Đây là ý kiến của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi tại cuộc họp báo ngày 16/7 giữa lãnh đạo TP với giới truyền thông, theo Người Lao Động.

Tại cuộc họp, ông Phan Văn Mãi cho biết, TP.HCM có hơn 10 triệu dân. Khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, vấn đề cung ứng hàng hóa, bảo đảm đời sống cho người dân sẽ gặp khó khăn nhất định, việc thu mua thực phẩm gặp trở ngại, giá cả tăng lên hơn mức bình thường.

Gánh nặng cung ứng hàng hóa đang dồn hết vào kênh phân phối hiện đại - vốn chỉ đáp ứng được 30% lượng cung ứng cho thị trường TP.HCM.

Gánh nặng cung ứng hàng hóa đang dồn hết vào kênh phân phối hiện đại – vốn chỉ đáp ứng được 30% lượng cung ứng cho thị trường TP.HCM. (Ảnh: Zing New).

TP.HCM tổ chức lại các mạng lưới hệ thống phân phối, không chỉ dựa vào các trụ cột chính là các siêu thị phân phối chính như Co.opmart, Satra Food, Bách Hóa Xanh…mà còn huy động các hệ thống khác (trung gian), các chuỗi cung ứng hàng công nghiệp, thời trang giờ cũng có thể cung ứng nhu yếu phẩm.

“Sáng nay, tôi cùng giám đốc Sở Công Thương TP.HCM đi khảo sát một số chợ để thành phố mở ra các điểm tiếp nhận hàng hóa. Có thể khôi phục lại các địa điểm của các chợ đầu mối để trở thành nơi tiếp nhận hàng hóa; từ đây thành phố sẽ tiếp nhận và cung ứng hàng hóa an toàn đưa đến các quận huyện.

Sắp tới ở từng quận, huyện, từng xã phường sẽ có những điểm cung ứng hàng hóa. Các chợ truyền thống sẽ được nghiên cứu, mở lại chợ an toàn chuyên kinh doanh lương thực thực phẩm nhu yếu phẩm. Việc tổ chức, tiếp nhận hàng hóa mua bán đảm bảo giãn cách, cách ly an toàn”, ông Phan Văn Mãi thông tin.

Dẫn trang Tiền Phong, theo số liệu thống kê của Sở Công Thương TP.HCM, hiện tại toàn TP.HCM chỉ còn 48 trong tổng số 237 chợ (bao gồm 3 chợ đầu mối) hoạt động. Như vậy, có đến hơn 3/4 số chợ truyền thống trên địa bàn thành phố tạm đóng cửa vì có ca F0 hoặc liên quan F0.

Theo ĐKN

Xem thêm:

VIDEO - NHẬT KÝ BỆNH NHÂN COVID VƯỢT BỆNH KỲ DIỆU NHỜ PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN