Truyền thông Anh: Ông Tập từ chối đề nghị gặp mặt của ông Biden

Truyền thông Anh: Ông Tập từ chối đề nghị gặp mặt của ông Biden

Truyền thông Anh: Ông Tập từ chối đề nghị gặp mặt của ông Biden

Truyền thông Anh: Ông Tập từ chối đề nghị gặp mặt của ông Biden

Truyền thông Anh: Ông Tập từ chối đề nghị gặp mặt của ông Biden
Truyền thông Anh: Ông Tập từ chối đề nghị gặp mặt của ông Biden
Thứ bảy, 20-04-2024 16:02, (GMT+07:00)
Truyền thông Anh: Ông Tập từ chối đề nghị gặp mặt của ông Biden
15-09-2021 14:52

Hôm thứ Ba (14/9), tờ Financial Times của Anh dẫn nhiều nguồn tin cho biết, trong 90 phút điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Biden đã đề nghị gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng ông Tập đã không trả lời.

Bài báo cho biết, ông Biden đã đề xuất với ông Tập việc lãnh đạo hai bên tổ chức hội nghị thượng đỉnh nhằm phá vỡ thế cục bế tắc trong quan hệ Mỹ - Trung. Tuy nhiên, một số nguồn tin nắm rõ nội dung cuộc điện đàm nói rằng, lãnh đạo Trung Quốc đã không chấp nhận đề nghị, và còn yêu cầu Washington có giọng điệu bớt cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh.

Báo cáo còn viết, kết quả cuộc điện đàm khiến một số quan chức Mỹ cho rằng Bắc Kinh đang tiếp tục chơi khó Washington. Nhà Trắng mô tả cuộc gọi này là cơ hội để kiểm tra xem ông Tập Cận Bình có sẵn sàng tham gia nghiêm túc vào cuộc đàm phán hay không, sau khi một số cuộc gặp ngoại giao giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc không đạt được tiến triển.

Financial Times dẫn lời 5 người thạo tin nói rằng, mặc dù ông Tập Cận Bình không sử dụng ngôn từ gay gắt như các nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc vào đầu năm nay, nhưng thông điệp tổng thể mà ông gửi tới Tổng thống Biden là Hoa Kỳ phải giảm bớt giọng điệu.

Kể từ khi ông Biden nhậm chức, ông đã bày tỏ thái độ gay gắt và chỉ trích chính quyền Trung Quốc vì vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, đàn áp phong trào dân chủ Hong Kong và các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan. Bắc Kinh luôn đáp trả rằng chính quyền ông Biden đang can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

"Nếu không chắc chắn về những gì có thể đạt được từ ông Biden, cuộc tiếp xúc với Tổng thống Biden có thể sẽ là một rủi ro chính trị đối với ông Tập Cận Bình", bài báo viết.

Nguồn tin thứ 6 cho biết, ông Biden coi hội nghị thượng đỉnh này là một trong những khả năng để tiếp sau đây có thể gặp mặt ông Tập. Và Tổng thống Hoa Kỳ không mong đợi một câu trả lời ngay lập tức từ người đồng cấp Trung Quốc.

Một quan chức Mỹ biết rõ về cuộc trò chuyện cho biết, mặc dù ông Tập Cận Bình không chấp nhận ý tưởng tổ chức hội nghị thượng đỉnh, nhưng Nhà Trắng cho rằng một phần nguyên nhân là do lo ngại về COVID-19. Trước khi đại dịch bùng phát, ông Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước đến Myanmar vào đầu năm 2020 và không rời Trung Quốc kể từ đó.

Hoa Kỳ đã cân nhắc tổ chức cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Trung - Mỹ bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ý vào tháng 10, nhưng truyền thông Trung Quốc cho rằng ông Tập Cận Bình có thể sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh G20. Đồng thời, ông Tập cũng sẽ không tham dự cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Co-operation Organisation) tại Tajikistan trong tuần này, nơi Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan và các nước Trung Á sẽ thảo luận về vấn đề Afghanistan.

Một nguồn tin khác nắm rõ cuộc gọi giữa hai nguyên thủ quốc gia cũng nói rằng, có thể hình dung rằng Chủ tịch Trung Quốc không muốn đưa ra lời hứa vào thời điểm đặc biệt này. Một người thạo tin khác cho biết, hai bên có thể đồng ý thực hiện một cuộc gọi video trong thời gian diễn ra hội nghị G20, đây sẽ là một bước tiến so với một cuộc gọi điện thoại. Nhưng ba nguồn tin nói rằng, ông Biden cảm thấy thất vọng vì ông Tập rõ ràng thiếu quan tâm đến hội nghị thượng đỉnh.

Còn báo cáo chính thức của chính quyền Trung Quốc về cuộc gọi này thì nhấn mạnh rằng, cuộc gọi do ông Biden khởi xướng và Hoa Kỳ “mong muốn có thêm các cuộc thảo luận và hợp tác với Trung Quốc” để đảm bảo rằng sự cạnh tranh giữa hai nước sẽ không trở thành xung đột. Theo tờ Financial Times, ngôn ngữ mà truyền thông chính thống Trung Quốc sử dụng ám chỉ rằng Washington đang nỗ lực để thúc đẩy các cuộc tiếp xúc hơn cả Bắc Kinh.

Một ngày sau cuộc gọi, tờ Financial Times đưa tin rằng chính quyền ông Biden đang xem xét cho phép Đài Loan đổi tên văn phòng đại diện ở Mỹ, nghĩa là đổi từ “Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc” thành "Văn phòng Đại diện Đài Loan". Tin tức này nhận được phản ứng giận dữ từ chính quyền Bắc Kinh. Họ lo lắng rằng việc đổi tên sẽ củng cố cho tuyên bố Đài Loan là quốc gia có chủ quyền.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

Đăng theo NTDVN

 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP