Trung Quốc cho “thổi bay” tượng Phật cao nhất thế giới: Những quả báo đầy kinh sợ liệu có thoát?

Trung Quốc cho “thổi bay” tượng Phật cao nhất thế giới: Những quả báo đầy kinh sợ liệu có thoát?

Trung Quốc cho “thổi bay” tượng Phật cao nhất thế giới: Những quả báo đầy kinh sợ liệu có thoát?

Trung Quốc cho “thổi bay” tượng Phật cao nhất thế giới: Những quả báo đầy kinh sợ liệu có thoát?

Trung Quốc cho “thổi bay” tượng Phật cao nhất thế giới: Những quả báo đầy kinh sợ liệu có thoát?
Trung Quốc cho “thổi bay” tượng Phật cao nhất thế giới: Những quả báo đầy kinh sợ liệu có thoát?
Thứ ba, 16-04-2024 17:38, (GMT+07:00)
Trung Quốc cho “thổi bay” tượng Phật cao nhất thế giới: Những quả báo đầy kinh sợ liệu có thoát?
02-11-2021 15:15

Năm 2019, chính quyền Trung Quốc đã cho “thổi bay” phần đầu tượng Phật Quan Âm cao gần 60 mét, công trình trị giá gần 60 tỷ đồng được tạo tác trên vách núi. Sau đó, lo ngại người dân phục dựng, chính quyền đã tiếp tục cho nổ tung toàn bộ bức tượng. Nhìn lại lịch sử, việc làm này thật đáng lo ngại cho họ.

Trước đó, chính quyền này đã dùng xi măng ‘lấp phẳng” mặt tượng Phật có tên “Hạ Thuỷ Đại Phật”, được mệnh danh là “bức tượng Phật đá tự nhiên lớn nhất thế giới”.

Việc thờ cúng, giữ gìn tượng Phật được đa số mọi người công nhận là việc làm vô cùng đúng đắn, thể hiện đức tin, tín ngưỡng vào Thần Phật tối cao.

Tượng Phật cũng không hề mang ý nghĩa đơn giản như chúng ta vẫn tưởng, đã có nhiều bằng chứng cho thấy sau các thảm họa tàn khốc như: trận sóng thần kinh hoàng tại quốc đảo Indonesia vào năm 2004, trận động đất lịch sử tại Tứ Xuyên, Trung Quốc vào năm 2008, hay trận động đất và sóng thần khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản năm 2011… người ta đã bắt gặp một cảnh tượng kỳ lạ – những bức tượng Phật đứng vững chãi không suy chuyển.  

Sau thiên tai, những bức tượng Phật vẫn đứng vững chãi không suy chuyển (Ảnh: tổng hợp)

Hay như trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, có ba hồng vệ binh được cử đến để đập phá bức tượng Phật Di Lặc cao 18m tại chùa Ung Hòa cung ở Bắc Kinh. Người thứ nhất trèo lên hành lang và giơ rìu lên để chặt đứt dây sắt. Tuy nhiên, chiếc rìu rơi xuống, không chạm vào dây sắt mà lại chém vào đùi của chính người này. Người thứ hai cầm rìu tới toan chặt phá, nhưng chém từng nhát rìu đều bị trượt, sau đó lăn ra ngất xỉu tại chỗ. Người thứ ba thấy vậy sợ quá không đứng dậy được. Người ta nói rằng, về sau cả ba người này không một ai sống sót.

Điều này cho thấy đằng sau tượng Phật có thể ẩn chứa sức mạnh tâm linh sâu xa mà con người không cách nào lý giải nổi. Nhưng dưới sự cai trị của ĐCSTQ và việc truyền bá thuyết vô Thần, những điều linh thiêng đã bị xóa bỏ.

Vài tháng gần đây, chính quyền huyện Sog ở miền trung Tây Tạng, đã ban hành thông báo cấm người dân mang các biểu tượng Phật giáo như bánh xe cầu nguyện, chuỗi tràng hạt và kinh văn... vào trong trường học.

Từ tháng Giêng đến tháng Tư năm 2020, ở tỉnh An Huy, ít nhất 250 nhà thờ đã bị dỡ bỏ thánh giá, thường là với lý do “quá cao, quá lớn, quá rộng hoặc quá bắt mắt”. 

Nhưng những điều dưới đây còn trầm trọng hơn:

Cho nổ tung tượng chỉ vì ‘số lượng người tín ngưỡng tôn giáo quá nhiều’

Tạp chí Tự do Tôn giáo Bitter Winter cho hay vào ngày 2/2/2019, các quan chức chính quyền địa phương đã dùng mìn cho nổ tung phần đầu của tượng, lệnh phá huỷ tượng Phật là do Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ ban hành với lý do: “Bây giờ số lượng người tín ngưỡng tôn giáo quá nhiều, tất cả các nơi trên toàn quốc đều đang cấm chỉ mọi người cúng bái tượng Phật”.

Bức tượng bị “thổi bay” là tượng vị Phật Tích Thủy Quan Âm, cao 57,9m, được tạc dựng trên vách núi, hậu điện chùa Hoàng An, thuộc huyện Bình San, thành phố Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc. Cho đến nay, đây là tượng Phật Quan Âm bằng đá cao nhất thế giới được điêu khắc trên vách núi.

Bức tượng vị Phật Tích Thủy Quan Âm đã bị phá bỏ vì ‘số lượng người tín ngưỡng tôn giáo quá nhiều’ (Ảnh: tổng hợp)

Hành vi phá hủy tượng Phật này bị các cư dân mạng Trung Quốc đại lục ví như là hành vi của “Nhà nước Hồi giáo ISIS”. 

Hơn 20 quan chức chính quyền đã xông vào danh lam thắng cảnh chùa Hoàng An, lệnh cấm giới nghiêm toàn bộ tôn giáo của địa phương, cấm người dân vào chùa. Chính quyền đã đe dọa những ai lên tiếng can thiệp và chống lại việc phá hủy tượng Phật.

Một người dân địa phương cho biết, phải mất gần 5 năm mới điêu khắc xong bức tượng trị giá khoảng 17 triệu nhân dân tệ này (gần 60 tỷ đồng). Nơi đây đã thu hút rất nhiều lượt khách du lịch đến thăm và thờ cúng, thể hiện sự tín ngưỡng Thần Phật của người dân.

Người dân cho rằng mọi người đều bái Phật, tín Phật, không tin tưởng ĐCSTQ, ĐCSTQ liền cho nổ tung tượng Phật.

Cùng năm đó, bức tượng Phật có tên “Hạ Thuỷ Đại Phật” tọa lạc ở thôn Hạ Thủy, huyện Đô Lạp, được mệnh danh là “bức tượng Phật đá tự nhiên lớn nhất thế giới”, cũng cùng chung số phận.

Chính quyền địa phương đã dùng xi măng bôi lên phần mắt, mũi, tai, miệng, gò má của bức tượng, với lý do “gia cố công trình”, và nhằm khôi phục lại diện mạo ban đầu của ngọn núi.

Tượng Hạ Thuỷ Đại Phật bị “gia cố” để khôi phục lại diện mạo ban đầu của ngọn núi (Ảnh: tổng hợp)

Cư dân mạng Trung Quốc cho rằng, đây là chỉ là một cái cớ để phá hủy bức tượng Phật. Một người viết: “Đây là hiện trạng ở Trung Quốc, như thể trở về thời Đại Cách mạng Văn hóa phá tứ cựu”.

Phá hủy học viện Tây Tạng

Xâm chiếm và đàn áp Tây Tạng từ những năm 1950, chính quyền Trung Quốc vẫn không ngừng ra sức phá bỏ Phật giáo Tây Tạng, xâm phạm nhân quyền của người dân Tây Tạng. 

Cuối tháng 7/2016, Bắc Kinh đã đưa quân đội vào phá dỡ Học viện Phật giáo Larung Gar, nơi vốn được coi là thánh địa Phật giáo của Tây Tạng, là một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới

Có 3.225 phòng xá ở Học viện Phật giáo Larung Gar bị phá hoại. Các nhà sư, tăng ni bị cưỡng chế viết giấy “tự nguyện” rời bỏ tu luyện, bị cưỡng ép phải hoàn tục, kết hôn, bị buộc phải đi ngược lại với giới luật và niềm tin của mình, thậm chí bị tra tấn, bỏ tù.

Học viện Phật giáo Larung Gar đã bị phá hoại (Ảnh: Wikipedia Common)

Phật giáo Tây Tạng vốn có lịch sử hơn 1500 năm đã bị hủy hoại nặng nề. Từ chỗ có hơn 2.600 ngôi chùa, nay Tây Tạng chỉ còn lại khoảng 70 chùa. Chỉ trong vòng 6 năm từ năm 2009 đến năm 2015 đã có 138 tu sĩ và thường dân Tây Tạng tự thiêu tại nhiều nơi để phản đối chính sách diệt Phật giáo Tây Tạng của chính quyền Trung Quốc.

6 vụ phá tượng Phật nhận quả báo

Trong lịch sử, Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo… đều được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. Cũng vì lý do ấy, người Trung Quốc tự gọi đất nước mình là xứ “Thần Châu”, tức là “Vùng đất của Thần”. Suốt 5000 năm lịch sử văn minh Hoa Hạ, tín ngưỡng về Thần Phật đã in đậm dấu ấn trong tất cả các sinh hoạt, từ văn hóa, nghệ thuật đến xã hội, chính trị. Người cai trị cũng tự gọi mình là “Thiên tử”, nghĩa là con Trời, thuận theo đạo Trời mà trị vì muôn dân.

Ngày nay, Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi thuyết vô Thần, không còn tín ngưỡng Thần Phật. Nhưng lại không biết rằng làm những việc bất kính với Thần Phật đều bị ác báo, có khi ngay trong đời này. 

Cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc đã đã phá hủy vô số chùa chiền, tượng Phật, văn vật, và các trường hợp hiện thế báo ứng kinh sợ đã được ghi nhận. Dưới đây là 6 trường hợp như vậy.

  1. Chuyện tượng Phật Trượng Nhất

Trong chùa Hưng Quốc ở thành phố Tân Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có pho tượng Phật bằng đá rất nổi tiếng, cao một trượng 8 thước (khoảng 5,5m), gọi là tượng Phật Trượng Bát. 

Thời kỳ Cách mạng Văn hóa ‘phá tứ cựu’, vô số chùa chiền, tượng Phật bị đập phá, tượng Phật Trượng Bát cũng nằm trong số đó.

Rất nhiều tượng Phật bị phá trong thời kỳ Cách mạng văn hóa “phá tứ cựu” (Ảnh: flickr)

Một hôm tổ trưởng tổ Cách mạng Văn hóa địa phương nhất quyết phá hủy tượng Phật Trượng Bát, ông ta chạy nhảy gào thét như điên, người dân trong thôn không ai dám can ngăn, vì có thể sẽ bị bắt đem đấu tố, liên lụy đến cả nhà.

Ông tổ trưởng này lệnh cho một người lấy súng nhằm vào mắt tượng bắn, sau đó gọi một nhóm người đến dùng búa đập phá tượng, nhưng tượng Phật không mảy may sứt mẻ.

Ông ta tức giận, tìm được một cái máy kéo đến, dùng dây thừng buộc quanh cổ tượng rồi nổ máy kéo, kết quả phần đầu tượng bị kéo đứt rơi xuống đất.

Sau đó không lâu, người dùng súng bắn mắt tượng Phật trong khi đang làm việc bị đá bắn mù hai mắt.

Còn ông tổ trưởng sau đó ít lâu, trong một lần ngồi trên máy kéo thì bị ngã, bị bánh sau của máy kéo chèn qua phần cổ khiến đầu lìa khỏi thân, chết ngay tại chỗ.

  1. Người vừa đi vừa lạy

Phía bắc huyện Cử, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cũng không thoát khỏi kiếp nạn trong Cách Mạng Văn Hóa, với những cuộc đấu tố không ngừng nghỉ, khiến con người như phát cuồng, mất hết lý trí.

Lúc đó, vô số cổ vật đã bị phá hủy. Duy chỉ có ngôi chùa nhỏ có tiếng linh thiêng, và các bài vị tổ tiên trong nhà là không ai dám động đến.

Trong thôn có hai thanh niên to gan, lại bị rót vào đầu thuyết vô Thần, nên dám vỗ ngực nói: “Các người không dám đập thì chúng tôi dám, chúng tôi không sợ quỷ Thần”.

Kết quả ngôi chùa bị đập, bài vị tổ tiên bị bọn họ quăng xuống sông, còn dùng chân giẫm lên. Đập phá mệt rồi, một người trở về nhà, còn một người ngồi bên sông nghỉ ngơi.

Một lát sau, người trở về nhà kia vừa về đến nhà thì bụng đau dữ dội lăn lộn trên nền nhà. Mẹ anh ta xưa nay tín Phật, trong lòng biết con trai vì bất kính với Thần Phật nên bị trừng phạt. Bà thương con gặp nạn, thế là bà không quản nguy hiểm bị đấu tố, liền quỳ xuống đi bằng hai đầu gối từ nhà đến chùa, dập đầu nhận tội với Thần Phật thay con, nhờ thế mà cơn đau của con trai bà mới dần biến mất.

Sau đó, cậu thanh niên này cũng hiểu ra mình đã bị báo ứng, rất hối hận vì sự ngu si của mình, từ đó trở đi bắt đầu kính sợ Thần Phật.

Còn người ngồi bên bờ sông kia kết cục đáng buồn hơn. Sau khi nghỉ ngơi đủ rồi, vừa đứng dậy thì xoạch một tiếng ngã gục xuống đất. Sau đó phát hiện ra hai chân mình bị cong, đan chéo vào nhau. Lưng anh ta cũng bị cong, không cách nào thẳng lên được khiến anh ta mặt cúi sát xuống đất. Từ đó, anh ta phải dùng hai cái ghế nhỏ, đi đường hai tay thay nhau đưa ghế lên trước. Hai chân đan chéo nhau, khi đi chân thấp chân cao, đầu anh ta cũng vì thế mà gật gật về phía trước, trông như động tác dập đầu bái Phật. Người dân khắp vùng xung quanh đều gọi anh ta là ‘người vừa đi vừa lạy”.

Mấy chục năm nay, dáng đi kỳ quái này của ông ta là để thức tỉnh người đời.

  1. Đập chữ A Di Đà Phật, người đàn ông chết ngay tại chỗ

Ở nơi giáp ranh giữa tỉnh Sơn Đông với tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc có con sông Chương Vệ. Tháp Xá Lợi Lâm Thanh nổi tiếng trong lịch sử nằm bên bờ đông của con sông, đã có lịch sử mấy trăm năm rồi. Tháp cao 8 tầng, mỗi tầng có 8 mặt, 8 góc. Mỗi góc có một tượng Phật A Di Đà, có hàng chữ Nam Mô A Di Đà Phật.

Nhưng đến nay, có một mặt chỉ còn lại chút ít vết tích của hàng chữ Nam Mô A Di Đà Phật, đó là do bị một người tên là Vương Đức Trung đập phá trong phong trào ‘phá tứ cựu’.

Năm đó Vương Đức Trung 30 tuổi công tác ở huyện Lâm Thanh, do bị thuyết vô Thần tiêm nhiễm nên không tin Thần Phật, Vương đã dẫn đầu một nhóm người đi phá hủy tượng Phật và kinh Phật ở Tháp Xá Lợi.

Một lần ông ta ngẩng đầu thấy mấy chữ Nam Mô A Di Đà Phật, chẳng suy nghĩ gì nhiều, ông ta liền sai mấy thanh niên đập phá những chữ này. Những thanh niên kia đều không dám đập, ông ta bèn đích thân trèo lên cầm búa đập mấy chữ này.

Nhưng mới đập được mấy cái, ông ta ngã cắm đầu xuống đất, chết ngay tại chỗ. Việc này lập tức truyền ra khắp vùng hai bên bờ sông Chương Vệ, mọi người đều nói: “Thần Phật hiển linh, phá hoại tượng Phật, đập phá Phật hiệu, dám bất kính với Thần Phật như thế này, hiện thế hiện báo rồi”.

Từ đó trở đi không ai dám xâm phạm tượng Phật và Tháp Xá Lợi nữa.

  1. Hủy hoại tượng Phật, vợ con đều bị điên

Tỉnh Sơn Đông còn có câu chuyện tương tự. Thôn Thi Gia Đồn ở bên sông Tự Thành, cao nguyên Cao Mật có một ngôi chùa rất linh thiêng. Nhưng trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, một Đại đội trưởng dân quân tên là Thi Tông Công đã không nghe lời khuyên can của các cụ già, mà dẫn đầu nhóm người đi hủy hoại tượng Phật.

Mấy năm sau, người vợ của anh ta vô duyên vô cớ bị điên, sau đó con trai cũng bị điên. Rồi lại mấy năm qua đi, vợ anh ta chết, con trai mất tích, bản thân Thi Tông Công cũng mắc chứng bệnh lạ. Sau khi đã chịu rất nhiều tội khổ, anh ta đã chết trong đau đớn.

Người địa phương hiểu rõ nội tình, ai ai cũng đều nói: “Đây là báo ứng mà”.

Các tượng Phật bị phá hoại và đốt bỏ (Ảnh: Bitter Winter)

  1. Ném tượng La Hán vào lửa, bị bệnh lạ mù mắt

Còn có câu chuyện xảy ra ở thị trấn Thành Tử, tỉnh Giang Tây bên bờ sông Trường Giang. Thị trấn này có đền Yến Công, đền Nương Nương và chùa Nhạc Lâm. Thời kỳ ‘phá tứ cựu’, chính quyền phá hủy tượng Phật rồi tập trung về bãi cát bên sông để đốt.

Có một người họ Chu rất ngông cuồng. Hôm đó, ông ta và một người nữa khiêng một pho tượng La Hán quăng vào đống lửa. Pho tượng La Hán này trông rất oai nghiêm, mắt rất lớn. Khi vừa quăng vào đống lửa, tượng La Hán lập tức nảy lên ngồi, hai mắt mở to chằm chằm nhìn ông Chu.

Ông Chu thét lớn: “Ngươi không phục à? Còn trợn mắt nhìn ta”. Nói rồi ông Chu vung quyền đấm vào mắt tượng. Mấy ngày sau, hai mắt ông Chu mắc bệnh, rồi rất nhanh chóng bị lõm sâu xuống, không lâu sau thì mù. Năm 1975, ông Chu bị ung thư gan chữa trị không khỏi mà chết.

  1. Phá đền phá chùa, bị bệnh chó dại

Ở Nhạc Trì, tỉnh Tứ Xuyên có ngôi chùa cổ tên là chùa Minh Đăng, quy mô rất lớn. Trong chùa có những pho tượng Phật, Bồ Tát, La Hán lớn, cùng đồ thờ và vô số văn vật. Hàng ngày những đoàn khách hành hương từ bốn phương về thắp hương lễ bái tấp nập không ngừng.

Thời kỳ ‘phá tứ cựu’, xã trưởng là Hà Đức Minh dẫn nhóm người phụ trách phá hủy chùa. Chùa bị phá tan hoang, đồ thờ, văn vật và tượng đều bị đập phá, thiêu hủy. Một tuần sau, trên đường về nhà, Hà Đức Minh bị một con chó hoang cắn, rồi sau đó mắc bệnh dại.

Vì thời đó không có điều kiện chữa trị nên mọi người nhốt ông ta ở trong một căn phòng nhỏ. Khi bệnh phát tác, ông ta cắn đầu ngón tay ngón chân mình ăn, những nơi nào trên thân thể có thể cắn được, ông ta đều cắn rách thịt, máu chảy đầm đìa. Thậm chí những đồ gia dụng, giường, cửa… ông ta cũng cắn, khiến khắp người đầy máu, cuối cùng chết trong đau đớn.

Quả là, quả báo nhãn tiền ngay trước mắt, hỏi lòng người chẳng kinh sợ được chăng?

Tạm kết

Những trường hợp trên là người thật việc thật. Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc phát động phong trào ‘phá tứ cựu’, tức là phá bỏ tất cả những gì thuộc về văn hóa, thuần phong mỹ tục truyền thống từ ngàn đời. Điều này đã gây ra tổn thất rất lớn về văn hóa và tâm linh cho mảnh đất Thần Châu này. Không ai có thể ngờ, đến thời kỳ văn minh hiện đại ngày nay, những việc tương tự như vậy lại vẫn tái hiện.

Nhưng bất kể con người có tin vào sự tồn tại của Thần Phật hay không thì nhân quả báo ứng vẫn hiển hiện, ác báo trực tiếp tác động lên bản thân và gia quyến những người hành ác. Tội bất kính với Trời Đất, Thần Phật là tội lớn, thường sẽ hiện thế hiện báo – báo ứng hiển hiện ngay trong đời này.

VIDEO - Bài Học Lịch Sử: Tai Vạ Của Thánh Nhân - Hãy Đừng Để Nỗi Ân Hận Trở Nên Muộn Màng

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP