Nạn nhân: Trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương là “luyện ngục trần gian”

Nạn nhân: Trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương là “luyện ngục trần gian”

Nạn nhân: Trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương là “luyện ngục trần gian”

Nạn nhân: Trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương là “luyện ngục trần gian”

Nạn nhân: Trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương là “luyện ngục trần gian”
Nạn nhân: Trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương là “luyện ngục trần gian”
Thứ sáu, 29-03-2024 02:52, (GMT+07:00)
Nạn nhân: Trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương là “luyện ngục trần gian”
16-12-2021 15:13

Gần đây, diễn đàn "Phơi bày sự thật: Phiên tòa xét xử Duy Ngô Nhĩ" đã được tổ chức tại Đài Bắc, Đài Loan. Một số người Duy Ngô Nhĩ từng bị giam giữ trong các trại tập trung ở Tân Cương đã có mặt tại cuộc họp và kể lại những trải nghiệm của họ khi bị tra tấn, bị cưỡng bức triệt sản, v.v. Họ không khỏi đau buồn khi nhớ lại những ký ức đen tối này. Một trong những nạn nhân nói rằng, trại tập trung Tân Cương là nơi "luyện ngục trần gian" mà cả đời bà sẽ không bao giờ quên.

Nạn nhân: Trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương là ‘luyện ngục trần gian’

Một cơ sở được cho là trại tập trung, nơi giam giữ hầu hết người dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Artux, Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 2/6/2019 (Greg Baker / AFP / Getty)

Cô Mihrigul Tursun, 32 tuổi, bị giam trong trại tập trung 3 lần trong 11 tháng. Vốn là du học sinh định cư tại Ai Cập, cô đã bị giam giữ vô cớ trong lần về nước thăm người thân vào năm 2015. 

Khi đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng đã cướp đi 3 đứa con nhỏ của cô, trong đó bé trai khỏe mạnh nhất đã chết không rõ lý do dưới sự giám sát của ĐCSTQ. Trong hai đứa trẻ còn lại, bé trai không thể kiểm soát được bài tiết, còn bé gái bị mù, các bệnh viện của Mỹ cũng không thể chữa trị.

Cô nói: "Đến giờ tôi vẫn không rõ họ đã làm phẫu thuật gì cho 3 đứa con của tôi... Trong 3 tháng ở trong trại tập trung, 9 người phụ nữ đã chết trước mặt tôi… Còn tôi thì mất đi một người con". 

Tursun kể lại rằng, căn phòng cô bị giam trong trại tập trung chứa 50 người, vì không gian quá nhỏ nên mọi người chỉ có thể luân phiên nằm ngang hai tiếng một lần. Hàng ngày đều có người bị buộc uống hoặc tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc, và rất nhiều người “biến mất” sau khi bị đưa đi khỏi phòng. 

Tursun đã bị tra tấn dã man trong trại tập trung, bao gồm bị cạo đầu, bị đánh bằng côn và bị trích điện. Cô vừa khóc vừa kể rằng, trước khi đi, cảnh sát nói rằng cô bị giam giữ chỉ vì cô là người Duy Ngô Nhĩ, "Đây chính là tội danh duy nhất của tôi”. Cho đến nay, cô vẫn bị tra tấn tinh thần sau chấn thương và phải dùng thuốc để kiểm soát.

Bà Qelbinur Sidik từng làm giáo viên dạy tiếng Trung trong trại tập trung dưới sự đàn áp của cảnh sát Tân Cương. Bà nói rằng trại tập trung là nơi "luyện ngục trần gian khó quên nhất", vì ngày nào bà cũng nghe thấy tiếng la hét vang vọng giữa các tòa nhà. Cảnh tượng địa ngục trần gian đó khiến bà suốt đời không thể quên.

Sidik kể lại rằng, có 7.000-8.000 người đã bị giam giữ trong trại tập trung này, hầu hết họ đều là giới tinh hoa của giáo hội Duy Ngô Nhĩ, bao gồm các học giả tôn giáo, giáo sư, chuyên gia, nhà trí thức du học trở về từ nước ngoài. Tất cả họ đều bị còng tay, cùm chân khi bị giam giữ, “có người phải bò vào lớp học”.

Bà còn nói rằng, dù là một nhân viên công tác nhưng bà cũng không thể thoát khỏi những hành động ngược đãi vô nhân đạo. Năm đó, bà (48 tuổi) bị buộc phải đặt vòng tránh thai khiến bà bị xuất huyết rất nhiều, cuối cùng bị phẫu thuật triệt sản. "Điều này đã gây ra những di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của tôi và là một bóng đen tinh thần mà tôi không thể thoát khỏi".

Bà cũng kể rằng, trong trại tập trung, có cảnh sát đã dùng dùi cui điện nhét vào bộ phận sinh dục của phụ nữ và thực hiện cưỡng hiếp tập thể. Họ còn đem những chuyện này ra bàn tán ngay trên bàn rượu và việc này khiến bà không thể dung thứ.

Đến tháng 10/2019, bà Sidik mới thoát khỏi "luyện ngục trần gian" với sự trợ giúp của con gái ở Hà Lan. Bà kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ những người vẫn đang phải vật lộn và kêu gào trong các trại tập trung, "ngăn chặn sự sỉ nhục con người trong thế kỷ 21".

Sau khi nghe các trải nghiệm của nạn nhân, ông Ngô Nhĩ Khai Hy, Tổng thư ký Hiệp hội Thúc đẩy Nhân quyền của Viện lập pháp Đài Loan cho biết: "Vào thời điểm này của thế kỷ 21 vẫn còn hàng triệu người bị giam trong các trại tập trung. Trung Quốc (ĐCSTQ) là nước độc tài lớn nhất thế giới, họ đã tiến hành tội ác diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ. Đây không chỉ là sự sỉ nhục của chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ), mà còn là sự sỉ nhục của người dân trên toàn thế giới".

Ông Khai Hy hy vọng rằng Mỹ và các nước phương Tây khác sẽ không đứng về phía sai lầm của lịch sử, và nên phản tỉnh về những kết quả đáng tiếc của "chính sách xoa dịu" đối với ĐCSTQ trong quá khứ, đồng thời chịu trách nhiệm về đạo đức và không thể tiếp tục hy vọng vào ĐCSTQ. Ông nói: "Thế giới ngày nay cần thức tỉnh. Sự hy sinh của người Duy Ngô Nhĩ và sự kiên trì của người Hong Kong là cái giá để khiến thế giới thức tỉnh".

Trước diễn đàn này, “Tòa án Duy Ngô Nhĩ”, một cơ quan xét xử độc lập có trụ sở tại London, đã chính thức ra phán quyết rằng, ĐCSTQ phạm tội "diệt chủng" đối với người Duy Ngô Nhĩ. Tòa án này đưa ra phán quyết sau khi xem xét lời khai của hơn 500 nhân chứng và 40 chuyên gia đứng ra làm chứng.

Chủ tịch Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, Dolkun Isa, đã tham dự diễn đàn theo hình thức trực tuyến và xác nhận rằng, ĐCSTQ đã thành lập các trại tập trung và nhà tù quy mô lớn ở Tân Cương từ năm 2016 để giam giữ người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan, Kyrgyz, Uzbek và nhiều người dân tộc thiểu số khác, với tổng số vượt quá 3 triệu người.

Xem thêm:

VIDEO: Máu và nước mắt sau các sản phẩm "Made in China"

Minh Anh 

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP