tinh thần này”.

Ông ta cũng nói rằng: “Ví dụ như, có không ít người đã đổ nước bẩn lên Trùng Khánh, bao gồm cả tôi và gia đình tôi. Thậm chí còn nói rằng con trai tôi đang học ở bên ngoài, nào là lái một chiếc Ferrari màu đỏ. Toàn là những lời xằng bậy, tôi nghe mà thấy rất tức giận. Không chỉ con trai tôi mà vợ chồng tôi cũng không có tài sản riêng gì, cứ như vậy hàng chục năm rồi. 

Vợ tôi vốn là luật sư được Bộ Tư pháp công nhận từ lâu. Trong thời gian ở Đại Liên, cô ấy đã rất thành công trong việc thành lập một công ty luật. Giáo sư nổi tiếng của Đại học Bắc Kinh – ông Vương Thiết Nhai (Wang Tieya) là thầy giáo của cô ấy, ông rất khen ngợi cô. Cô ấy mở công ty luật cũng lo là liệu có người sẽ bịa đặt chuyện về chúng tôi không, nói là chúng tôi kiếm chác qua công ty này, vì vậy mà một số chi nhánh mà chúng tôi mở cửa đã đóng từ lâu, đó là chuyện cách đây 20 năm. 

Bây giờ thì cô ấy ở nhà và làm một số việc nhà cho tôi. Tôi rất cảm động trước sự hy sinh của cô ấy. Có người còn nói con trai tôi học ở trường danh tiếng nào đó thì học phí ở đâu ra, tôi nói rõ đó là học bổng toàn phần”.

Bạc Qua Qua và chiếc Ferrari đỏ

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) từng đưa tin về chiếc xe Ferrari của Bạc Qua Qua (Bo Guagua), con trai của Bạc Hy Lai.

Tin tức được đưa vào ngày 26/11/2011 nói rằng, vào một buổi tối đầu năm nay, một nam thanh niên mặc lễ phục dạ hội bước ra từ chiếc Ferrari màu đỏ đậu trước Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc. Chàng trai trẻ này là Bạc Qua Qua 23 tuổi, mục đích của chuyến đi này là để hẹn hò với con gái của Đại sứ Hoa Kỳ lúc bấy giờ tại Trung Quốc Jon Huntsman. 

Theo WSJ, điều đáng ngạc nhiên là, người lái Ferrari không phải Bạc Qua Qua, mà là cha của cậu ta – Bạc Hy Lai. Bạc Hy Lai đang phát động một chiến dịch "Hát đỏ" gây tranh cãi, ông ta ra lệnh cho sinh viên và các quan chức dưới quyền về vùng nông thôn để lao động cải tạo. Còn con trai ông ta lại lái một chiếc xe thể thao đỏ rực như lá cờ của ĐCSTQ và trị giá hàng trăm nghìn USD. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của quốc gia (Trung Quốc) vào năm ngoái (năm 2010) là khoảng 3.300 USD.

Tài khoản Weibo, được cho là của Bạc Qua Qua, đăng bài thừa nhận cha mẹ mổ cướp tạng người

Ngoài ra, trong thời gian Bạc Hy Lai kháng án, vào ngày 23/9/2013, trên mạng Internet truyền tay nhau bức ảnh về tài khoản Weibo “Qua Qua Bạc 2013” (@瓜瓜薄2013), được cho là của con trai Bạc Hy Lai. Tài khoản này viết rằng:

“Bản cáo trạng lại còn lôi tôi vào! Đừng trách tôi bất nghĩa: Về cáo buộc mổ cướp nội tạng và xử lý tử thi một nhóm khí công nào đó và những người bất đồng chính kiến, ​​không thể đổ hết lên đầu cha mẹ tôi! Đó là vì khi đó những người lãnh đạo cấp trên đã có những chính sách tương ứng, nhất là khi có được sự ủng hộ của một thủ trưởng nào đó, và chúng được thực hiện trong thời cuộc lúc bấy giờ! Nhiều cơ quan trên khắp đất nước đều đang làm điều đó, bao gồm cả công an, viện kiểm sát, tòa án, quân đội, bệnh viện đều tham gia! Chẳng qua hai người họ (ý chỉ Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai) là người mở đầu, nếu chết thì mọi người cùng chết”.

Tài khoản Weibo “Qua Qua Bạc 2013” (@瓜瓜薄2013), được cho là của con trai Bạc Hy Lai, đăng bài thừa nhận cha mẹ mổ cướp tạng người. (Ảnh chụp màn hình)
Tài khoản Weibo “Qua Qua Bạc 2013” (@瓜瓜薄2013), được cho là của con trai Bạc Hy Lai, đăng bài thừa nhận cha mẹ mổ cướp tạng người. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Chiến dịch tai tiếng ‘Hát đỏ, đánh đen’ của Bạc Hy Lai

Đài Á Châu Tự Do (RFA) từng đưa tin rằng việc Bạc Hy Lai cổ xúy cho việc "hát đỏ, đánh đen" trong thời gian ở Trùng Khánh đã đưa nhiều người vô tội vào tù. Nhà bất đồng chính kiến người ​​An Huy – ông Thẩm Lương Khánh (Shen Liangqing) nói: "Việc Bạc Hy Lai rớt đài là kết quả của cuộc đấu tranh giành quyền lực trong đảng. Tất nhiên, cuộc đấu tranh giành quyền lực trong đảng về mặt tượng trưng là chống tham nhũng, đó là một vấn đề khác. Nhưng bản thân Bạc Hy Lai mang đầy tội lớn, trong đó bao gồm việc ông ta "hát đỏ, đánh đen" khi còn ở Trùng Khánh, thủ đoạn rất tàn nhẫn và đã chỉnh đốn rất nhiều người”.

Theo các tài liệu công khai, “Hát đỏ” là một trong hai cuộc vận động chính trị gây tranh cãi do Bạc Hy Lai phát động khi còn làm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Đến ngày 15/3/2012 khi Bạc bị bãi chức Bí thư thành ủy thì cuộc vận động này cũng chấm dứt. “Hát đỏ” bao gồm:

  • Yêu cầu công dân hát những bài hát cách mạng, thường được gọi là nhạc đỏ, để ca ngợi ĐCSTQ, Quân giải phóng nhân dân (PLA), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và chủ nghĩa xã hội, nhằm mục đích truyền tình cảm yêu nước; 
  • Đọc các cuốn sách kinh điển từ cổ chí kim, những kiệt tác thơ và áng văn xuất sắc; 
  • Kể những câu chuyện có ý nghĩa giáo dục, cụ thể là kể những câu chuyện về lịch sử ĐCSTQ;
  • Truyền bá những câu nói nổi tiếng, châm ngôn, cách ngôn thông qua tin nhắn văn bản, blog nhỏ, v.v.

Cuộc vận động còn lại tên là “Đánh đen trừ ác”, hay “Đánh đen”. Đây là một loạt các phiên tòa xét xử với danh nghĩa nhắm vào các băng nhóm ở Trùng Khánh, bắt đầu vào tháng 10/2009 và kết thúc vào năm 2011, được tiến hành dưới sự hậu thuẫn của Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân. Tổng cộng 4.781 nghi phạm đã bị bắt giữ, bao gồm 19 tên trùm tội phạm bị tình nghi, hàng trăm thành viên của Hội Tam Hoàng, và một số quan chức cảnh sát, hay quan chức của chính phủ và đảng bị cáo buộc tham nhũng. Tuy nhiên, chiến dịch chống tội phạm bị nghi ngờ có khả năng tra tấn để ép cung và tiêu diệt những người bất đồng chính kiến. Do đó, trong khi cải thiện trật tự trị an, nó cũng gây ra tranh cãi lớn trong xã hội. 

Xem video: KINH DOANH XÁC CHẾT - TỘI ÁC KINH HOÀNG CỦA VỢ CHỒNG BẠC HY LAI 

 

Quan chức quân đội không ưa Bạc Hy Lai

Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản cũng đưa tin vào năm 2013 rằng, vào trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 17 diễn ra vào tháng 6/2007, hơn 400 quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm tại Bắc Kinh, để bầu ra những quan chức có thể bước vào tầng chóp bu đưa ra các quyết sách của ĐCSTQ.

Bài báo dẫn lời một người trong nội bộ ĐCSTQ tiết lộ rằng, cuộc bỏ phiếu vào thời điểm đó đã gây ra sóng gió. Cụ thể là, Bộ trưởng Thương Mại lúc bấy giờ là Bạc Hy Lai – người được phe Giang Trạch Dân nhắm trúng – đã có số phiếu rất thấp, đặc biệt là các quan chức trong quân đội đánh giá ông ta cực kỳ thấp.

Xem thêm:

>Tiết lộ chấn động của Bạc Hy Lai: “Chủ tịch Giang Trạch Dân đã ra lệnh mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công”

Đông Phương

Theo Vision Times

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP