Vaccine Covid-19 Trung Quốc vướng nghi vấn là tác nhân gây ung thư máu

Vaccine Covid-19 Trung Quốc vướng nghi vấn là tác nhân gây ung thư máu

Vaccine Covid-19 Trung Quốc vướng nghi vấn là tác nhân gây ung thư máu

Vaccine Covid-19 Trung Quốc vướng nghi vấn là tác nhân gây ung thư máu

Vaccine Covid-19 Trung Quốc vướng nghi vấn là tác nhân gây ung thư máu
Vaccine Covid-19 Trung Quốc vướng nghi vấn là tác nhân gây ung thư máu
Thứ năm, 18-04-2024 13:51, (GMT+07:00)
Vaccine Covid-19 Trung Quốc vướng nghi vấn là tác nhân gây ung thư máu
01-06-2022 15:01

Gần đây, một số bệnh nhân ung thư máu ở Trung Quốc đã gửi liên tiếp hai bức thư ngỏ, chỉ ra rằng có hàng nghìn trường hợp cho thấy căn bệnh của họ có liên quan đến việc tiêm chủng vaccine Covid-19 sản xuất trong nước. Sự việc đang thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Chuyên gia tiêm chủng Trung Quốc đã không trả lời trực tiếp, chỉ nói rằng "phán đoán phải có cơ sở". Trên thực tế, dữ liệu giám sát về tác dụng phụ của vaccine Trung Quốc đã bị che đậy từ hơn một năm qua.

 

Vaccine Covid-19 Trung Quốc vướng nghi vấn là tác nhân gây ung thư máu

Ảnh minh họa vaccine Covid-19 Trung Quốc. (Flickr / Creative Commons 2.0)

 

Vào ngày 27/5 theo giờ địa phương, tại cuộc họp báo về phòng chống dịch bệnh do Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức, một kênh truyền thông Hong Kong đã đặt câu hỏi: Trên Internet có thông tin rằng, có người mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vaccine Covid-19, hai việc này có liên quan tới nhau không?

 

Ông Vương Hoa Khánh (Wang Huaqing), chuyên gia chính trong Chương trình Tiêm chủng của CDC Trung Quốc, đã không trả lời trực tiếp mà chỉ đưa ra các thông tin về y học thường thức. Ông nói: “Các triệu chứng và bệnh xuất hiện sau khi tiêm chủng có liên quan đến vaccine hay không, các nhận định liên quan phải tuân theo quy trình chuẩn hóa và phải có cơ sở”.

 

Về vấn đề này, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã có một cuộc phỏng vấn với ông Khổng Tường Kỳ (Kong Xiangqi), cựu bác sĩ Khoa truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan, vào hôm thứ Ba (31/5). Ông chỉ ra rằng, để xác định liệu tiêm chủng có liên quan đến việc mắc bệnh bạch cầu hay không, cần phải có những dữ liệu thống kê cơ bản; các chuyên gia cũng cần đối chứng trên một nhóm người tương ứng, nghiên cứu xem có bao nhiêu người mới được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu trong một khoảng thời gian nhất định, xem liệu tỷ lệ này có vượt quá tỷ lệ mắc bệnh tự nhiên hay không.

 

“Nhưng cho đến nay, vaccine của Trung Quốc còn quá bí ẩn, họ hầu như không công khai dữ liệu về chúng, hầu như không có số liệu về mức độ an toàn”, ông Khổng nói.

 

Đặt câu hỏi về vaccine, nhóm người mắc bệnh bạch cầu bị giới chức trấn áp

 

Gần đây, một nhóm bệnh nhân ung thư máu từ hơn 30 tỉnh, thành phố và khu tự trị ở Trung Quốc đã gửi liên tiếp hai bức thư ngỏ. Trong đó nêu rõ sau khi tiêm vaccine Covid-19 không lâu, họ đều xuất hiện các triệu chứng như phát sốt, đổ mồ hôi trộm, ho, nhức đầu, nôn mửa, mệt mỏi, tiêu chảy, khó thở, v.v. ở các mức độ khác nhau. Sau khi kiểm tra tại bệnh viện, "tất cả chúng tôi đều bị [chẩn đoán mắc] bệnh bạch cầu cấp tính" (ung thư máu).

 

Loại vaccine Covid-19 mà họ tiêm chủng chủ yếu là của Sinovac. Ngoài ra còn có loại của Chongqing Zhifei hoặc loại của Sinopharm do các Viện nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh, Vũ Hán, và Trường Xuân sản xuất. 

 

Hầu hết mọi người đều có phản ứng bất lợi nghiêm trọng sau hai mũi tiêm, một số ít có phản ứng ngay sau mũi thứ 1 hoặc sau mũi thứ 3. Phần lớn xuất hiện các triệu chứng sau khi tiêm một vài ngày, sau đó được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, chủ yếu là bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính (ALL) và bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML).

 

Thư ngỏ nói rằng, các bệnh nhân đã tự thống kê được hàng nghìn trường hợp, số liệu này cho thấy những trường hợp này có liên quan đến bệnh bạch cầu và vaccine; nhưng có lẽ vì tiêm chủng là chính sách quốc gia nên các nhóm chuyên gia địa phương không dám đưa ra kết luận rằng vaccine có tác dụng phụ.

 

Một bức thư ngỏ khác nói rằng, họ đã thống kê một vài nhóm bệnh nhân mắc bệnh này trên mạng xã hội, ước tính một cách thận trọng rằng số người đột nhiên mắc bệnh bạch cầu sau khi chủng ngừa ở Trung Quốc là hơn 10.000 người. Nhưng hiện giờ chính quyền coi những bệnh nhân này như "kẻ thù" và trấn áp họ, ngay cả các phóng viên truyền thông và luật sư cũng không dám giúp đỡ họ.

 

Dư luận nước ngoài đặt câu hỏi: Hơn 90% người dân Trung Quốc đã được tiêm vaccine sản xuất trong nước, nhưng hơn một năm qua giới chức Trung Quốc đã không công bố số liệu giám sát phản ứng có hại của vaccine. Hiện giờ lại đàn áp nhóm bệnh nhân đang đặt ra nghi vấn. Rốt cuộc họ đang che giấu điều gì? Việc này rất đáng để điều tra thêm.

 

Dữ liệu giám sát về phản ứng bất lợi của vaccine Covid-19 Trung Quốc là một ẩn số

 

Gần đây, tài khoản WeChat về y dược “Badian Jianwen” của Sina đã đăng một bài viết nói rằng, "Không có bằng chứng cho thấy vaccine Covid-19 gây ra bệnh bạch cầu, nhưng dữ liệu phản ứng bất lợi đã không được công bố trong một năm qua".

 

Theo bài viết này, thống kê mới nhất cho thấy toàn Trung Quốc đã tiêm 3,38 tỷ mũi vaccine cho 91,22% dân số. Trên phương diện khoa học, để xác định phản ứng có hại do tiêm chủng gây ra, cần thống kê tỷ lệ xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng và phân tích dữ liệu trên quy mô lớn.

 

Bài báo đề cập rằng vào ngày 28/5/2021, CDC Trung Quốc đã công bố dữ liệu giám sát mức độ an toàn của vaccine Covid-19 nội địa được ghi nhận từ ngày 15/12/2020 đến ngày 30/4/2021. Đây là lần duy nhất chính quyền Trung Quốc công khai dữ liệu về phản ứng có hại của vaccine.

 

Tài liệu liệt kê các mức độ và tỷ lệ phản ứng có hại khác nhau, như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, v.v.; một lượng lớn các trường hợp bị phát ban, dị ứng và phù mạch; một số ít sốc phản vệ, viêm họng phù nề… Nhưng tài liệu đặc biệt nhấn mạnh rằng những phản ứng dị ứng nghiêm trọng này là “cực kỳ hiếm”. Tài liệu không cung cấp thông tin cụ thể và cũng không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào. Bệnh bạch cầu không có trong danh sách.

 

Kể từ đó, chính quyền Trung Quốc không công bố thêm dữ liệu về phản ứng bất lợi sau khi tiêm ngừa, cũng không có một trang web công khai nào để công chúng tự kiểm tra dữ liệu liên quan.

 

Bài viết cũng chỉ ra rằng, ở Trung Quốc, chỉ có các tổ chức y tế, doanh nghiệp dược và cơ quan giám sát mới có thẩm quyền báo cáo các phản ứng có hại của vaccine. Các cá nhân nếu cho rằng bản thân xuất hiện phản ứng phụ sau khi tiêm chủng, đầu tiên cần được trung tâm tiêm chủng và tổ chức y tế nhận định sơ bộ, sau đó các cơ quan này sẽ báo cáo tình hình lên hệ thống.

 

Ở Mỹ, dữ liệu này sẽ được công khai trên Hệ thống Báo cáo Phản ứng Có hại của Vaccine (VAERS). Cơ quan hữu trách sẽ thường xuyên cập nhật dữ liệu, đưa ra lời giải thích rõ ràng cũng như đề xuất và cảnh báo cho công chúng.

 

Đông Phương

Nguồn NTD tiếng Trung

Đăng theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP