Trung Quốc xuất hiện nhiều trẻ em mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vaccine COVID-19

Trung Quốc xuất hiện nhiều trẻ em mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vaccine COVID-19

Trung Quốc xuất hiện nhiều trẻ em mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vaccine COVID-19

Trung Quốc xuất hiện nhiều trẻ em mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vaccine COVID-19

Trung Quốc xuất hiện nhiều trẻ em mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vaccine COVID-19
Trung Quốc xuất hiện nhiều trẻ em mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vaccine COVID-19
Thứ tư, 24-04-2024 00:08, (GMT+07:00)
Trung Quốc xuất hiện nhiều trẻ em mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vaccine COVID-19
13-03-2022 13:37

Sau khi tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên, bé Li Jun, 4 tuổi, bị sốt và ho. Bé được đưa đến bệnh viện điều trị và nhanh chóng khỏi bệnh. Nhưng sau mũi vaccine thứ hai, cha bé nhận thấy có điều gì đó không ổn.

 

Trung Quốc xuất hiện nhiều trẻ em mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vaccine COVID-19

Trẻ em đang chờ tiêm vaccine ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 18/11/2021 (Nguồn ảnh: Getty Images)

 

Quanh mắt bé xuất hiện sưng tấy và không khỏi. Trong nhiều tuần, bé kêu đau ở chân, nơi cũng xuất hiện những vết bầm tím. Vào tháng Giêng, một vài tuần sau khi tiêm liều thứ hai, cô bé 4 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính (ung thư máu).

Ông Li (bí danh), cha của bé, là người tỉnh Cam Túc thuộc miền Trung Bắc Trung Quốc, nói với The Epoch Times: “Trước khi tiêm vaccine, con bé hoàn toàn khỏe mạnh. Tôi đưa nó đi kiểm tra sức khỏe thì mọi thứ của nó bình thường”.

Ông Li là một trong số hàng trăm người Trung Quốc tuyên bố trên mạng xã hội, rằng họ hoặc thành viên gia đình họ đã bị mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vaccine của Trung Quốc. 8 người trong số đó đã xác nhận tình trạng bệnh khi The Epoch Times tiếp cận. The Epoch Times không tiết lộ tên của những người được phỏng vấn để bảo vệ sự an toàn của họ.

Các trường hợp bị bệnh bạch cầu rơi vào các nhóm tuổi khác nhau, ở các vùng khác nhau của Trung Quốc. Nhưng ông Li và một số người khác đặc biệt chỉ ra sự gia tăng bệnh nhân từ nhóm tuổi trẻ hơn. Hiện tượng này xuất hiện trong vài tháng qua, khi chính quyền Trung Quốc thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em từ 3 đến 11 tuổi, bắt đầu từ tháng 10/2021.

Con gái của ông Li đã được tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên vào giữa tháng 11 theo yêu cầu của nhà trẻ. Ông Li cho biết, bé hiện đang được hóa trị tại Bệnh viện Nhân dân số 2 Lan Châu, nơi có ít nhất 20 trẻ em đang được điều trị các triệu chứng tương tự, hầu hết là các bé từ 3 đến 8 tuổi.

Ông Li nói, theo các bác sĩ của bệnh viện, kể từ tháng 11/2021, số trẻ em điều trị bệnh bạch cầu ở khoa huyết học đã tăng gấp đôi so với những năm trước và lấp đầy giường bệnh. Bệnh viện hiện đang quá tải”.

Ông Li tiết lộ, gần đây có ít nhất 8 trẻ em ở quận Tô Châu, nơi ông sinh sống, đã chết vì căn bệnh bạch cầu này.

The Epoch Times không thể liên hệ ngay với khoa huyết học của bệnh viện để đưa ra bình luận.

 

Áp lực quốc gia

 

Theo số liệu mới nhất từ ​​Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tính đến ngày 13 tháng 11, Trung Quốc có khoảng 84,4 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 3-11 đã được tiêm chủng. Con số này chiếm hơn một nửa dân số trong độ tuổi tương ứng.

Khi chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em ở Trung Quốc bắt đầu được triển khai, nó đã gặp phải sự phản đối của một số bậc cha mẹ. Họ bày tỏ quan ngại về việc thiếu dữ liệu về ảnh hưởng của vaccine Trung Quốc đối với độ tuổi này. Các loại vaccine lưu hành ở Trung Quốc được cung cấp bởi hai hãng dược phẩm Trung Quốc là Sinopharm và Sinovac. Dữ liệu thử nghiệm trên người lớn cho thấy tỷ lệ hiệu quả tương ứng là 79% và 50,4%.

Tuy nhiên, thông tin về ảnh hưởng sức khỏe của các loại vaccine này đối với trẻ em còn rất hạn chế. Cuối tháng 11, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, họ không phê duyệt hai loại vaccine này để sử dụng khẩn cấp ở vùng nách.

 

Trẻ em chuẩn bị tiêm vaccine COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 18/11/2021. (Ngồn ảnh: Getty Images)

 

Nhưng các bậc cha mẹ còn ngần ngại tiêm chủng cho con mình đã bị gây áp lực và phải tuân thủ đưa con đi tiêm. Một số người cho biết, họ có thể bị mất tiền thưởng hoặc bị cấp trên cảnh cáo. Nhiều người khác cho biết, con cái của họ có thể phải đối mặt với các hình phạt khác nhau, từ bị cảnh cáo cho đến thậm chí bị đuổi học. Điển hành là trường hợp của cậu con trai 10 tuổi của ông Wang Long.

Ông Wang, người Sơn Đông thuộc miền Đông Trung Quốc, nói với The Epoch Times: “Năm ngoái, trường học đưa cho chúng tôi lịch tiêm vaccine và yêu cầu chúng tôi đưa con đi tiêm, nếu không, con sẽ không được đến trường học”.

Cậu bé 10 tuổi được tiêm mũi thứ hai vào ngày 4/12. Một tháng sau, bé bắt đầu cảm thấy mệt và sốt nhẹ. Hiện bé đang điều trị bệnh bạch cầu cấp tính ở bệnh viện Qilu của Đại học Sơn Đông. Bé được chẩn đoán căn bệnh này vào ngày 18/1.

 

Kiểm duyệt thông tin

 

Trên WeChat, nền tảng truyền thông xã hội tất-cả-trong-một của Trung Quốc, ông Li đã biết hơn 500 bệnh nhân hoặc thành viên gia đình của họ bị bệnh bạch cầu.

Khi được ông Li và những người khác gọi đến, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh địa phương (CDC) hứa sẽ tiến hành điều tra. Nhưng những cuộc điều tra này luôn kết thúc với việc các quan chức tuyên bố, các trường hợp bệnh bạch cầu là "ngẫu nhiên" và không liên quan đến vaccine.

Phản ứng tương tự của các nhà chức trách đã từng xảy ra vào năm 2013, khi hơn một chục em bé mới biết đi bị tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B.

Tuy nhiên, cách giải thích này của chính quyền khó có thể thuyết phục được ông Li và những người khác đang trong tình cảnh tương tự.

Ông Li cho biết: “Tôi dám khẳng định rằng họ không thực hiện bất kỳ xác minh nào mà sẽ chỉ xem xét qua loa”.

Ông Li nghi ngờ chính quyền đang dối trá và trốn tránh trách nhiệm. Các quan chức nói với ông rằng, một nhóm chuyên gia sẽ bắt đầu một cuộc điều tra trong tỉnh của ông. Tuy nhiên, khi ông gọi cho cơ quan y tế tỉnh, họ nói rằng họ chưa bao giờ được báo cáo về việc đó, và cũng chưa hề nhận được thông tin về kế hoạch điều tra.

Ông Li và những người khác, vốn đang cố gắng tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề này, lại hầu như không được lên tiếng. Bộ máy kiểm duyệt khổng lồ của Trung Quốc liên tục bịt miệng bất cứ ai được cho là có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của chính quyền.

“Thông tin bị chặn ngay khi chúng tôi cố gắng đăng tin trực tuyến. Chúng tôi không thể đăng được gì hết”, ông Li nói.

Tuần trước, khi hai cơ quan chính trị hàng đầu của Trung Quốc tổ chức cuộc họp thường niên quan trọng nhất của họ được gọi là "Lưỡng hội", ông Li đã lên WeChat bày tỏ ý tưởng đi Bắc Kinh để kiến ​​nghị và thu hút sự chú ý của các nhà chức trách.

Ngay lập tức, thông điệp đó đã thu hút sự chú ý của nhà chức trách.

Ông Li nói: “Cảnh sát đã gọi cho chúng tôi từng người một. Họ nói rằng chúng tôi đã dàn xếp mọi thứ và ra lệnh cho chúng tôi rút khỏi nhóm trò chuyện”.

Theo ông Li, thông tin mà ông biết được từ nhóm WeChat cho thấy những dấu hiệu các nhà chức trách đã nhận thức rõ về vấn đề này. Khi các bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân có các triệu chứng bệnh bạch cầu, trước tiên họ hỏi bệnh nhân đã tiêm vaccine chưa.

Với hy vọng được giới truyền thông biết đến, ông Li gọi đến đường dây nóng của đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV và nhận được phản ứng tương tự.

“Ngay sau khi chúng tôi cho biết bọn trẻ đã tiêm vaccine COVID-19, họ hỏi vậy bọn trẻ có bị bệnh bạch cầu hay không. Họ biết tình trạng này”, ông Li nói. "Họ nói rằng, họ nhận được quá nhiều cuộc gọi tương tự".

 

Tuyệt vọng

 

Chi phí điều trị bệnh bạch cầu cấp tính nằm trong khoảng 400.000 đến 500.000 nhân dân tệ (1,5 tỷ VND đến 1,8 tỷ VND). Con số này gấp hơn 20 lần thu nhập trung bình hàng năm của người dân Trung Quốc.

 

Người dân đeo khẩu trang xếp hàngchờ tiêm vaccine COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 18/11/2021. (Nguồn ảnh: Getty Images)
 

Ông Wang, người có con trai 10 tuổi đang điều trị ung thư máu, là trụ cột duy nhất của gia đình. Ông đang lo thế chấp vay tiền chữa bệnh cho con. Ông chỉ nhận được khoảng 1.000 nhân dân tệ (3,6 triệu VND) thông qua chương trình trợ cấp xã hội của tỉnh Sơn Đông để trang trải viện phí cho bé.

Ông Wang cho biết: “Tôi đã thức thâu đêm ở bệnh viện đến 4 giờ sáng. Tin tức đau lòng đã khiến mẹ cháu òa khóc. Nếu đó là bệnh di truyền, thì chúng tôi chấp nhận. Nhưng thằng bé lại mắc căn bệnh này vì vaccine COVID-19. Tôi không thể ngờ được điều này".

Trong khi đó, ở Cam Túc, ông Li đang vay mượn tiền của người thân để trả viện phí cho con gái. Ông nói, có nhiều người thân không có tiền đã cho ông mượn thậm chí chỉ 20, 30 NDT, tương đương với vài chục nghìn VND.

Ông Li nói, ông chưa nhận được phản hồi nào từ giới chức hay truyền thông.

Bạn của ông Li làm việc tại ủy ban y tế địa phương, chuyên giám sát việc phân phối vaccine, đã khuyên ông từ bỏ cuộc điều tra này để tránh phiền phức vì theo ông ấy, “đó là một vấn đề quốc gia”.

Nguyên Hương

Nguồn The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP