Kinh tế Việt Nam 2021: Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, tiêu dùng tiêu điều

Kinh tế Việt Nam 2021: Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, tiêu dùng tiêu điều

Kinh tế Việt Nam 2021: Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, tiêu dùng tiêu điều

Kinh tế Việt Nam 2021: Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, tiêu dùng tiêu điều

Kinh tế Việt Nam 2021: Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, tiêu dùng tiêu điều
Kinh tế Việt Nam 2021: Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, tiêu dùng tiêu điều
Thứ năm, 25-04-2024 23:54, (GMT+07:00)
Kinh tế Việt Nam 2021: Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, tiêu dùng tiêu điều
29-12-2021 14:50

Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh năm 2021 tăng 17,8% so với năm 2020. Trong khi đó, hoạt động tiêu dùng trong quý IV dù khởi sắc hơn, nhưng tính cả năm 2021, tiêu dùng vẫn giảm 3,8% so với năm 2020.

Số lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh có xu hướng tăng

Trong tháng 12/2021, có 3.011 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 14,5% so với tháng trước và tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2020; có 9.057 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 95,1% và tăng 67,1%; có 1.877 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 49,4% và giảm 7,1%. Tổng cộng có 13.945 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

Tính chung cả năm 2021, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là gần 55.000 doanh nghiệp, tăng 18% so với năm trước; khoảng 48.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,8%; khoảng 16.700 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,1%, trong đó có 14.800 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 4%; 211 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 20,7%. Tổng cộng có 119.800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8% so với năm 2020. Bình quân 1 tháng có gần 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 2021 giảm so với năm 2020

Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng quý IV có dấu hiệu khởi sắc. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 tăng 28,1% so với quý trước. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm trước (năm 2020 tăng 1,7%) do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dịch vụ du lịch lữ hành tại một số địa phương giảm mạnh so với năm 2020.  

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12/ 2021 ước đạt 458.500 tỷ đồng, tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. 

Tính chung quý IV/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.312,6 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với quý trước và giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 1.076,4 nghìn tỷ đồng, tăng 20% và tăng 0,8%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 107,7 nghìn tỷ đồng, tăng 59% và giảm 19,8%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,9 nghìn tỷ đồng, tăng 690,2% và giảm 45,2%; doanh thu dịch vụ khác đạt 126,6 nghìn tỷ đồng, tăng 109,8% và giảm 12,7%. Như vậy nhìn chung doanh thu doanh thu tăng so với quý trước nhưng giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Tính cả năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4.789,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố về giá giảm 6,2% (năm 2020 giảm 3%).

Theo ngành hoạt động, trong doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2021 có ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,6% so với năm trước; phương tiện đi lại giảm 1,6%; vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 5,9%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 8%; may mặc giảm 9,3%.

Theo địa phương, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2021 so với năm trước của một số địa phương: Cần Thơ tăng 1,7%; Hà Nội tăng 3,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 5,5%; Quảng Ninh tăng 6%; Đà Nẵng tăng 6,7%; Đồng Nai tăng 7,1%; Bình Dương tăng 9,6%; Hải Phòng tăng 13,4%; Khánh Hòa giảm 9,9%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 22,2%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2021 so với năm trước của một số địa phương: Quảng Ninh giảm 10,3%; Hà Nội giảm 14%; Hải Phòng giảm 17,8%; Đà Nẵng giảm 20%; Bình Dương giảm 23,5%; Nghệ An giảm 30,7%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 46,1%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 52,2%.

Một số địa phương mạnh về du lịch có doanh thu du lịch lữ hành năm 2021 giảm mạnh so với năm trước: Quảng Ninh giảm 32,9%; Đà Nẵng giảm 40,6%; Hà Nội giảm 45,6%; Quảng Bình 45,9%; Cần Thơ giảm 52,1%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 60,2%; Thanh Hóa giảm 67,8%; Hải Phòng giảm 70,3%; Thừa Thiên - Huế giảm 71,3%.

Doanh thu dịch vụ khác năm 2021 so với năm trước của một số tỉnh: Quảng Bình tăng 5,2%; Hải Phòng giảm 0,1%; Phú Yên giảm 2,3%; Bình Dương giảm 7,9%; Bình Định giảm 8,8%; Đà Nẵng giảm 13,2%; Hà Nội giảm 13,1%; Cần Thơ giảm 15,1%; Khánh Hòa giảm 20,4%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 29,1%.

Kinh tế Việt Nam 2021: Doanh nghiệp rời bỏ thị trường và tiêu dùng tiêu điều

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các năm 2017-2021. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Bảo Nguyên

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP