Sau hơn 30 năm im lặng, EU quyết định trừng phạt Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền?

Sau hơn 30 năm im lặng, EU quyết định trừng phạt Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền?

Sau hơn 30 năm im lặng, EU quyết định trừng phạt Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền?

Sau hơn 30 năm im lặng, EU quyết định trừng phạt Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền?

Sau hơn 30 năm im lặng, EU quyết định trừng phạt Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền?
Sau hơn 30 năm im lặng, EU quyết định trừng phạt Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền?
Thứ sáu, 29-03-2024 17:59, (GMT+07:00)
Sau hơn 30 năm im lặng, EU quyết định trừng phạt Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền?
18-03-2021 13:24

Các nhà ngoại giao châu Âu cho biết, 27 ngoại trưởng của các nước Liên minh châu Âu (EU) dự kiến nhất trí thêm một số cá nhân hoặc thực thể Trung Quốc vào “danh sách đen” vì hành vi vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

EU

27 ngoại trưởng các nước EU đã nhất trí thêm một số cá nhân, thực thể Trung Quốc vào “danh sách đen” vì vi phạm nhân quyền. (Ảnh qua BBC)

AFP và Reuters dẫn thông tin từ các nhà ngoại giao châu Âu cho biết ngày 17/3, Liên minh châu Âu đã nhất trí liệt nhiều quan chức Trung Quốc vào danh sách đen vì hành vi ngược đãi, vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm Hồi giáo thiểu số khác.

Các đại sứ từ 27 quốc gia thành viên EU đều đã tán thành áp lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản nhắm vào 4 cá nhân và 1 thực thể Trung Quốc. Danh tính của họ sẽ không được công bố cho đến khi các ngoại trưởng EU chính thức phê chuẩn biện pháp trừng phạt vào ngày 22/3 tới.

Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người thiểu số Hồi giáo đã bị giam trong các “trại cải tạo chính trị” ở Tân Cương. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ cáo buộc, khẳng định đây là những trung tâm đào tạo nghề, nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố cực đoan trong khu vực, đồng thời giúp người Duy Ngô Nhĩ hòa nhập xã hội.

Nếu được chính thức thông qua, đây là biện pháp trừng phạt đầu tiên được EU áp lên Bắc Kinh kể từ vụ cấm vận vũ khí năm 1989. Lệnh cấm vận vũ khí của EU nhắm vào Trung Quốc – một trong những đối tác thương mại hàng đầu của khối này – vẫn đang được áp dụng.

Các nhà ngoại giao cho biết đây là một phần trong gói biện pháp trừng phạt lớn hơn đối với vấn đề nhân quyền, vốn đang được nhắm vào nhiều cá nhân ở các nơi khác như Nga, Triều Tiên, Eritrea, Nam Sudan và Libya.

Phản ứng trước động thái của EU, đại sứ Trung Quốc tại EU Trương Minh ngày 16/3 phát biểu trong hội nghị trực tuyến rằng: “Chúng tôi muốn đối thoại thay vì đối đầu. Chúng tôi đề nghị phía EU cân nhắc kỹ. Nếu ai đó nhất quyết đối đầu, chúng tôi sẽ không lùi bước bởi không còn lựa chọn nào ngoài việc làm tròn trách nhiệm với người dân trong nước”. Ông Trương nhấn mạnh rằng lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Kinh đồng nghĩa với “đối đầu”.

Bình luận được đại sứ Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh các nước thành viên EU đang vạch kế hoạch mở rộng biện pháp cấm vận của liên minh đối với hành vi vi phạm nhân quyền trên toàn cầu. Trước đó, EU đã quyết định trừng phạt 4 quan chức Nga bị cáo buộc liên quan đến án tù của nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny.

Ngày 16/3, ngoại trưởng Đức – Heiko Maas cho biết ông kỳ vọng 27 quốc gia EU sẽ nhất trí về các lệnh trừng phạt mới vào tuần tới. “Chúng tôi đã tạo ra cách trừng phạt các vi phạm thông qua hệ thống trừng phạt về nhân quyền. Chúng tôi đang làm việc ở phạm vi toàn cầu, không chỉ liên quan đến Trung Quốc, mà còn nhiều quốc gia và hành vi vi phạm khác”, ông giải thích.

VIDEO: TỘI ÁC MỔ CƯỚP TẠNG SỐNG CỦA ĐCSTQ BỊ PHƠI BÀY Ở DIỄN ĐÀN TED

Khánh Nghi

Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP