Nạn buôn người xuyên biên giới hoành hành, hàng nghìn người Đài Loan sang Campuchia không rõ tung tí

Nạn buôn người xuyên biên giới hoành hành, hàng nghìn người Đài Loan sang Campuchia không rõ tung tí

Nạn buôn người xuyên biên giới hoành hành, hàng nghìn người Đài Loan sang Campuchia không rõ tung tí

Nạn buôn người xuyên biên giới hoành hành, hàng nghìn người Đài Loan sang Campuchia không rõ tung tí

Nạn buôn người xuyên biên giới hoành hành, hàng nghìn người Đài Loan sang Campuchia không rõ tung tí
Nạn buôn người xuyên biên giới hoành hành, hàng nghìn người Đài Loan sang Campuchia không rõ tung tí
Thứ ba, 23-04-2024 13:15, (GMT+07:00)
Nạn buôn người xuyên biên giới hoành hành, hàng nghìn người Đài Loan sang Campuchia không rõ tung tích
22-08-2022 14:31

Ảnh minh hoạ (Ảnh: China Revealed - The BL)

Các băng nhóm lừa đảo xuyên biên giới Đông Nam Á không chỉ lừa tiền và tình cảm, mà thậm chí còn coi con người như hàng hóa để bán, và bàn tay đen của chúng hiện đang vươn tới Đài Loan.

Cô Pippi (bút danh) người Đài Loan, ở Campuchia trong 7 ngày, trải qua cơn ác mộng tồi tệ nhất trong 24 năm cuộc đời của cô.

Theo báo cáo của kênh truyền thông trực tuyến phi lợi nhuận Leader của Đài Loan vào ngày 10/8, cô Pippi ban đầu làm huấn luyện viên thể dục và công việc liên quan đến làm đẹp y tế, nhưng đã mất việc sau khi dịch bệnh bùng phát. Khi cô đi du lịch nước ngoài vào cuối tháng 6, cô được một người trên mạng xã hội giới thiệu về một công việc lương cao ở Campuchia với giá 25.000 USD. Người môi giới nói đó là sự thật, và đây là một người Đài Loan, nên cô Pippi đã tin điều đó.

Không ngờ, ngay khi đến Campuchia, hộ chiếu của cô Pippi đã bị tịch thu. Sau khi người môi giới đưa cô đến công viên ở thành phố Sihanoukville, băng nhóm lừa đảo đã nói rõ với cô rằng “cô đã bị bán” và yêu cầu cô đi lừa người tiếp theo, nếu cô không làm vậy, cô sẽ bị đánh đập hoặc bị bán cho một băng nhóm khác.

Sau khi cô Pippi từ chối, cô bị giật điện và sau đó bị bán cho một nhóm lừa đảo thứ hai. Trong vòng một tuần, cô đã bị bán lại bốn lần và liên tiếp bị lạm dụng, giam giữ, giật điện, bị thu giữ hộ chiếu, hạn chế quyền tự do cá nhân và thậm chí bị người của bốn nhóm lừa đảo liên tục tấn công tình dục.

Khi cô Pippi bị bán cho băng nhóm thứ tư, cô thậm chí không thể nói được. Sau khi cưỡng hiếp và hành hạ cô, ông chủ đã chuẩn bị bán cô cho băng nhóm thứ năm, vì vậy cô đã không lấy hộ chiếu của mình. May mắn thay, cô Pippi có một chiếc điện thoại di động bên người, khi ông chủ không để ý, cô đã liên lạc với một quản trị viên web người Đài Loan. Với sự hỗ trợ của một tổ chức xã hội dân sự đa quốc gia, cô Pippi đã được giải cứu sau khi liên lạc với Tỉnh trưởng tỉnh Sihanoukville ở Campuchia.

Gần đây đã có một loạt người Đài Loan như cô Pippi bị lừa sang Campuchia. Ông Chu Miên Cam (Zhou Mingan), Vụ trưởng Vụ Châu Á – Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc, hôm 15/8 cho biết hiện tại 340 người đã đệ đơn lên chính quyền Đài Loan để được giúp đỡ, con số này chỉ chiếm khoảng 1/10 số người Đài Loan đã đến Campuchia.

Ông Chu Miên Cam cho biết từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, 6.481 người đã bay từ Đài Loan đến Campuchia, trong khi chỉ có hơn 3.400 người trở về từ Campuchia trong cùng thời gian. Người ta tin rằng hơn 3.000 người Đài Loan đang ở Campuchia. Trong số những người này, khoảng 340 người đã nộp đơn kêu cứu, trong khi tình hình của 9/10 người còn lại (hơn 2.600 người) không nắm rõ được.

Ông Chu Miên Cam cũng chỉ ra rằng từ tháng 6 năm ngoái đã nhận được rất nhiều đơn khiếu nại, ban đầu chỉ là những trường hợp lẻ tẻ, nhưng con số đã tăng lên nhanh chóng trong năm nay.

Tin tức về một số lượng lớn người Đài Loan bị buôn sang Campuchia hiện đang xuất hiện trên các trang nhất của các phương tiện truyền thông lớn ở Đài Loan, và các tin tức liên quan liên tục được đưa ra. Cảnh sát Đài Loan một mặt truy bắt các thành viên của nhóm buôn người địa phương, mặt khác nhắc nhở, thuyết phục những công dân làm thủ tục xuất cảnh sang Campuchia tại sân bay, tuy nhiên giữa Đài Loan và Campuchia giao thương buôn bán không nhiều, cũng không có quan hệ ngoại giao bình thường, vì vậy rất khó để giải cứu những người Đài Loan đã rơi vào miệng cọp.

Hậu quả nguy hại của “Một vành đai, một con đường”

Khu đầu tư trực tuyến ở Sihanoukville, Campuchia là nơi tập trung của các băng nhóm lừa đảo, và thậm chí đã trở thành một từ đồng nghĩa với những kẻ lừa đảo, có liên quan đến sự phát triển của nó trong những năm gần đây.

Hơn 10 năm trước, Sihanoukville ban đầu là một vùng đất cằn cỗi, nhưng sau đó đã phát triển thành đặc khu kinh tế duy nhất của Campuchia theo dự án “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ. Đồng thời, ngành công nghiệp game của Campuchia đã thu hút một lượng lớn “người đào vàng” Trung Quốc. Vào thời kỳ đỉnh cao, có tới 500.000 người Trung Quốc ở Sihanoukville.

Tuy nhiên, chính phủ Campuchia đã ban hành “Lệnh cấm đánh bạc” vào tháng 8 năm 2019, dẫn đến việc đóng cửa một số lượng lớn các công trình xây dựng ở Sihanoukville và nhiều người phải rời đi. Tuy nhiên, cũng có nhiều người không rời đi, họ đã chuyển sang ngành công nghiệp lừa đảo trực tuyến sinh lợi hơn, cũng hoạt động trực tuyến.

Các nhóm lừa đảo không chỉ lừa tiền mà còn lừa gạt tình cảm (lưu ý: một số phương thức lừa đảo là hẹn hò trực tuyến trước rồi dụ nạn nhân đầu tư khi mối quan hệ ổn định), và thậm chí người ta còn bị buôn bán như một thứ hàng hóa.

Đặc điểm chính của các băng nhóm lừa đảo là các ông chủ cơ bản là người Trung Quốc, và đại đa số kẻ thao túng cũng là người Trung Quốc. Thay vì mang nền văn minh đến Campuchia, nó đã mở ra một chiếc hộp Pandora.

Bàn tay đen chuyển hướng đến Đài Loan

Các băng nhóm lừa đảo cần liên tục tăng thêm nhân lực, vì vậy chúng công khai mua bán, dẫn đến hình thành một chuỗi công nghiệp đen buôn người xuyên quốc gia.

Ban đầu Trung Quốc có nhiều nạn nhân nhất, nhưng gần đây bàn tay đen này đã vươn đến Đài Loan và được cho là có liên quan đến đợt bùng phát dịch Covid-19. Sau khi đại dịch bùng phát, ĐCSTQ đã đóng cửa và đình chỉ các chuyến bay xuyên biên giới, khiến các băng nhóm lừa đảo mất đi nguồn “con mồi” chính. Ngoài Trung Quốc, Đài Loan là quốc gia nói tiếng Trung nhiều nhất.

Theo sĩ quan cảnh sát Chiêm Lợi Thạch (Zhan Lize) thuộc Bộ phận Interpol của Cục Hình sự Đài Loan, nhóm lừa đảo muốn người có thể nói được tiếng Trung, “giá trị của việc biết tiếng Trung là tương đối cao, vì vậy người Đài Loan giá cao hơn”, trường hợp cô Pippi ở trên, được bán đầu tay với giá 25.000 USD.

Ba mắt xích buôn người

Một báo cáo khác của phương tiện truyền thông Leader, Đài Loan tiết lộ rằng chuỗi ngành buôn người này được hỗ trợ bởi ba mắt xích quan trọng – băng nhóm buôn người Đài Loan, các nhóm môi giới Đông Nam Á và các nhóm lừa đảo.

Trong số đó, băng nhóm buôn người Đài Loan xử lý tất cả các dịch vụ trước khi người Đài Loan rời khỏi đất nước, bao gồm quảng cáo, phỏng vấn việc làm, ký hợp đồng, thuyết phục cha mẹ, hỗ trợ làm hộ chiếu, xét nghiệm virus và đưa đón sân bay.

Sau khi nạn nhân được đưa ra khỏi nước, họ được các nhóm môi giới Đông Nam Á tiếp quản. Nhiệm vụ của nhóm môi giới tương đối đơn giản, họ chỉ cần đón nạn nhân tại sân bay bằng một tấm ảnh phóng to, sau khi xác nhận đúng người, họ đưa nạn nhân lên xe và tịch thu hộ chiếu, sau đó họ sẽ lái xe đến khu vực bên trong công viên, rồi “giao người” và nhận tiền.

Các nhóm lừa đảo thường đặt hàng với mức giá từ 10.000 USD đến 20.000 USD/người, băng nhóm buôn người Đài Loan và nhóm môi giới Đông Nam Á cùng nhau chia tiền. Sau khi các nhóm lừa đảo mua người, họ cố gắng sử dụng nạn nhân để tạo ra giá trị cao hơn.

Bởi vì đây là công việc buôn bán không cần vốn, các thành viên băng nhóm buôn người Đài Loan đã bị phát hiện có dính lính sâu vào đường dây. Trong một vụ án được cảnh sát phanh phui vào tháng 7, một trong những băng nhóm xã hội đen nổi tiếng Đài Loan, Trúc Liên Bang (Zhulian Gang) đã lừa gạt 82 người Đài Loan đến Campuchia, kiếm được hơn 20 triệu Đài tệ (670.000 USD).

Thủ đoạn của băng nhóm lừa đảo

Thời báo Epoch Times đã đưa tin về một số băng nhóm lừa đảo ở Campuchia trong một số bài báo vào đầu năm nay. Chúng thường được giới thiệu qua mạng xã hội hoặc bạn bè, đồng nghiệp và những người quen khác để lừa nạn nhân ra nước ngoài làm việc với tư cách là nhân viên dịch vụ khách hàng trong các sòng bạc, hoặc nhân viên văn thư, kỹ thuật, v.v., với mức lương cao cho tiền ăn và nhà ở. Một khi ai đó cả tin, giấc mơ bắt đầu tan vỡ ngay khi họ bước chân xuống sân bay.

Các nhóm lừa đảo thường được quân đội và cảnh sát địa phương bảo vệ bằng súng, vì vậy việc trốn thoát sẽ khó hơn rất nhiều. Để thoát khỏi đó nạn nhân được yêu cầu trả ít nhất hàng chục nghìn đô la “phí chuộc thân”, nhưng ngay cả khi đã trả tiền, nạn nhân có thể không thực sự thoát được. Người không có tiền cũng không nghe lời có thể bị đánh đập và bán lại. Một số phụ nữ bị ép làm gái mại dâm, và một số người có thể bị mổ cướp nội tạng.

Vào ngày 13 tháng 8, nữ diễn viên Đài Loan Lý Nghiên Cẩn (Li Yanjin) đã tiết lộ giá nội tạng mà cô biết trên Facebook, trong đó 4 nội tạng giá trị nhất là tim khoảng 120.000 USD, gan 160.000 USD, thận 200.000 USD và lá lách 350.000 USD. Nội tạng cộng lại của một người trị giá ít nhất 800.000 USD, không tính các bộ phận nhỏ.

Nữ diễn viên Lý Nghiên Cẩn nhắc nhở người Đài Loan rằng những công việc bình thường với mức lương cao đơn giản chỉ là một giấc mơ viển vông, và thuốc hối hận trên thế giới đều đổi lấy với giá rất đắt, nhưng cũng có người không có cơ hội để hối hận!

Ngoài Campuchia, các băng nhóm lừa đảo còn được phát hiện ở các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Lào, Việt Nam và Philippines, cũng như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ở Trung Đông.

Xem thêm:

>> Vén màn góc khuất buôn bán phụ nữ ở Trung Quốc

>> Nguồn tạng ở Trung Quốc thiếu minh bạch: Chỉ sau 4 ngày chờ, bệnh nhân đã được ghép tim

>> Ông chủ quán trà sữa Trung Quốc ghi lại hành trình sinh tử khi chạy trốn sang Mỹ

Nguồn Epoch Times

Đăng theo ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP