Tin Covid tại VN tối 10/5: Kỷ lục 125 ca cộng đồng một ngày; Biến thể Ấn Độ lây nhanh trong không kh

Tin Covid tại VN tối 10/5: Kỷ lục 125 ca cộng đồng một ngày; Biến thể Ấn Độ lây nhanh trong không kh

Tin Covid tại VN tối 10/5: Kỷ lục 125 ca cộng đồng một ngày; Biến thể Ấn Độ lây nhanh trong không kh

Tin Covid tại VN tối 10/5: Kỷ lục 125 ca cộng đồng một ngày; Biến thể Ấn Độ lây nhanh trong không kh

Tin Covid tại VN tối 10/5: Kỷ lục 125 ca cộng đồng một ngày; Biến thể Ấn Độ lây nhanh trong không kh
Tin Covid tại VN tối 10/5: Kỷ lục 125 ca cộng đồng một ngày; Biến thể Ấn Độ lây nhanh trong không kh
Thứ sáu, 29-03-2024 19:52, (GMT+07:00)
Tin Covid tại VN tối 10/5: Kỷ lục 125 ca cộng đồng một ngày; Biến thể Ấn Độ lây nhanh trong không khí ở mức báo động cao; Lãnh đạo TP. HCM xem Covid là cuộc chiến thật sự…
10-05-2021 22:17

Đến tối ngày 10/5, cả nước có thêm 125 ca mới trong cộng đồng. Đây là con số cao nhất trong những ngày vừa qua. Theo nhận định của Bộ Y tế, Covid tại Việt Nam tăng nhanh chưa từng có. 

 

125 ca trong cộng đồng một ngày, Covid-19 tăng nhanh chưa từng có ở Việt Nam

 

NTDVN - Dịch Covid-19 có số ca nhiễm nhanh chưa từng có. Ngày 10/5, kỷ lục về số ca mắc cộng đồng được xác nhận, với 125 ca tại 11 tỉnh thành.

Trong ngày 10/5, Bộ Y tế công bố 125 ca nhiễm cộng đồng, trong đó 78 ca nhiễm ghi nhận vào sáng sớm, 31 ca vào buổi trưa và 16 ca buổi tối.

Tổng số ca nhiễm đến nay trên cả nước là 458 bệnh nhân. Dịch cũng lan rộng đến 26 tỉnh thành.

 

Tỉnh thành Số ca hôm nay Tổng số ca
Hà Nội
  • Cộng đồng
  • Bệnh viên nhiệt đới
  • Bệnh viện K
+32
  • 13
  • 18
  • 1
143
  • 51
  • 79
  • 13
Bắc Ninh +27 85
Vĩnh Phúc +20 53
Đà Nẵng +18 53
Bắc Giang +15 47
Hưng Yên +6 19
Hoà Bình +3 5
Hải Dương +1 5
Lạng Sơn +1 4
Điện Biên +1 2
Đăk Lăk +1 2
Hà Nam - 16
Thái Bình - 6
Quảng Nam - 3
Thừa Thiên Huế - 3
Nam Định - 2
TP HCM - 1
Yên Bái - 1
Đồng Nai - 1
Quảng Ngãi - 1
Thanh Hóa - 1
Nghệ An - 1
Phú Thọ - 1
Quảng Ninh - 1
Hải Phòng - 1
Quảng Trị - 1

Biến thể Ấn Độ lây nhanh trong không khí, Việt Nam ở tình trạng báo động cao

Tri Thức VN - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long hôm 10/5 cho biết Việt Nam hiện trong tình trạng báo động cao do nguy cơ và khả năng lây nhiễm của virus mạnh.

 

Khu vực nhà dân gần Bệnh viện K cơ sở Tân Triều đồng loạt phải đóng cửa, sau 12 ca nhiễm được phát hiện tại bệnh viện này, tháng 5/2021. (Ảnh: CTV/Trí thức VN)

Theo ông Long, biến chủng virus Vũ Hán của Anh lây lan nhanh gấp 1,7 lần nhưng biến chủng của Ấn Độ (B.1.617) còn nhanh hơn, đặc biệt khả năng lây nhiễm trong môi trường không khí. Như vậy, đúng như bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam, những trường hợp tiếp xúc trong không khí, đặc biệt môi trường kín lây lan rất nhanh.

“Do vậy, chúng ta phải chuẩn bị cho kịch bản xấu hơn, đặc biệt kịch bản mua sắm”, ông Long nói.

Cũng theo ông Long, Việt Nam cần coi xét nghiệm là trọng tâm, trọng điểm, phải làm trong lúc này. Tại các khu vực có nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm cao như: cơ sở khám chữa bệnh, chợ, siêu thị, nhà máy, nơi lưu trú, khu vực tập trung đông người… cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng COVID-19 yêu cầu trong tuần, Bộ Y tế phải hoàn thiện phương án chuẩn bị ứng phó tình huống 30.000 người nhiễm virus Vũ Hán.

 

Chủ tịch UBND TP HCM: 'Covid-19 là một cuộc chiến thực sự'

 

VnExpress - Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu tất cả các đơn vị phải dồn toàn lực chống dịch, "bên cạnh phòng thủ thì phải lấy tấn công làm chủ đạo" bởi đây là một cuộc chiến.

 

Sân bay Tân Sơn Nhất đông nghẹt người, ảnh chụp hồi giữa tháng 4/2021. Ảnh: Hữu Khoa.

Sân bay Tân Sơn Nhất đông nghệt người (Ảnh chụp giữa tháng 4)

 

Ngày 10/5, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết "rất lo lắng" trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay, khi chỉ trong 11 ngày đã có 26 tỉnh thành ghi nhận Covid-19, với tốc độ lây nhiễm nhanh.

 

"Đây là một cuộc chiến thực sự", ông Phong nói.

 

Chủ tịch thành phố yêu cầu mọi cơ quan, đơn vị "vừa phòng thủ, vừa tấn công dịch bệnh, nhưng tấn công là chính". Các đơn vị y tế, hàng không, du lịch, vận tải, các địa phương... phải kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng dịch ở mức cao nhất. Bệnh viện, cơ sở cách ly tập trung, khu công nghiệp, chế xuất phải chuẩn bị sẵn phương án cho tình huống xuất hiện ca dương tính. Nếu không đảm bảo được công tác phòng chống dịch hiệu quả thì các nơi này phải tạm thời ngừng hoạt động.

 

Ông Phong cho rằng TP HCM đang đứng trước 5 nguy cơ dịch bệnh xâm nhập lớn. Đó là lây nhiễm trong khu cách ly tập trung, từ các bệnh viện tuyến cuối, từ người nhập cảnh trái phép, người về từ các địa phương có ca dương tính và tại các cửa ngõ vào thành phố, qua đường bộ, sân bay và đặc biệt là cảng biển.

 

'Ổ dịch tại Bệnh viện K cơ bản được kiểm soát'

 

VnExpress - Các ca nghi nhiễm tại Bệnh viện K được cách ly ngay, kiểm soát yếu tố nguy cơ, toàn bộ người cách ly tại viện được lấy mẫu xét nghiệm lần hai để phát hiện ca nhiễm.

 

Quân đội phun khử khuẩn Bệnh viện K, ngày 7/5. Ảnh: Ngọc Thành.

Quân đội phun khử khuẩn Bệnh viện K, ngày 7/5. Ảnh: Ngọc Thành.

 

Trao đổi với VnExpress chiều 10/5, phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, đánh giá "cơ bản khống chế được tình hình dịch bệnh tại viện". Bệnh viện đã cách ly độc lập khoa Gan Mật Tụy, các khoa, phòng. Toàn bộ nhân viên y tế, người bệnh và người nhà được lấy mẫu xét nghiệm hai lần và truy vết dịch tễ nhằm khoanh vùng và nhanh chóng phát hiện thêm ca bệnh mới.

 

Hơn 3.400 người đang cách ly tại viện, 599 người đã được xét nghiệm nCoV lần hai, trong đó, phát hiện thêm 3 ca nghi nhiễm là người cùng điều trị với bệnh nhân dương tính tại khoa Gan Mật Tụy. Ba ca nghi nhiễm này được cách ly ngay, đảm bảo không có nguy cơ lây nhiễm.

 

"Hiện tại các khoa vẫn cách ly độc lập. Nếu có phát hiện thêm ca dương tính, sẽ chỉ phát sinh ở khoa Gan Mật Tụy", phó giáo sư Quảng nói.

 

Theo Bộ Y tế, Bệnh viện K ghi nhận 12 trường hợp dương tính nCoV. Bệnh viện có 3 cơ sở tại Hà Nội, đều cách ly y tế từ sáng 7/5.

 

Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống Covid-19 sáng 10/5 cho biết ổ dịch tại Bệnh viện K liên quan nhiều tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (NHTD). Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Y tế dự phòng, cho biết phân tích dịch tễ chỉ ra đa phần người nhà bệnh nhân và những người chăm sóc tại NHTD mắc bệnh, còn nhân viên y tế không mắc. Vì vậy, các chuyên gia nghĩ nhiều nguyên nhân lây nhiễm từ người nhà bệnh nhân hoặc người bệnh nặng từ các tỉnh chuyển về.

 

Bộ Y tế thông báo thêm 1 ca sốc phản vệ sau tiêm vắc xin COVID-19 ở Đà Nẵng

 

Tuổi Trẻ - Bộ Y tế dẫn thông tin từ bà Ngô Thị Kim Yến, giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết ngày 10-5  Đà Nẵng ghi nhận một ca bị sốc phản vệ sau tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca. 

 

Người bị sốc là nữ điều dưỡng 31 tuổi của khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đà Nẵng. Bệnh nhân không có tiền sử dị ứng, đã được khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng.

 

Sau khi tiêm, bệnh nhân bị ù tai, khó thở, đã được xử lý chống sốc theo đúng phác đồ và sau đó được cấp cứu tại khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đà Nẵng. Tình trạng hiện tại của bệnh nhân là đang an thần thở máy, huyết động ổn định nhờ các thuốc vận mạch.

 

Đây là một trong số ít trường hợp sốc phản vệ nặng sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại Việt Nam. Trước đó, hôm 7-5 đã có một nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu, An Giang sốc phản vệ và tử vong sau tiêm. 

 

Cho đến nay, Việt Nam đã tiêm trên 800.000 mũi AstraZeneca, có một trường hợp tử vong sau tiêm, tỉ lệ các phản ứng phụ mức độ nhẹ khoảng 30%, một số phản ứng nặng hơn như kẹt huyết áp, nôn nhiều, choáng, phù mạch tại vị trí tiêm, thậm chí phải thở máy như điều dưỡng ở Đà Nẵng.

 

Xem thêm:

VIDEO: BỆNH NHÂN NHIỄM COVID-19 HỒI PHỤC KỲ DIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN

 

NS Tổng hợp

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP