Vào thời Trung Quốc cổ đại, hoàng đế được gọi là Thiên tử, tức là ‘con của Trời’. Thượng thiên đem vạn dân phó thác cho người có đức hạnh chăm sóc và quản lý. Nếu như hoàng đế và quan viên thực hiện chính sách tàn sát dân chúng, sống xa hoa dâm đãng thì Thượng Thiên sẽ lấy lại tất cả, đồng thời còn trừng phạt những người kẻ vô đạo… 

Đại Vũ vì dân trị thủy lập nên nhà Hạ, tuy nhiên đến cuối nhà Hạ, Hạ Kiệt tàn bạo, tự gọi mình là mặt trời. Lúc đó, Thương Thang đối xử khoan hồng, vì dân tu đức nên đã diệt trừ nhà Hạ lập nên nhà Thương. Vào cuối thời nhà Thương, Thương Trụ Vương bất kính với Thần, phạm thượng với Nữ Oa, sủng ái yêu ma, tin theo kẻ nịnh hót, giết hại trung lương, dẫn đến thiên tượng thay đổi, cuối cùng bị nhà Chu tiêu diệt. Triều đại nhà Tần thọ được 15 năm rồi cũng diệt vong. Nhà Hán kéo dài được 400 năm, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh cũng như thế, trước khi diệt vong đều có thiên tai và dịch bệnh phát sinh. 

Vào cuối thời nhà Hạ, xuất hiện hai trận động đất lớn. Những năm cuối của triều đại nhà Thương cũng xuất hiện động đất, núi lở, sông cạn. Thời Tây Chu những năm cuối, miệng dân còn bị triều đình ‘niêm phong’, tại Phong Xuyên có sét đánh 3 năm vào mùa đông, sương rơi mùa hè suốt 4 năm. Những năm cuối triều đại nhà Tần xuất hiện nạn hồng thủy hiếm thấy. Lúc đó tại Sơn Đông và An Huy, mưa lớn nhiều ngày biến khu vực này thành biển nước. Cuối thời Tây Hán, thiên tai liên tiếp xuất hiện, từ nạn hồng thủy, nạn hạn hán đến nạn sâu bệnh… 

Vào những năm cuối thời Đông Hán có phát sinh hai lần động đất; năm 217 sau Công Nguyên, khắp cả nước xảy ra một đợt dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng, mức độ thiệt hại lớn đến nỗi không thể tưởng tượng nổi. Nhiều khu vực thậm chí không có đủ quan tài để bán, tiếng than khóc thảm thiết tứ phía, cho dù là người giàu hay người nghèo, không ai thoát được. Gia đình nghèo khó không có tiền mai táng người nhà nên đã xuất hiện cảnh tượng “xác chết xuất hiện khắp nơi, xương cốt phơi đầy đồng bằng, hàng ngàn dặm không nghe thấy tiếng gà gáy”.

Vào lúc cuối triều đại nhà Tùy, hai tỉnh Sơn Đông và Hà Nam xảy ra lũ lụt, hơn 40 quận bị ngập chìm trong nước. Cuối thời nhà Đường, dịch bệnh xảy ra ở Hoài Nam khiến một lượng lớn quân nhân và dân thường tử vong.

Cuối thời nhà Tống, bậc quân vương phụ lòng dân, bách tính phải bỏ kinh thành chạy xuống phía nam, triều đình khi ấy còn giết chết Nhạc Phi, một vị trướng trung quân ái quốc thời Nam Tống. Điều này dẫn đến năm 1208 vùng Giang Hoài bị dịch bệnh hoành hành, bệnh dịch cũng xảy ra ở Chiết Giang, Vĩnh Gia, Thường Châu và phủ Lâm An vào các năm 1271, 1275 và 1276. Trước khi nhà Tống diệt vong, ôn dịch lại bùng phát lần nữa, trong thành Hàng Châu “Người chết không đếm xuể, nồng nặc chướng khí”. Khi quân Nguyên truy đuổi, hoàng đế cùng quan lại đều bị quăng xuống biển mà chết, cảnh tượng vô cùng thảm khốc. 

Thời điểm cuối triều đại nhà Nguyên, Hoàng đế Thuận Thiên đang nắm giữ ngôi vị, bệnh dịch xuất hiện rộng khắp nhất trong lịch sử triều Nguyên, trong sách có ghi lại rằng: hơn 12 đợt dịch bệnh bùng phát, bình quân cứ 3 năm lại xuất hiện một lần. 

Cuối triều Minh, đại ôn dịch hoành hành một cách chưa từng có, bệnh dịch xuất hiện khắp nơi và liên tiếp xảy ra. Năm Sùng Trinh thứ 14, khu vực Bắc Kinh – Thiên Tân và Ngô Giang, Giang Tô đều bị đại dịch tấn công, ‘Ngô Giang chí’ viết về sự kiện này như sau: “Người chết ôm nhau nằm trước cửa, không còn sót một ai”. Năm thứ 16 và 17 là thời kỳ đỉnh cao của bệnh dịch, “Cả nhà chết hết không còn sót một ai”. Năm Sùng Trinh thứ 17, Ngô Giang lại lần nữa bùng phát đại dịch: “Người bệnh nổi đầy hạch, hoặc là nôn ra máu, không ai dám hỏi thăm, có gia đình chết hết không người chôn cất”. Cũng trong năm đó, bệnh dịch hạch bùng phát tạo nên thảm cảnh “mười người chết chín, thậm chí có hộ còn chết sạch, không người mai táng”. Có người vừa bị nhiễm bệnh đã chết ngay sau đó một giờ đồng hồ, cũng có người kéo dài sự sống thêm được đến ngày hôm sau. 

Đặc biệt, sau khi bùng phát, mỗi ngày có không dưới 10.000 người chết vì bệnh dịch, vì vậy mà tại các cổng thành đều bị tắc nghẽn vì quan tài người chết. Trong quân thì lính chết ngựa vong. Lúc bấy giờ, một thầy thuốc họ Ngô có thể chữa bệnh cứu người, đưa ra giả thuyết về bệnh dịch do ‘Lệ khí’ (khí nhọt ác tính) gây nên. Sau này ông viết thành sách gọi là ‘Ôn dịch luận’. Thầy thuốc Ngô thực ra là một người tu luyện Đạo gia, cách chữa bệnh của ông rất đặc thù: “Trước khi uống thuốc cần đọc chú ngữ”. “Chú ngữ” này thực ra cũng chính là “chân ngôn”, là một bùa hộ mệnh, chỉ cần thành tâm tụng niệm, ôn dịch sẽ tránh người này, người đã mắc phải dịch bệnh, nếu làm theo hướng dẫn của ông cũng dần dần bình phục. Mặc dù thầy thuốc họ Ngô đã cứu được rất nhiều người nhưng cũng không thể giúp cho triều đại nhà Minh khỏi họa diệt vong. Vào năm Sùng Trinh thứ 17, tức là năm 1644, Sùng Trinh treo cổ tự vẫn, quân Thanh tiến vào quan ải. 

Điều kỳ lạ là không một ai thuộc quân Thanh bị lây nhiễm dịch bệnh, dân tộc Mãn Thanh cùng binh lính Mãn Châu cũng không bị nhiễm bệnh, quân đội người Hán, kỵ binh, bộ binh, thậm chí người đầu hàng quân Thanh cũng đều không bị nhiễm bệnh. Thế nhưng, đến cuối thời nhà Thanh, quân và dân lại không được may mắn như vậy. Thời Quang Tự làm hoàng đế 34 năm thì 19 năm có dịch bệnh, thời Tuyên Thống làm hoàng đế 3 năm thì 2 năm ôn dịch bùng phát. Lưu Bá Ôn từng nói: “Trời có mắt, đất cũng có mắt”, quả là đúng vậy.

Theo Vision Times
San San biên dịch

Bản tiếng Việt đăng theo ĐKN