Pháp thông qua nghị quyết lên án tội ác “diệt chủng của chính quyền Trung Quốc ở Tân Cương

Pháp thông qua nghị quyết lên án tội ác “diệt chủng của chính quyền Trung Quốc ở Tân Cương

Pháp thông qua nghị quyết lên án tội ác “diệt chủng của chính quyền Trung Quốc ở Tân Cương

Pháp thông qua nghị quyết lên án tội ác “diệt chủng của chính quyền Trung Quốc ở Tân Cương

Pháp thông qua nghị quyết lên án tội ác “diệt chủng của chính quyền Trung Quốc ở Tân Cương
Pháp thông qua nghị quyết lên án tội ác “diệt chủng của chính quyền Trung Quốc ở Tân Cương
Thứ tư, 24-04-2024 03:50, (GMT+07:00)
Pháp thông qua nghị quyết lên án tội ác “diệt chủng của chính quyền Trung Quốc ở Tân Cương
21-01-2022 13:19

Hôm 20/1, Quốc hội Pháp đã thông qua nghị quyết Duy Ngô Nhĩ với 169 phiếu thuận và 1 phiếu chống, xác định và lên án tội ác chống lại loài người và diệt chủng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Tân Cương. Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới đã hoan nghênh động thái này và kêu gọi cộng đồng quốc tế bày tỏ lập trường rõ ràng, yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm trước hành vi diệt chủng của họ.

Pháp thông qua nghị quyết lên án tội ác 'diệt chủng' của ĐCS Trung Quốc ở Tân Cương

Ảnh chụp Quốc hội Pháp. (Thomas Coex / AFP qua Getty)

Nghị quyết cho biết Quốc Hội Pháp “chính thức công nhận các bạo lực do chính quyền nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thực thi đối với người Duy Ngô Nhĩ, là các tội ác phản nhân loại và tội diệt chủng”. Quốc hội cũng kêu gọi chính phủ Pháp "thực hiện các biện pháp cần thiết trong cộng đồng quốc tế và trong chính sách đối ngoại đối với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ)”, để bảo vệ những dân tộc thiểu số ở Tân Cương.

Nghị quyết này do Đảng Xã Hội đề xuất đã nhận được sự ủng hộ của đảng cầm quyền LREM (Nền Cộng Hòa Tiến Bước) và được thông qua với 169 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 5 vắng mặt.  

Lãnh đạo Đảng Xã Hội Olivier Faure nói rằng: "Trung Quốc là một nước lớn. Chúng tôi yêu quý người dân Trung Quốc. Nhưng chúng tôi tuyệt đối không chịu khuất phục trước những tuyên truyền của chính quyền (ĐCSTQ). Họ lợi dụng sự nhu nhược và tham lam của chúng ta để thực thi tội ác diệt chủng trước sự chú ý của mọi người".

Theo lời kể của những người Duy Ngô Nhĩ may mắn sống sót, những người bị giam giữ bất hợp pháp trong các trại tập trung Tân Cương đã bị tra tấn, hãm hiếp, thậm chí bị mổ cướp nội tạng.

ĐCSTQ phủ nhận phạm tội diệt chủng, nói rằng những người Duy Ngô Nhĩ đứng ra làm chứng ở nước ngoài là những kẻ lừa đảo. 

Nghị quyết này còn yêu cầu chính phủ bảo vệ những người dân Duy Ngô Nhĩ ở Pháp khỏi sự đe dọa hoặc quấy rối của ĐCSTQ trước thềm Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh.

Ngày càng nhiều quốc gia nhận định ĐCSTQ phạm tội “diệt chủng” ở Tân Cương

Nghị quyết này được đưa ra sau khi Anh thông qua một kiến nghị vào tháng 4/2021, tuyên bố cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là "tội ác diệt chủng".

Trước đó vào tháng 2/2021, Quốc hội Hà Lan và Canada cũng đã nhận định cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ là "diệt chủng".

Chính phủ Mỹ dưới sự lãnh đạo của cựu Tổng thống Donald Trump, đã đi đầu trong việc cáo buộc ĐCSTQ thực thi "tội ác diệt chủng" đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Các nhà hoạt động và chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc cho biết, ít nhất một triệu người Hồi giáo đang bị giam giữ trong các trại tập trung ở miền tây Tân Cương xa xôi, đồng thời bị tra tấn, lao động cưỡng bức và triệt sản, v.v.

Ban đầu ĐCSTQ phủ nhận sự tồn tại của các trại tập trung ở Tân Cương, nhưng sau đó nói rằng đó là các trung tâm đào tạo nghề và cần thiết trong việc chống lại chủ nghĩa cực đoan. Bắc Kinh cũng liên tiếp từ chối các yêu cầu của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc về việc đến Tân Cương để điều tra.

Quyết định này của Quốc hội Pháp được đưa ra trong bối cảnh Liên minh Châu Âu (EU) đang cân nhắc cách đối phó với việc Trung Quốc phong tỏa xuất khẩu đối với Litva (Lithuania) và cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với nền tự do dân chủ ở Hong Kong.

Vì cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện với tên “Đài Loan”, Litva đã phải đối mặt với một loạt đòn trả đũa từ ĐCSTQ, bao gồm sự uy hiếp về kinh tế và ngoại giao.

Hồ sơ nhân quyền tồi tệ của ĐCSTQ đã thúc giục nhiều quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada, v.v. tuyên bố tẩy chay Thế vận hội Mùa đông khai mạc tại Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 2. Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết hồi tháng 12/2021 rằng, ông không muốn "chính trị hóa" Thế vận hội và tuyên bố sẽ không tẩy chay ngoại giao đối với Olympic Bắc Kinh 2022.

Bộ trưởng Thương mại Pháp Franck Riester nói trước quốc hội hôm 20/1 rằng, Tổng thống Macron đã bày tỏ kiên quyết khi đề cập đến vấn đề người Duy Ngô Nhĩtại Nghị viện Châu Âu.

Hôm 19/1, ông Macron nói với ông Raphael Glucksmann - thành viên của Nghị viện Châu Âu đang tham gia tranh cử, rằng: "Bạn đã đúng khi nhắc chúng tôi về đại thảm sát, trục xuất hàng loạt và lao động cưỡng bức".

Ông nói: “Pháp đã đề cập những điều này một cách rất rõ ràng trong tất cả các cuộc đàm phán song phương của chúng tôi (với Bắc Kinh)”.

Ông Macron ủng hộ việc EU ban hành lệnh “cấm nhập khẩu hàng hóa từ lao động cưỡng bức", đồng thời nhấn mạnh nếu công ước cấm lao động cưỡng bức không được phê chuẩn, sẽ không có "Hiệp định toàn diện về đầu tư (CAI) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc".

Bộ trưởng Thương mại Pháp Riester cho biết hôm 20/1, "một lượng lớn bằng chứng" cho thấy ĐCSTQ thực thi "bạo lực có hệ thống" đối với người Duy Ngô Nhĩ, và Pháp tiếp tục lên án mạnh mẽ những hành vi tàn ác của ĐCSTQ. Ông Riester nói rằng, Pháp đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền của người Trung Quốc trong các cuộc đàm phán song phương và yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt các hành vi tàn bạo ở Tân Cương.

Xem thêm:

VIDEO: MÁU VÀ NƯỚC MẮT SAU CÁC SẢN PHẨM "MADE IN CHINA"

Minh Anh

Theo The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP