Trung Quốc viện trợ thêm 3 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm 2021

Trung Quốc viện trợ thêm 3 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm 2021

Trung Quốc viện trợ thêm 3 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm 2021

Trung Quốc viện trợ thêm 3 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm 2021

Trung Quốc viện trợ thêm 3 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm 2021
Trung Quốc viện trợ thêm 3 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm 2021
Thứ bảy, 20-04-2024 00:20, (GMT+07:00)
Trung Quốc viện trợ thêm 3 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm 2021
11-09-2021 14:58

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị công bố Trung Quốc sẽ viện trợ thêm cho Việt Nam 3 triệu liều vắc xin COVID-19 trong năm nay, nâng tổng số vắc xin viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam lên 5,7 triệu liều.

Ngày 10/9, tại Hà Nội, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Việt Nam Phạm Bình Minh cùng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì phiên họp lần thứ 13 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Tại phiên họp, hai bên nhất trí thời gian tới sẽ thúc đẩy tổ chức các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao; phát huy vai trò quan trọng của hai bộ ngoại giao trong việc điều phối, thúc đẩy quan hệ hai nước; thực hiện các cơ chế giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật; trao đổi kinh nghiệm và hợp tác về phòng, chống COVID-19, trong đó có hợp tác về vắc xin.

Tại phiên họp, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công bố Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm nay, nâng tổng số vắc xin Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam lên 5,7 triệu liều.

Hai bên cũng nhất trí nối lại các chuyến bay thương mại khi điều kiện cho phép, tạo thuận lợi cho việc qua lại về người và hàng hóa; đồng thời, tiếp tục áp dụng các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại.

Hai bên cũng thống nhất khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, hai nước sẽ tích cực phối hợp, giải quyết một số khó khăn tồn tại trong một số dự án hợp tác như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và đẩy nhanh triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc.

Về vấn đề trên biển, hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; thúc đẩy các cơ chế đàm phán, hợp tác, trong đó có hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm, phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ cũng như đẩy nhanh hoàn thiện để ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc bộ.

Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982.

Hôm 1/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng trước việc Trung Quốc thực thi phi pháp Luật An toàn Giao thông Hàng hải sửa đổi.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: “Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của mình được xác định theo đúng quy định của UNCLOS".

Về vấn đề tiêm vắc xin Trung Quốc, Việt Nam cũng có nhiều ý kiến trái chiều.

Trưa ngày 13/8, một đoạn video dài khoảng 1 phút 20 giây được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, quay lại cảnh một số người dân TP. HCM bỏ về khi biết sẽ được chích ngừa vắc xin Vero Cell của hãng Sinopharm (Trung Quốc).

Ông Huỳnh Hùng (48 tuổi) - một nhà nhập khẩu thiết bị y tế tại TP. HCM cho biết trên tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, ông ‘’ngay lập tức’’ nói "không" khi được hỏi có lựa chọn tiêm vắc xin Trung Quốc không. Ông thừa nhận rằng quan điểm của ông phần lớn được hình thành từ kinh nghiệm cung cấp thiết bị y tế nước ngoài cho các bệnh viện ở miền Nam Việt Nam.

“Khi nói đến các loại thuốc truyền thống của họ, tôi không phủ nhận rằng người Trung Quốc rất giỏi. Nhưng tôi không bị thuyết phục bởi năng lực y học phương Tây của họ", ông Hùng nói.

Ông Hùng cho biết, sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, Việt Nam theo truyền thống nhập khẩu dụng cụ y tế từ nhóm các nước giàu G7 và Liên minh châu Âu, trong khi những dụng cụ được vận chuyển từ Trung Quốc chỉ phổ biến hơn trong những năm gần đây.

Ông nói: “Khi các bác sĩ ở miền Nam chọn thiết bị, họ hiếm khi chọn hàng Trung Quốc.”

Trong khi đó, hôm 7/9, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã có công văn cảm ơn TP. HCM đã cho Hải Phòng mượn 500.000 liều vắc xin Vero Cell và đề nghị được mượn thêm vắc xin từ TP. HCM.

Theo kế hoạch, Hải Phòng sẽ tiếp nhận và tổ chức chích ngừa 500.000 liều vắc xin của Sinopharm bắt đầu từ ngày 8 đến ngày 24/9. Trong đó, nhóm ưu tiên số 1 là lái xe, phụ xe đường dài; nhóm 2 là công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp trong khu vực thành phố và nhóm 3 là người dân tự nguyện tiêm chủng vắc xin.

Minh Nguyệt

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP