Vaccine và khẩu trang khó có thể chấm dứt dịch bệnh

Vaccine và khẩu trang khó có thể chấm dứt dịch bệnh

Vaccine và khẩu trang khó có thể chấm dứt dịch bệnh

Vaccine và khẩu trang khó có thể chấm dứt dịch bệnh

Vaccine và khẩu trang khó có thể chấm dứt dịch bệnh
Vaccine và khẩu trang khó có thể chấm dứt dịch bệnh
Thứ năm, 18-04-2024 23:21, (GMT+07:00)
Vaccine và khẩu trang khó có thể chấm dứt dịch bệnh
28-02-2022 09:59

Tạp chí y khoa The Lancet gần đây đã chỉ ra rằng đại dịch Covid-19 sắp kết thúc, nhưng virus corona sẽ tiếp tục tồn tại, vậy các phương pháp phòng chống dịch hiện tại có hiệu quả không?

 

Vaccine và khẩu trang khó có thể chấm dứt dịch

Tạp chí y khoa The Lancet gần đây đã chỉ ra rằng đại dịch Covid-19 sắp kết thúc, nhưng virus corona sẽ tiếp tục tồn tại, vậy các phương pháp phòng chống dịch hiện tại có hiệu quả không? (Tổng hợp)

 

Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng, nhà virus học Châu Âu và là nhà khoa học chính của một công ty công nghệ sinh học, đề xuất rằng ngoài các biện pháp sức khỏe cộng đồng bên ngoài, chúng ta cũng nên chú ý đến việc nâng cao mức độ tinh thần bên trong để cải thiện toàn diện khả năng chống lại virus và tự bảo vệ mình tốt hơn.

 

Đại dịch sắp kết thúc? 6 đặc điểm của biển thể Omicron 

 

Thế giới đang trải qua một làn sóng bùng phát Omicron khổng lồ. 

Theo dữ liệu của Next Strain, một nền tảng mở về nguồn gen virus, biến thể Omicron đã lan rộng đến 140 quốc gia và chiếm 97% số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu (tính đến ngày 27 tháng 2). 

Tỷ lệ mắc biến thể Omicron được phát hiện trên toàn cầu đang tăng vọt với tốc độ chưa từng có, và chỉ mất hơn 3 tháng để nó đạt được tỷ lệ mà biến thể Delta trước đó cần 8 tháng mới đạt được.

Vào tháng 1 năm nay, Christopher Murray, giáo sư tại Đại học Washington ở Seattle (Hoa Kỳ) và là giám đốc của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME), đã xuất bản một bài báo trên The Lancet nói về sự lây lan của biến thể Omicron.

Kết hợp bài báo của ông và các nghiên cứu khác, chúng ta có thể kết luận rằng làn sóng dịch Omicron này có 6 đặc điểm riêng biệt: ba tăng và ba giảm.

"Ba tăng" đề cập đến tỷ lệ nhiễm trùng tổng thể, tỷ lệ không có triệu chứng hoặc các triệu chứng nhẹ cũng như số lần nhập viện.

1. Tỷ lệ lây nhiễm nói chung

Theo ước tính của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe, tính đến giữa tháng 1 năm 2022, đã có tổng cộng 125 triệu người nhiễm Omicron trên toàn thế giới. Nếu so với thời điểm biến thể Delta đạt đỉnh vào năm ngoái (tháng 4), thì nó cao gấp 10 lần.

2. Tỷ lệ nhiễm trùng nhẹ và không triệu chứng 

Tỷ lệ nhiễm trùng nhẹ và không triệu chứng do biến thể Omicron tăng 80 - 90%. Nhìn chung, dịch có xu hướng nhẹ hơn.

3. Số lần nhập viện 

Mặc dù tỷ lệ chuyển nặng và nhập viện ngày càng giảm, nhưng số lần nhập viện vẫn sẽ tăng lên vì cơ sở lây nhiễm tổng thể của biến thể Omicron đặc biệt cao, và đã tăng ít nhất 10 lần. 

Dựa theo mô hình IHME, một số quốc gia cũng nhận thấy xu hướng gia tăng số ca nhập viện.

"Ba giảm" là tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ bệnh nặng và tỷ lệ tử vong. Tỷ lệ này đã giảm rõ rệt ở những người nhiễm biến thể Omicron.

1. Tỷ lệ nhập viện: Một nghiên cứu lớn của Brazil cho thấy, tỷ lệ nhập viện có triệu chứng đối với biến thể Omicron giảm 53%; trong khi tỷ lệ này giảm 50% ở các bang của Hoa Kỳ.

2. Tỷ lệ bệnh nặng: Giảm 74% trong nghiên cứu tại Brazil; giảm 80 - 90% tỷ lệ đặt nội khí quản tại bệnh viện hoặc tỷ lệ mắc bệnh trầm trọng ở Canada và Nam Phi.

3. Tỷ lệ tử vong: Giảm 91% trong nghiên cứu của Brazil.

Hiện tại, do vẫn còn một số lượng lớn người mắc bệnh nên dịch vẫn chưa thể kết thúc. Tuy nhiên, do đặc tính của “ba tăng ba giảm” nên sự lây lan của coronavirus mới trong tương lai sẽ ít gây hại cho sức khỏe hơn, và dịch bệnh có thể chuyển dần từ đại dịch sang bệnh truyền nhiễm. 

 

Vậy, định nghĩa về đại dịch và bệnh truyền nhiễm là gì?

 

Đại dịch: Một căn bệnh lây lan rộng, khả năng gây bệnh cao với tỷ lệ tử vong cao có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới, giống như biến thể Delta năm 2021.

- Bệnh truyền nhiễm: Nó có thể vẫn lây lan, nhưng khả năng gây bệnh và tỷ lệ tử vong không cao như đại dịch, tác động tổng thể không lớn và sẽ không ảnh hưởng đến toàn thế giới trên diện rộng. 

Nó cũng có thể diễn ra theo mùa (ví dụ, bệnh cúm có xu hướng bùng phát vào mùa đông), theo khu vực (giới hạn ở một số vùng hoặc quốc gia nhất định). 

Tuy nhiên, ngay cả khi không lây truyền rộng rãi, các bệnh truyền nhiễm vẫn có thể dẫn đến sự bùng phát tương đối nghiêm trọng.

 

Biến thể Omicron lây lan quá nhanh 

 

Vậy tóm lại, điều gì đã đưa dịch bệnh đi đến giai đoạn kết thúc, đó có phải là các biện pháp chống dịch mà chúng ta đang thực hiện hiện nay hay không? 

Về vấn đề này, Giáo sư Murray đã phân tích tác động thực tế của bốn biện pháp phòng chống dịch bệnh hiện nay đối với biến thể Omicron:

  • Vaccine: Hiệu quả tiêm vaccine chậm hơn tốc độ lây truyền và đột biến của virus.
  • Khẩu trang: Ở những khu vực đã xuất hiện biến thể Omicron, dù 80% người dân có đeo khẩu trang thì cũng chỉ giảm được 10% tỷ lệ lây nhiễm trong vòng 4 tháng tới.
  • Tăng tỷ lệ xét nghiệm: Nó sẽ chỉ khiến nhiều người nghỉ làm hoặc nghỉ học hơn, và sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ lây lan của Omicron.
  • Theo dõi lịch sử tiếp xúc: Với tốc độ và cường độ lây lan của Omicron, rất có thể các biện pháp theo dõi tiếp xúc đối với những người bị nhiễm virus trở nên vô ích.

Kết quả là, biến thể Omicron lây lan quá nhanh khiến nhiều kế hoạch và biện pháp phòng ngừa không thật sự hiệu quả.

Trên thực tế, không chuyên gia nào có thể dự đoán chính xác xu hướng dịch bệnh trong tương lai. Điều này là do đặc điểm lớn nhất của coronavirus mới là nó rất nhỏ, hay thay đổi và khó nắm bắt.

Vật chất di truyền của coronavirus mới là axit ribonucleic (RNA), và cấu trúc của nó không ổn định bằng axit deoxyribonucleic (DNA), nó dễ bị đột biến trong quá trình sao chép, điều này làm cho coronavirus mới biến đổi dễ dàng và nhanh chóng.

Do đó, chúng tôi gần như chắc chắn rằng các biến thể mới vẫn sẽ xuất hiện trong tương lai; và nếu virus trong tương lai có khả năng lây truyền mạnh hơn Omicron, thì các biện pháp phòng dịch hiện nay sẽ còn bộc lộ ra nhiều hạn chế hơn nữa.

 

Tập trung vào các khía cạnh tinh thần và hành vi có thể cải thiện khả năng kháng virus

 

Ngoài vaccine, khẩu trang và các biện pháp phòng chống dịch bệnh khác, chìa khóa để thực sự chống lại virus có thể nằm ở cơ thể của mỗi chúng ta.

Y học hiện đại thường nói rằng sự xuất hiện, phát triển và kết quả của hầu hết các bệnh là sự tác động tổng hợp của các nguyên nhân bên trong và bên ngoài.

Lý do bên trong:

Yếu tố bên trong là cơ sở phát sinh bệnh, bao gồm tất cả mọi trạng thái của cơ thể con người có ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch chống virus, và được chia thành hai khía cạnh: yếu tố di truyền và trạng thái tế bào miễn dịch.

  • Yếu tố di truyền: Vào tháng 10 năm 2021, Giáo sư Thirumalaisamy P. Velavan từ Viện Y học Nhiệt đới, Đại học Tübingen (Đức) và nhóm của ông, đã đăng một bài báo đánh giá trên tạp chí y khoa eBioMedcine. 

Họ cho rằng việc một người dễ dàng bị nhiễm virus, hay mức độ nghiêm trọng của bệnh đều liên quan đến di truyền của cơ thể. Thực tế, có nhiều gen có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

  • Tình trạng tế bào miễn dịch: các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào miễn dịch bao gồm uống rượu, hút thuốc, giấc ngủ, tâm trạng, căng thẳng, hạnh phúc, v.v.
  • Uống rượu: ngăn chặn số lượng và chức năng của các tế bào miễn dịch.
  • Hút thuốc lá: ảnh hưởng đến tình trạng kháng virus của biểu mô niêm mạc đường hô hấp.
  • Giấc ngủ: Nó ảnh hưởng đến tốc độ sửa chữa khả năng miễn dịch của con người.
  • Cảm xúc, căng thẳng: Cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến giải phóng các hormone căng thẳng và ngăn chặn chức năng và số lượng tế bào miễn dịch.
  • Hạnh phúc: Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đo lường khái niệm hạnh phúc, và nó ảnh hưởng đến khả năng chống virus tổng thể của các tế bào miễn dịch.

Những yếu tố này ở cấp độ tinh thần và hành vi của con người, và dường như rất khó để kết nối với chức năng của các tế bào miễn dịch. 

Tuy nhiên, một khoa học mới, psychoneuroimmunology, đã xuất hiện trong những thập kỷ gần đây, đã tiết lộ rằng những thay đổi về hành vi, tinh thần và cảm xúc trong thế giới vĩ mô có liên quan mật thiết đến khả năng miễn dịch tế bào trong thế giới vi mô. 

Ví dụ, những người trung thực, khoan dung, độ lượng, quan tâm đến người khác và cống hiến cho xã hội không dễ bị nhiễm virus; ngược lại, những người nói dối, nóng giận, kiểm soát cảm xúc kém và chỉ tập trung vào hưởng thụ vật chất, dễ bị nhiễm virus hơn.

 

Lý do bên ngoài:

 

Yếu tố bên ngoài là những điều kiện bên ngoài để phát sinh bệnh, là những yếu tố mà con người không thể kiểm soát được như sự đột biến của virus, khả năng lây truyền, khả năng gây bệnh, v.v.

Chiến đấu chống lại bệnh dịch là sự kết hợp của các yếu tố bên trong và bên ngoài, vì vậy chúng ta không thể chỉ nhấn mạnh một cách mù quáng đến các yếu tố bên ngoài mà bỏ qua các điều kiện bên trong cơ thể. 

Đặc biệt là khi sự lây lan của virus đột biến ngày càng mạnh mẽ, chúng ta càng nên suy nghĩ về cách sử dụng hiệu quả khả năng miễn dịch kháng virus vốn có của mình.

Vì vậy, trong sự thăng trầm của dịch bệnh, có một điều luôn không đổi, đó là con người nên coi trọng hơn các quan niệm về liêm, chính, nhân, bao dung trong các giá trị truyền thống. 

Hơn nữa, khai thác tiềm năng chống lại virus từ cấp độ tâm linh có thể giúp mọi người đối phó tốt hơn với dịch bệnh, và nó cũng có thể là chìa khóa để cuối cùng chấm dứt dịch bệnh.

Xem thêm:

VIDEO: Vì Sao Ôn Dịch Xuất Hiện Khi Lòng Người Vô Đạo?

 

 

Bảo Vy
Theo Epoch Times tiếng Trung

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP