Hôm thứ Bảy (ngày 1/5), tài khoản Weibo chính thức của trang web tin tức Trường An, thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương ĐCSTQ đã cho đăng những bức ảnh so sánh vụ phóng hỏa tiễn của Trung Quốc và việc hỏa táng thi thể người mất vì dịch bệnh ở Ấn Độ, để chế giễu mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh ở Ấn Độ. Hành động này đã làm dấy lên sự tức giận của cư dân mạng Trung Quốc và hải ngoại, tố cáo ĐCSTQ tội “hủy hoại nhân loại”, theo Epochtimes.

Bài đăng trên Weibo chính thức của ĐCSTQ chế giễu dịch bệnh ở Ấn Độ đã bị dư luận cáo buộc là "vô nhân tính". (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Bài đăng trên Weibo chính thức của ĐCSTQ chế giễu dịch bệnh ở Ấn Độ đã bị dư luận cáo buộc là "vô nhân tính". (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Trong bài đăng của Trường An, bên trái là cảnh tên lửa của Trung Quốc phụt lửa và bắt đầu phóng lên, và bên phải là cảnh các nhân viên Ấn Độ mặc quần áo bảo hộ thực hiện việc hỏa thiêu thi thể người thiệt mạng do Covid-19. Bài đăng trên blog có kèm theo dòng chữ “Mồi lửa Trung Quốc VS Mồi lửa Ấn Độ” và đi kèm dòng là nhãn chủ đề bài viết: “Ấn Độ mới xác nhận hơn 400.000 trường hợp trong một ngày”.

 

Tờ “Apple Daily” của Hồng Kông đã viết rằng một bài đăng như vậy là một đòn phản công của ĐCSTQ theo đường lối ngoại giao Trung-Ấn vốn đang có xung đột vì chiến tranh biên giới từ năm ngoái, và nó cũng phù hợp với phong cách “chiến lang” (sói chiến) nhất quán của Trung Quốc.

Trước đây, những bài đăng như vậy sẽ thu hút một số lượng lớn các bình luận ủng hộ của cac “tiểu phấn hồng” hay lực lượng 5 hào (ngũ mao), tạo thành một luồng dư luận “yêu nước” sâu sắc. Nhưng lần này, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương đã không tính toán hết được mức độ phản ứng của dư luận. Tuy rằng vẫn có một vài tiểu phấn hồng ủng hộ, nhưng không thể làm thành khí thế mà ngược lại đã bị những lời nguyền rủa át đi.

Một số người nói: “Quan chức chính phủ đã nói như vậy ư?”; “Tuyên giáo cũng tham gia vào một số hành vi tiểu nhân như thế này, thực sự mất mặt quá”; “Bức ảnh so sánh được đăng bởi kênh Trường An cho thấy đó là hành vi vô nhân đạo và nó thật đáng xấu hổ và bỉ ổi”.

Cũng có người nói: “Tôi biết một số người có xuất phát điểm rất thấp, nhưng không ngờ lại thấp đến mức này, thấp đến mức có thể công khai chế nhạo cái chết của người khác, thấp đến mức táng tận thiên lương mà vẫn còn coi là quang vinh”.

Người khác lại dẫn một câu trong sách Lễ – Nhạc rằng: “Lân có tang, thung không phân; lý có tấn, không hạng ca”, nghĩa là “trong xóm có đám tang thì không giã gạo, người làng thì có đám tang thì không hát trong các con hẻm”. Đây là một nét văn hóa truyền thông khiêm cung và nhân nghĩa, nhưng quan chức ĐCSTQ ngày nay đã hoàn toàn không còn nghe lời tiền nhân. 

Người khác để lại lời bình luận: “Trường An không đại diện cho người dân Trung Quốc. Tôi hy vọng người dân Ấn Độ sẽ loại bỏ được virus càng sớm càng tốt”.

Giữa sự tức giận của chính người dân trong nước, kênh Trường An Trung Quốc đã phải xóa bài đăng trên blog, nhưng cư dân mạng Weibo vẫn tiếp tục lên án. Họ để lại lời nhắn: “Bản chất con người cao hơn chính trị. Tôi không nghĩ việc hoan nghênh cái chết của những người vô tội có thể thúc đẩy uy tín quốc gia … Hãy để mọi người thấy chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của các phương tiện truyền thông chính thức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương”.

 

Người khác viết sau khi kênh đã xóa bài đăng: “Các vị có đủ dũng cảm để chấp nhận ý kiến ​​của mọi người không? Là Weibo chính thức của Tin tức Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung Quốc, nhận xét của các vị thực sự đáng xấu hổ. Các vị có quan tâm đến nhân văn cơ bản không?”

Những người khác nói rằng họ đã báo cáo bài đăng này lên Weibo vì “thúc đẩy sự thù hận” và “phân biệt đối xử trong khu vực”.

Trên Twitter, tin tức này cũng khiến một lượng lớn các tweet bằng tiếng Hoa bày tỏ sự tức giận. Họ khiển trách ĐCSTQ và các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ vì “thực sự ngày càng trở nên tồi tệ hơn”. Có người nói: “Nó từng là một con cáo với cái đuôi giấu đi, nhưng bây giờ nó là một con sói chiến hung dữ”. Hay có người lại bình luận rằng: “Đây là lời nhận xét trắng trợn chống lại con người”, “Ai ác, thiên hạ hãy nhìn rõ”.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Trường An đăng một bài như vậy. Nhìn vào các bản phát hành gần đây của họ, việc chống lại Ấn Độ gần như không bị gián đoạn.

Ngoài ra, Trung tâm Báo chí của Bộ Công an Trung Quốc và Weibo chính thức của Cơ quan Quản lý Công an Bộ Công an cũng đưa ra một bức ảnh so sánh tương tự trong ngày 30 tháng 4 vừa qua. Bên trái của bức ảnh là công trường xây dựng bệnh viện Vũ Hán Hỏa Thần Sơn, và bên phải là khu vực hỏa táng thi thể lập tạm ngoài trời của Ấn Độ.

 
Bài đăng trên Weibo chính thức của ĐCSTQ gắn thẻ "Delhi, Ấn Độ dùng nơi hỏa táng cho chó để hỏa táng người". (Ảnh chụp màn hình Weibo)
Bài đăng trên Weibo chính thức của ĐCSTQ gắn thẻ "Delhi, Ấn Độ dùng nơi hỏa táng cho chó để hỏa táng người". (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Bức ảnh có kèm theo dòng chữ “Hỏa Thần Sơn của Trung Quốc và Hỏa Thần Sơn của Ấn Độ”, cùng với đó là dòng tiêu đề “New Delhi, Ấn Độ thay dùng lò hỏa táng của chó sang cho người”. Vào giữa đêm 1/5, bài đăng trên blog này cũng đã bị xóa.

Xem thêm:

VIDEO: TRUNG QUỐC THU LẠI LỢI NHUẬN KHỔNG LỒ TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KINH DOANH XÁC CHẾT NHƯ THẾ NÀO

Theo ĐKN