Luật sư Trung Quốc nổi tiếng Cao Trí Thịnh: “Tôi dùng cả đời này để cứu thế hệ sau” (Phần 1)

Luật sư Trung Quốc nổi tiếng Cao Trí Thịnh: “Tôi dùng cả đời này để cứu thế hệ sau” (Phần 1)

Luật sư Trung Quốc nổi tiếng Cao Trí Thịnh: “Tôi dùng cả đời này để cứu thế hệ sau” (Phần 1)

Luật sư Trung Quốc nổi tiếng Cao Trí Thịnh: “Tôi dùng cả đời này để cứu thế hệ sau” (Phần 1)

Luật sư Trung Quốc nổi tiếng Cao Trí Thịnh: “Tôi dùng cả đời này để cứu thế hệ sau” (Phần 1)
Luật sư Trung Quốc nổi tiếng Cao Trí Thịnh: “Tôi dùng cả đời này để cứu thế hệ sau” (Phần 1)
Thứ sáu, 19-04-2024 23:33, (GMT+07:00)
Luật sư Trung Quốc nổi tiếng Cao Trí Thịnh: “Tôi dùng cả đời này để cứu thế hệ sau” (Phần 1)
18-03-2021 13:18

"Sinh ra trong một cái hang và lớn lên dưới các vì sao, anh đã có thể chỉ là một người nông dân Trung Quốc nghèo khó. Ấy vậy mà anh lại trở thành một trong những người tiên phong nhất của thời đại. Đảng Cộng sản Trung Quốc khiếp sợ anh, nhưng anh lại được hàng triệu người dân Trung Quốc ngưỡng mộ…”

Đó là những lời dẫn đầu tiên của bộ phim tài liệu “Transcending Fear” (Tạm dịch: Vượt qua sợ hãi), một bộ phim kể về hành trình cuộc của đời của vị Luật sư nổi tiếng Trung Quốc Cao Trí Thịnh: Từ một người nông dân bán rau đến một luật sư hàng đầu Trung Quốc, từ đỉnh cao của danh vọng đến trắng tay, từ một người tiên phong của thời đại đến một di sản về lòng nhẫn nại và dũng khí “vượt qua sợ hãi”.

Lo lắng và sợ hãi, chị gái của Luật sư Cao Trí Thịnh đã tự tử trong tuyệt vọng

Bà Cảnh Hoà, vợ của Luật sư (LS) Cao, người bị buộc phải lưu vong ở Hoa Kỳ đã viết trên Twitter vào ngày 1/1/2021 rằng: “Vào đầu năm mới, một tin dữ gửi đến. Tôi bàng hoàng khi biết tin chị gái của Cao Trí Thịnh ở Sơn Đông đã qua đời. Bà lo lắng sẽ bị bức hại vì chuyện của em trai mà mỗi ngày đều phải chịu đựng đau khổ và sợ hãi, đêm đến không thể chợp mắt mà dẫn đến sinh bệnh. Trong lúc tuyệt vọng, bà đã nhảy xuống sông tự vẫn vào tháng 5/2020, cuối đời không gặp được người em trai khiến bà ngày đêm bận lòng".

Dòng tweet được đính kèm với một bài báo trước đó nói về việc LS Cao bị bắt tại nhà chị gái ở Sơn Đông vào năm 2006.

Tháng 8/2006, LS Cao đến nhà chị gái ở Sơn Đông để thăm người anh rể đang bị bệnh nặng. Sau đó, nhiều cảnh sát đã phá cửa và xông vào nhà chị gái của ông, dùng băng dính quấn quanh mắt, miệng, rồi chùm 1 chiếc túi màu đen lên đầu và áp giải ông về Bắc Kinh.

Chị gái của LS Cao cũng bị Sở Cảnh sát địa phương bắt giữ, Giám đốc Sở Cảnh sát thành phố Đông Dinh đích thân hỏi bà rằng: “Vì sao bà lại muốn ở cùng em trai của mình?” Chị gái LS Cao trả lời: “Ông đã có câu trả lời rồi. Ông biết cậu ấy là em trai tôi”. 

Hỏi: “Em trai của bà đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Tại sao bà vẫn muốn ở cùng cậu ta? Bà trả lời: “Một người tay không tấc sắt lại có thể đe dọa một cách nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, điều đó chỉ có thể minh chứng rằng chính quyền của các ông không có thực lực”.

Sau nhiều lần bị sách nhiễu, giam giữ, kết án, mất tích, LS Cao Trí Thịnh - người được biết đến với biệt danh là "Lương tri của Trung Quốc" lại tiếp tục mất tích vào tháng 8/2017. Đến nay đã hơn 1.200 ngày, sống chết không rõ.

Bà Cảnh Hoà đã tweet vào ngày 8/12/2020 rằng, đây là lần mất tích lâu nhất của LS Cao. Bà Cảnh lo lắng rằng, chồng bà, người từng bị tra tấn đến gãy răng trong thời gian bị ĐCSTQ giam giữ và bức hại trước đó, không biết sẽ vượt qua mỗi ngày như thế nào.

Luật sư Cao Trí Thịnh trước và sau những ngày ra tù. (Ảnh: The Epoch Times)
Luật sư Cao Trí Thịnh trước và sau những ngày ra tù. (Ảnh: The Epoch Times)

Bà Cảnh còn viết: “Vào thời khắc lạnh giá nhất trong năm, tôi cứ suy nghĩ mãi, nghĩ tới lạnh sống lưng, nghĩ tới nỗi tưởng như nghẹt thở… 12 năm chịu đựng đau khổ, đến bao giờ mới kết thúc đây"?

Trong mười năm sự nghiệp luật sư của mình, LS Cao Trí Thịnh đã bảo vệ quyền lợi cho vô số những nhóm người yếu thế. Quá nhiều sự bất công và đen tối đã khiến ông thấy được sự tà ác của chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Sau đó, LS Cao đã đảm nhận các vụ án của học viên Pháp Luân Công và đích thân điều tra, nghiên cứu về cuộc bức hại có quy mô trên khắp Trung Quốc này. Từ cuối năm 2004 đến năm 2005, ông đã viết ba bức thư ngỏ gửi đến Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ là ông Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, đồng thời sử dụng những dữ liệu điều tra mà ông trực tiếp nắm được để vạch trần cách thức mà các trại lao động đã tra tấn và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công. LS Cao kêu gọi chính quyền đương nhiệm rằng: Phải nhìn thẳng vào những vấn đề nghiêm trọng đang tồn tại và ngay lập tức chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công. 

Ba bức thư ngỏ này đã dẫn đến việc ông bị bắt tại nhà của chị gái mình ở Sơn Đông vào năm 2006.

Cao Trí Thịnh, một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Trung Quốc đã bị ĐCSTQ bắt cóc hơn 1.200 ngày, đến nay sống chết vẫn chưa rõ. (SAM YEH / qua Getty)
Cao Trí Thịnh, một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Trung Quốc đã bị ĐCSTQ bắt cóc hơn 1.200 ngày, đến nay sống chết vẫn chưa rõ. (SAM YEH / qua Getty)

Luật sư bảo vệ quyền lợi cho những người nghèo, muốn đem lại lợi ích cho xã hội

LS Cao Trí Thịnh sinh ra trong một gia đình nông thôn rất nghèo ở huyện Giai, thành phố Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây vào ngày 20/4/1964. Ông mất cha từ năm 11 tuổi và một mình mẹ ông nuôi bảy người con, ông là con thứ ba. Ông thi đậu vào một trường trung học trọng điểm nhưng đã phải bỏ học vì gia cảnh quá nghèo. 

Năm 15 tuổi, LS Cao và em trai phải xa nhà để kiếm sống và làm việc trong một mỏ than. Cũng như nhiều mỏ than thiếu an toàn khác tại Trung Quốc, một ngày kia, đường hầm bị sập. Khi nghe tin em trai LS Cao bị gãy chân, ông chủ mỏ đã đuổi việc và từ chối trả công cho cả hai anh em dù chỉ một đồng. LS Cao cõng em trai trên lưng ra đi, và tự hỏi cuộc sống rồi sẽ đi về đâu… 

Năm 21 tuổi, LS Cao nhập ngũ vì nghe nói rằng làm lính thì sẽ được ăn no. Tại đó, ông đã quen biết người vợ của mình sau này bà Cảnh Hoà, khi đó cũng là một quân nhân.

Mặc dù từng nếm trải nhiều đau khổ, nhưng điều khiến LS Cao ghi nhớ suốt cuộc đời không phải là sự hận thù, mà chính là lòng biết ơn, là sự giúp đỡ quên mình mà ông nhận được trong những lúc khó khăn nhất. Chính những nếp sống thuần phác truyền thừa từ văn hóa truyền thống Trung Hoa và lòng nhân hậu của người mẹ, cũng như trái tim lương thiện của những người đồng hương đã tiếp sức cho ông. Ông từng ngất xỉu vì đói và được một cụ ông lạ mặt cứu giúp. Ông cụ này chỉ kiếm được 1 tệ 5 xu mỗi ngày, nhưng lại đưa cho ông - một người không hề quen biết tận 18 tệ.

Năm 1991, LS Cao Trí Thịnh (27 tuổi) quyết định đến thành phố Kashgar, khu tự trị Tân Cương, để sinh sống bằng nghề bán rau trên phố. Rồi một ngày nọ, ông nhặt được tờ báo cũ do một người khách bỏ lại, nói rằng Trung Quốc sẽ cần 150.000 luật sư trong tương lai. Nó đã thay đổi cuộc đời ông…

Mặc dù chỉ được đến trường có 3 năm, nhưng nhờ nỗ lực tự học, LS Cao đã vượt qua kỳ thi và trở thành một luật sư thực thụ. Ông bắt đầu hành nghề từ năm 1996, chủ yếu bào chữa cho các vụ án tranh chấp về kinh tế, đồng thời ông cũng tranh kiện miễn phí cho những người nghèo yếu thế. LS Cao từng được Bộ Tư pháp Trung Quốc chọn là một trong "Mười luật sư hàng đầu Trung Quốc" và được gọi là "Lương tâm của Trung Quốc". Các đồng nghiệp trân trọng gọi ông là "Người tiên phong trong phong trào bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc", "Nhà lãnh đạo trong việc thức tỉnh ý thức bảo vệ quyền dân tộc của Trung Quốc". Tuy nhiên, lấy được danh hiệu luật sư không phải là ước muốn duy nhất của ông, LS Cao tâm sự: “Khi mới bắt đầu hành nghề luật sư, chúng tôi đã có rất nhiều hoài bão và nghĩ rằng mình có thể góp phần cải biến xã hội Trung Quốc".

Trong 2 năm ở Urumqi, khu tự trị Tân Cương, 3/4 các vụ án do LS Cao thụ lý đều là các vụ kiện miễn phí cho những người nghèo yếu thế. Kết quả là ông bị một số đồng nghiệp đố kỵ, bị báo cáo và tấn công. Khi phóng viên hỏi ông, bị như vậy thì sống thế nào? Cao trả lời rằng: "Tôi xuất thân từ một gia đình rất nghèo, và tôi biết cảm xúc của những người nghèo, vì vậy tôi biết tôi cần phải làm gì... Tôi sẽ không xem việc giúp đỡ người khác thành bố thí. Tầm nhìn của tôi rất xa rộng, tôi muốn dùng cả đời này của mình để cứu những thế hệ sau".

Năm 2000, LS Cao Trí Thịnh (36 tuổi) chuyển từ Tân Cương đến Bắc Kinh, thành lập "Văn phòng Luật sư Trí Thịnh" và lần lượt thuê thêm 20 luật sư. Năm 2001, LS Cao được Bộ Tư pháp vinh danh là một trong "Mười luật sư xuất sắc hàng đầu Trung Quốc". Sau này, mặc dù công việc rất bận rộn, nhưng ông vẫn tự đặt ra quy tắc nghề nghiệp cho mình như trước đây: "1/3 các vụ án là tranh kiện miễn phí cho người nghèo yếu thế", thậm chí ông còn tự bỏ tiền túi để trợ giúp cho đương sự.

Vào cuối năm 2004, LS Cao Trí Thịnh đã bước vào “khu vực cấm” do ĐCSTQ đặt ra và bắt đầu đại diện cho các học viên Pháp Luân Công kháng nghị. LS Cao đã nhiều lần viết thư cho các quan chức cấp cao của chính phủ ĐCSTQ, yêu cầu chấm dứt việc tra tấn và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công, đồng thời tham gia vào cuộc điều tra về cáo buộc chính quyền thực hiện mổ cướp nội tạng đối với những người tu luyện ôn hoà này.

Ông David Kilgour, cựu Vụ trưởng Ngoại giao Canada về Châu Á - Thái Bình Dương đã mô tả rằng, LS Cao Trí Thịnh là sự kết hợp giữa Nelson Mandela và Mahatma Gandhi, và là "một trong những vị luật sư dũng cảm nhất trên thế giới”. LS Cao đã ba lần được đề cử giải thưởng Nobel Hòa bình, nhưng dưới sự uy hiếp của ĐCSTQ, ông đã không thể được bầu chọn. Ở đại lục, "Cao Trí Thịnh" được cho là một từ khóa tìm kiếm nhạy cảm và đã bị chặn.

LS Cao Trí Thịnh, người được mệnh danh là “Lương tri của Trung Quốc” từng khen ngợi các học viên Pháp Luân Công là những người tử đạo cao cả, là vinh quang của dân tộc Trung Quốc, và là sức mạnh cuối cùng của dân tộc này. (The Epoch Times)
LS Cao Trí Thịnh, người được mệnh danh là “Lương tri của Trung Quốc” từng khen ngợi các học viên Pháp Luân Công là những người tử đạo cao cả, là vinh quang của dân tộc Trung Quốc, và là sức mạnh cuối cùng của dân tộc này. (The Epoch Times)

Bước vào “khu vực cấm”, bảo vệ các học viên Pháp Luân Công bị bức hại 

Hiện có ba bức thư của LS Cao Trí Thịnh đang được lưu truyền rộng rãi. Đó là các bức thư ngỏ mà LS Cao viết cho các nhà lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ lúc bấy giờ là ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo, bao gồm: "Chấm dứt bức hại đối với tín đồ tự do tín ngưỡng, cải thiện mối quan hệ với nhân dân Trung Quốc" viết vào ngày 31/12/2004, "Thư ngỏ gửi tới Ngài Hồ Cẩm Đào và Ngài Ôn Gia Bảo" viết vào ngày 18/10/2005, và bức “Chấm dứt hành vi man rợ đang tiêu diệt lương tri và đạo đức của dân tộc chúng ta ngay lập tức” viết vào ngày 12/12/2005.

LS Cao Trí Thịnh viết trong bức thư thứ ba rằng: “Vào lúc này, trái tim tôi đang run rẩy, bàn tay tôi cũng đang run rẩy cầm chiếc bút để mô tả lại hoàn cảnh bi thảm của những người bị bức hại trong suốt 6 năm qua. Trong sự thật của cuộc bức hại tàn bạo khiến người ta khó mà tin được này, trong những ghi chép về các hành vi tàn bạo vô đạo đức của chính phủ nhằm vào chính những người dân của mình, một trong những hành vi vô đạo đức khiến linh hồn của tôi bị chấn động dai dẳng nhất, chính là hành vi đê tiện của các nhân viên phòng "610" và cảnh sát khi tấn công vào bộ phận sinh dục của những người phụ nữ của chính dân tộc chúng ta. Gần như 100% bộ phận sinh dục, vú của những người phụ nữ này và bộ phận sinh dục nam đã bị tấn công bằng những hành vi vô cùng tục tĩu trong quá trình bức hại. Hầu hết những người bị bức hại, dù là nam hay nữ, thì quy trình đầu tiên trước khi bị hành hạ là lột sạch hết quần áo của họ. Không có ngôn ngữ hoặc văn bản nào có thể miêu tả lại hoặc tái hiện sự đê tiện và vô đạo đức của chính phủ chúng ta về phương diện này! Chúng ta vẫn còn lưu lại dấu ấn của những thành phần nhiệt huyết của dân tộc, vậy ai có thể im lặng trước một hiện thực như vậy"?

Trong bức thư ngỏ thứ ba dài hơn 20.000 chữ, LS Cao Trí Thịnh đã mô tả lại các hành vi tra tấn, ngược đãi đến chết mà gần 20 học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng. Ví dụ, sau khi bị cảnh sát bắt giữ phi pháp vào ngày 28/10/2005, bà Lưu Bác Dương và con trai là anh Vương Thủ Tuệ ở Trường Xuân đều đã bị tra tấn đến chết trong vòng hai tuần; vào năm 2002, để trả đũa việc sinh viên tốt nghiệp đại học Lưu Hải Ba tham gia vào sự kiện chèn sóng truyền hình ở Trường Xuân và phát sóng thông tin không bị kiểm duyệt về Pháp Luân Công trong khoảng 50 phút, chính quyền thành phố Trường Xuân đã ra lệnh cho cảnh sát dùng chiếc dùi cui điện dài nhất cắm từ hậu môn đến nội tạng của anh Lưu, khiến anh tử vong ngay tại chỗ… Ngoài ra, bà Vương Ngọc Hoàn, người được LS Cao Trí Thịnh mệnh danh là "Thánh nhân trên ghế cọp" cũng đã bị tra tấn đến chết trong trại lao động sau vài năm bị bắt giữ.

Anh Lưu Hải Ba, người từng tham vào sự kiện chèn sóng truyền hình ở Trường Xuân và phát sóng thông tin không bị kiểm duyệt về Pháp Luân Công trong khoảng 50 phút đã bị cảnh sát dùng chiếc dùi cui điện dài nhất cắm từ hậu môn đến nội tạng, khiến anh tử vong ngay tại chỗ. (Ảnh Minhhui.org)
Anh Lưu Hải Ba, người từng tham vào sự kiện chèn sóng ở Trường Xuân và phát sóng thông tin không bị kiểm duyệt về Pháp Luân Công đã bị cảnh sát dùng chiếc dùi cui điện dài nhất cắm từ hậu môn đến nội tạng, khiến anh tử vong ngay tại chỗ. (Ảnh Minhhui.org)
 

XEM PHIM: 50 PHÚT VĨNH HẰNG - TÁI HIỆN LẠI CÂU CHUYỆN CHÂN THẬT VỀ VỤ ÁN ĐƯỢC DÀN DỰNG "TỰ THIÊU Ở THIÊN AN MÔN"

Vào thời điểm đó, LS Cao Trí Thịnh đã chỉ trích hệ thống cải tạo lao động mà chính quyền ĐCSTQ thực thi, rằng: "Là một công dân liên tục phải đóng thuế, tôi một lần nữa yêu cầu chính phủ Trung Quốc trả lời câu hỏi của một công dân: Các ông có đồng ý rằng chế độ này là hoàn toàn vô đạo đức không? Có thừa nhận rằng chế độ của chúng ta đã không còn thành ý và năng lực để đối mặt và giải quyết vấn đề này không?”. 

Mặc dù hiện tại chính quyền Bắc Kinh tuyên bố đã xóa bỏ hệ thống cải tạo lao động, nhưng chỉ trong tháng 7/2014, ĐCSTQ đã bắt giữ gần 600 học viên Pháp Luân Công chỉ vì họ muốn nói với mọi người sự thật về Trung Quốc, rằng Trung Quốc rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì.

VIDEO: RƠI NƯỚC MẮT KHI XEM CÂU CHUYỆN VỀ LUẬT SƯ CAO TRÍ THỊNH - VƯỢT QUA NỖI SỢ HẢI

Còn tiếp...

Mai Hạ 

Theo Epoch Times tiếng Trung

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP