Vụ ‘đổ bê tông thi thể’: Phiên phúc thẩm sẽ mở lại vào 31/12 – Những nghi vấn về vụ án

Vụ ‘đổ bê tông thi thể’: Phiên phúc thẩm sẽ mở lại vào 31/12 – Những nghi vấn về vụ án

Vụ ‘đổ bê tông thi thể’: Phiên phúc thẩm sẽ mở lại vào 31/12 – Những nghi vấn về vụ án

Vụ ‘đổ bê tông thi thể’: Phiên phúc thẩm sẽ mở lại vào 31/12 – Những nghi vấn về vụ án

Vụ ‘đổ bê tông thi thể’: Phiên phúc thẩm sẽ mở lại vào 31/12 – Những nghi vấn về vụ án
Vụ ‘đổ bê tông thi thể’: Phiên phúc thẩm sẽ mở lại vào 31/12 – Những nghi vấn về vụ án
Thứ năm, 28-03-2024 21:54, (GMT+07:00)
Vụ ‘đổ bê tông thi thể’: Phiên phúc thẩm sẽ mở lại vào 31/12 – Những nghi vấn về vụ án
29-12-2021 15:16

Sau bản án sơ thẩm vụ “giết người đổ bê tông” ở Bình Dương, 3 bị cáo Hà, Huyên và Hồng Hoa đều kháng cáo kêu oan. Theo thông tin từ báo chí và những người trong cuộc, vụ án vẫn còn nhiều điểm nghi vấn uẩn khúc.

Bị cáo Hà sức khỏe yếu, được bị cáo Tâm Huyên và công an dìu vào tòa. (Ảnh qua VietNamNet)

Sau 9,5 tháng tạm hoãn, sáng 1/12/2021, TAND cấp cao tại TP.HCM đã mở lại phiên xét xử phúc thẩm vụ án “giết người đổ bê tông” rúng động ở huyện Bàu Bàng, Bình Dương. 

Ba bị cáo là Phạm Thị Thiên Hà, Nguyễn Ngọc Tâm Huyên, Trịnh Thị Hồng Hoa được áp giải đến tòa. Tuy nhiên, phiên tòa bị hoãn ngay trong buổi sáng do Hà không đảm bảo sức khỏe và tinh thần. 

Theo dự kiến, phiên tòa phúc thẩm sẽ được mở lại vào sáng 31/12/2021. 

Trước đó trong phiên xét xử, bị cáo Hà đã thông qua luật sư nộp lên tòa đơn kiến nghị gồm 7 nội dung. 

Trong đó bị cáo đề nghị triệu tập đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, đại diện tổ chức Pháp Luân Công để làm rõ “những việc làm của tôi không liên quan đến Pháp Luân Công”; đề nghị triệu tập bị cáo Thảo làm nhân chứng; từ chối luật sư chỉ định; kiến nghị phiên tòa xét xử thật sự công khai, cho báo chí và những người quan tâm đến tham dự.

Ngoài ra, bị cáo nêu một số vấn đề trong phòng giam như: “Cán bộ quản lý phòng giam của tôi là bà Ngô Thị D. có những hành động gây áp lực lên tinh thần và sức khỏe của tôi”, kiến nghị hủy bỏ việc cùm chân.

Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử (HĐXX) cho biết:

Về việc triệu tập đại diện Ban tôn giáo tín ngưỡng, Pháp Luân Công, HĐXX thấy không có liên quan nên không có cơ sở để triệu tập.

Về việc triệu tập bị cáo Thảo, HĐXX cho biết lời khai của bị cáo Thảo đã có trong hồ sơ vụ án, phù hợp lời khai của các bị cáo khác nên không cần triệu tập với tư cách người làm chứng.

HĐXX chấp nhận việc bị cáo từ chối luật sư bào chữa chỉ định. Về việc liên quan đến cán bộ trại giam, không thuộc thẩm quyền của HĐXX. Về việc xét xử công khai, HĐXX cho biết phiên tòa hôm đó xét xử công khai, do dịch bệnh để đảm bảo an toàn nên sắp xếp phòng riêng cho mọi người theo dõi phiên tòa.

Đơn kiến nghị do bị cáo Hà viết tay, ký vào ngày 30/11/2021, gửi TANN cấp cao, VKSND cấp cao và báo chí. (Nguồn: Trí Thức VN)

3/4 bị cáo kháng cáo kêu oan

Trước đó vào tháng 5/2019, việc phát hiện 2 thi thể trong thùng bê tông ở Bình Dương đã gây chấn động dư luận. Theo cáo trạng, 2 nạn nhân là Trần Đức Linh (sinh năm 1969, quê Nghệ An) và Trần Trí Thành (sinh năm 1992, ngụ TP. HCM) đã bị nhóm 4 bị can “giết hại và bỏ vào thùng đổ bê tông”.

Tại phiên xử sơ thẩm vào tháng 7/2020, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên tử hình bị cáo Phạm Thị Thiên Hà về tội giết người. Lê Ngọc Phương Thảo (30 tuổi) nhận án 22 năm tù về tội giết người và che giấu tội phạm, Nguyễn Ngọc Tâm Huyên bị phạt 19 năm tù về tội giết người và che giấu tội phạm và Trịnh Thị Hồng Hoa (mẹ của Hà) bị phạt 13 năm tù về tội giết người và không tố giác tội phạm.

Tuy nhiên sau bản án sơ thẩm, cả Hà, Huyên và Hồng Hoa đều kháng cáo kêu oan. Cụ thể, Hà kháng cáo khẳng định mình không giết Linh, còn Hoa cho rằng mình không tham gia giết người và không biết các bị cáo khác giết người; trong khi Huyên cho rằng mình không biết việc Linh bị giết và không trực tiếp tham gia giết Thành.

Bên cạnh đó, theo thông tin từ báo chí và những người trong cuộc, vụ án vẫn còn nhiều điểm nghi vấn uẩn khúc.

Những điểm nghi vấn về vụ án

Mâu thuẫn về thời điểm phát hiện thùng bê tông

Theo hồ sơ vụ án, Trần Đức Linh tử vong vào ngày 20/01/2019 khi cả nhóm còn ở Vũng Tàu. 3 ngày sau, thi thể Linh được chuyển từ Vũng Tàu về căn nhà thuê ở Bình Dương, rồi phi tang xác bằng cách cho vào thùng nhựa ướp trà, đổ bê tông. Trần Trí Thành bị giết vào ngày 15/03/2019, sau đó nhóm phụ nữ cho xác vào thùng nhựa đổ bê tông. Vì không chịu nổi mùi hôi thối nên vào đầu tháng 4, nhóm phụ nữ rời căn nhà trên và tới khách sạn Tiamo. 

Tuy nhiên, ông Vương (chủ cũ căn nhà) và ông Hưng (chủ mới căn nhà) cho biết, vào giữa tháng 4 và cuối tháng 4, hai ông đã tới căn nhà nhưng không thấy 2 thùng bê tông. 

“Trước đây khoảng ṃột tháng (giữa tháng 4), khi đến xem nhà để mua thì chưa thấy hai khối bê tông này. Đến chiều 15/5, khi đến dọn nhà để chuyển sang ở thì mới phát hiện vụ việc“, người chủ mới cho hay, theo báo Pháp luật TP. HCM . 

Điều này mâu thuẫn với thời điểm phát hiện thùng bê tông trong hồ sơ vụ án. Nếu 2 chiếc thùng bê tông xuất hiện sau khi nhóm phụ nữ rời đi, thì ai đã đem chúng tới?

Mẹ nạn nhân kêu oan cho bị cáo, nói con mình ‘chưa chết’

Ngày 26/6/2020, Tòa án tỉnh Bình Dương xét hỏi người nhà các nạn nhân trong vụ án “thi thể trong bê tông”.

Bất ngờ là tại phiên tòa, bà Nguyễn Thị Kim Thanh (sinh năm 1971, mẹ của nạn nhân Trần Trí Thành) đã đề nghị toà không xử lý 4 bị cáo vì họ không giết con bà. Bà Thanh cho rằng con mình còn sống, các bị cáo khai giết Thành chỉ là khai man.

Bà Thanh cho biết cơ quan điều tra đã lấy mẫu ADN của gia đình bà sau khi vụ việc xảy ra và nói rằng sau 1, 2 ngày sẽ có kết quả giám định. Nhưng đến nay (hơn 1 năm) gia đình vẫn chưa nhận được kết quả giám định ADN.

Và khi bà được cho xem các hình ảnh về thi thể thì bà thấy nó không giống con mình. “Tôi nhìn qua hình thì đầu con tôi không phải đầu như vậy? Đầu con tôi vuông hơn, to ngang và dài hơn không phải như trong ảnh chụp tử thi. Tôi nghĩ họ không giết con tôi. Tôi cũng không yêu cầu bồi thường”, bà Thanh nói.

Ngoài ra, trong bản Kết luận giám định đường vân tay của Phòng Kỹ thuật Hình sự Công an tỉnh Bình Dương (20/2/2020) ghi: Hình chụp vân tay ngón trỏ phải của tử thi, so với vân tay trong CMND của Trần Trí Thành cho kết quả “trùng khớp”. 

Tuy nhiên hình chụp tử thi cho thấy ngón trỏ phải bị cụt hai đốt. Nếu vậy tử thi sẽ không có dấu vân tay ngón trỏ phải, vậy làm sao đối chiếu với vân tay của Trần Trí Thành để cho ra kết quả “trùng khớp”? Hơn nữa, theo bà Thanh thì con trai bà không bị cụt ngón trỏ phải.

Ảnh tử thi trong khối bê tông hình chữ nhật được lưu trong hồ sơ vụ án. Tử thi được cho là của Trần Trí Thành. (Ảnh đã được làm mờ)

Một thi thể là nữ?

Theo cáo trạng, hai nạn nhân là nam giới, nhưng nhiều tờ báo trong nước đã đưa tin trước đó về thi thể nạn nhân là một nam, một nữ.

Báo Pháp luật TP. HCM viết: “Theo nguồn tin của PLO cho biết, hai xác người trong hai khối bê tông là một nam, một nữ.”

Chụp màn hình báo Pháp luật TP. HCM đăng ngày 16/5/2019.
Ảnh chụp màn hình báo Pháp luật TP. HCM đăng ngày 16/5/2019.

Báo Công an và báo Tuổi trẻ cũng đăng thông tin tương tự:

Ảnh chụp màn hình từ Báo Công An

Thi thể mới tử vong hơn 1 tháng?

Theo Hồ sơ của Công an Tỉnh Bình Dương, nạn nhân Trần Đức Linh tử vong vào ngày 20/1/2019 (gần 4 tháng trước khi phát hiện) và Trần Trí Thành chết vào ngày 15/3/2019 (3 tháng trước khi phát hiện).

Tuy nhiên, kết quả giám định pháp y ban đầu của Công an tỉnh Bình Dương cho biết hai thi thể mới bị giết hơn một tháng trước.

Ảnh chụp màn hình từ báo VNExpress.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, người trực tiếp đập hai khối bê tông chứa thi thể trên cho biết cả hai xác trên đều chưa thối rữa. Với kinh nghiệm mấy chục năm bốc xác, ông Hùng cho biết cả hai nạn nhân mới bị sát hại: “Cả hai thi thể vẫn còn nguyên vẹn. Nếu một người chết lâu, tôi chỉ cần nắm phần tóc đã rơi ra ngoài”, ông Hùng phân tích.

Tình tiết này một lần nữa mâu thuẫn với hồ sơ vụ án dấy lên nhiều nghi vấn về sự việc.

Thùy Linh 

Đăng theo Tinh Hoa

 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP