Kết cục bi thảm của vị bác sĩ từng 3 lần cứu mạng Mao Trạch Đông

Kết cục bi thảm của vị bác sĩ từng 3 lần cứu mạng Mao Trạch Đông

Kết cục bi thảm của vị bác sĩ từng 3 lần cứu mạng Mao Trạch Đông

Kết cục bi thảm của vị bác sĩ từng 3 lần cứu mạng Mao Trạch Đông

Kết cục bi thảm của vị bác sĩ từng 3 lần cứu mạng Mao Trạch Đông
Kết cục bi thảm của vị bác sĩ từng 3 lần cứu mạng Mao Trạch Đông
Thứ sáu, 29-03-2024 15:58, (GMT+07:00)
Kết cục bi thảm của vị bác sĩ từng 3 lần cứu mạng Mao Trạch Đông
11-11-2021 15:29

Ba lần cứu Mao Trạch Đông, bác sĩ Phó Liên Nhạ đã bị bắt và bức hại đến chết thảm tại nhà tù Tần Thành trong cuộc Cách mạng Văn hóa. (Ảnh được cung cấp bởi "Trăm năm chân tướng")

Có một bác sĩ đã từng ba lần hồi cứu sinh mệnh cho Mao Trạch Đông. Có thể nói, nếu không có ông ấy, lịch sử của ĐCSTQ đã có thể được viết lại. Cổ nhân có câu: “Tích thủy chi ân, đương dũng tuyền tương báo”, ý tứ là: Dẫu chỉ nhận chút ân như giọt nước, thì vẫn báo đáp cả dòng sông. Thế nhưng, đối với ân nhân ba lần cứu mạng mình, Mao Trạch Đông đã chọn cách “báo ân” như thế nào đây?…

Xin chào tất cả các bạn khán giả! Chào mừng đến với chương trình “Trăm năm chân tướng”. Hôm nay, chúng ta hãy cùng hồi cố về cuộc đời cách mạng của “ngự y” Phó Liên Nhạ, ân nhân của Mao Trạch Đông và kết cục bi thảm của ông.

Bị mê hoặc tư tưởng, chủ động tiếp cận ĐCSTQ

Phó Liên Nhạ sinh năm 1894 tại Phúc Kiến. Ông theo đạo Cơ đốc giáo từ khi còn nhỏ, hoàn thành bậc tiểu học và trung học cơ sở tại ngôi trường do giáo hội thành lập, sau đó theo học ngành y và hành nghề y. Năm 24 tuổi, Phó Liên Nhạ đã trở thành bác sĩ trưởng của Hội Chữ thập đỏ Đinh Châu – Phúc Kiến, hai năm sau, ông giảng dạy tại Trường Y khoa Phúc Âm và mở một phòng khám. Trong thời kỳ này, ông chịu ảnh hưởng của cháu gái Phó Duy Ngọc, bắt đầu say mê đọc các tạp chí tuyên truyền về chủ nghĩa Mác-Lê như “Tân Thanh niên”.

Vào mùa thu năm 1927, ĐCSTQ đã phát động một cuộc bạo động vũ trang ở Nam Xương. Khi đó, Phó Liên Nhạ nghe nói một bộ phận quân đội bạo động đang tiến về địa khu Triều Sán. Là người thân Cộng, ông thập phần kích động, đã chủ động chẩn trị vết thương cho quân đội Cộng sản, bao gồm cả việc chữa lành vết thương ở đùi cho tướng Canh Trị Dũ của Cộng sản đảng.

Vào tháng 3 năm 1929, Mao Trạch Đông và Chu Đức dẫn đầu một đội hơn 3000 quân đến Triều Sán, và Phó Liên Nhạ đã gặp Mao Trạch Đông lần đầu tiên. Do dịch bệnh đậu mùa ở địa phương, ông đề nghị được tiêm phòng bệnh đậu mùa cho quân đội Cộng sản đảng. Mao và Chu rất vui mừng.

Khi Quốc dân đảng bao vây Cộng sản đảng lần đầu tiên, Bệnh viện Phúc Âm mà Phó Liên Nhạ làm việc cũng đã giúp đỡ Cộng sản đảng rất nhiều. Ông không chỉ chữa trị cho các lãnh đạo Cộng sản đảng bị thương là Vương Gia Tường, Chu Ân Lai và những người khác, mà còn thành lập Trường Điều dưỡng Đỏ theo đề nghị của Mao Trạch Đông và đào tạo một số lượng lớn nhân viên y tế cho Cộng sản đảng.

Ảnh chụp từ video nguồn Epoch Times.

Ba lần cứu mạng Mao Trạch Đông

Đối với ĐCSTQ mà nói, công lao của Phó Liên Nhạ mãi mãi không thể đền đáp. Ông đã ba lần cứu mạng Mao Trạch Đông, và cũng đã cứu trị một lượng lớn các lão binh của Cộng sản đảng. Theo lịch sử ĐCSTQ, cuối tháng 7 năm 1929, Mao nguy kịch vì mắc bệnh sốt rét do falciparum, ông ta đến Triều Sán để chữa trị và được Phó Liên Nhạ chữa khỏi. Vì cần một “ngự y” ở bên cạnh, Mao đề nghị Phó Liên Nhạ chuyển bệnh viện Phúc Âm về Giang Tây, Thụy Kim, chính thức thành lập bệnh viện đầu tiên của ĐCSTQ. Phó Liên Nhạ vui mừng đồng ý, lấy toàn bộ tài sản gia đình tích góp nhiều năm tặng cho bệnh viện, và trở thành giám đốc bệnh viện sắc đỏ đầu tiên của ĐCSTQ.

Vào tháng 9 năm 1934, Mao đang ở Hộ Đô, Giang Tây (nay thuộc huyện Vu Đô), và lại bị bệnh sốt rét do falciparum, bị sốt cao 41 độ và không ngừng nói nhảm. Sau khi Phó Liên Nhạ nhận được tin báo, ông ta không kịp thay đồ, vội vã phi như bay khỏi Thụy Kim để tấn tốc hồi sức cho Mao thoát khỏi một kiếp nạn. Vào tháng 10 cùng năm, dưới sự bao vây của Quốc dân đảng, Cộng sản đảng buộc phải bắt đầu cuộc trốn chạy, mà họ gọi là “cuộc trường chinh”. Trên đường chạy trốn, Phó Liên Nhạ trước sau đã trực tiếp chữa trị bệnh tình cho Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và những người khác, cũng như chữa khỏi nhiều căn bệnh của binh sĩ, đồng thời ông cũng là người đỡ đẻ cho vợ của Mao là Hạ Tử Trân và vợ của Nhậm Bật Thời.

Sau khi ĐCSTQ chạy đến Diên An, Phó Liên Nhạ được lệnh thành lập Bệnh viện Trung ương Xô Viết ở Diên An và làm giám đốc. Tháng 9 năm 1938, ông chính thức gia nhập đảng dưới sự giới thiệu của Mao. Sau khi ĐCSTQ nắm chính quyền, Phó Liên Nhạ liên tiếp giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế của Ủy ban Trung ương ĐCS và Thứ trưởng đầu tiên của Bộ Y tế của Quân ủy Trung ương. Ông được thăng cấp trung tướng vào năm 1955. Tuy nhiên, ngay cả một bác sĩ được Mao Trạch Đông ưu ái gọi là “Hoa Đà Đỏ” và đã điều trị cho nhiều lãnh đạo đảng bao gồm Chu Đức, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Nhậm Bật Thời, Đặng Tiểu Bình, v.v… cũng không thoát khỏi sự bức hại của Cách mạng Văn hóa.

Phó Liên Nhạ bị vu khống tội danh và chết bi thảm ở nhà tù Tần Thành

Sau khi Cách mạng Văn hóa bùng nổ năm 1966, Phó Liên Nhạ bị cáo buộc các tội danh “đầu sỏ tư sản của Bộ Y tế”, “phần tử tam phản”, “gián điệp của Hội Thiên Chúa giáo”, và bị hồng vệ binh phê đấu tàn khốc. Vào ngày 3 tháng 9, ông đã viết thư cầu cứu Mao, với nội dung: “Tôi ở Trường Đinh, Thụy Kim đã cứu mạng ông, hiện giờ thỉnh cầu ông cứu mạng tôi”. Vào ngày 5 tháng 9, ông bị hồng vệ binh đánh gãy xương sườn.

Theo bài báo “Cái chết của tù nhân đặc biệt Phó Liên Nhạ” do tác giả Thẩm Quốc Phàm viết, vào sáng ngày 14 tháng 3 năm 1968, Khâu Hội Tác, nguyên chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần của Quân đội ĐCSTQ, căn cứ theo chỉ ý của Lâm Bưu “bắt ông ta”, đã chỉ huy vụ bắt Phó Liên Nhạ và vợ, rồi tống họ vào nhà tù Tần Thành.

Trong khi bị thẩm vấn, Phó Liên Nhạ vì “từ chối giải thích vấn đề”, đã bị đánh gãy 3 chiếc xương sườn. Lúc này, Phó Liên Nhạ đã 74 tuổi, ngoài phải kéo lê thân thể gãy 3 xương sườn, ông còn bị bệnh dạ dày, không thể ăn được lương khô, ông xin được ăn cháo nhưng quản giáo không cho.

Theo “Nhật ký quản ngục” của nhà tù Tần Thành, Phó Liên Nhạ đã không ăn trong hai ngày vào ngày 14 và 16 tháng 3, ông liên tục yêu cầu ăn loãng hơn. Mặc dù bác sĩ kê đơn bữa ăn cho bệnh nhân nhưng văn phòng giám sát không duyệt và nói: “Bảo ông ta thử nhịn một thời gian xem, chịu chút khổ cũng đáng”.

Vào ngày 19, 20 và 21 tháng 3, trong ba ngày liên tiếp, vì thống khổ và thất vọng tột độ, Phó Liên Nhạ chỉ ăn được rất ít, ăn tí lại nôn, cuối cùng lăn ra giường ngủ không dậy nổi. Vào ngày 24 tháng 3, Phó Liên Nhạ “thân thể trông rất yếu, tình trạng rất kém, chỉ ăn rất ít”. Vào ngày 26 tháng 3, ông ấy “không ăn chút nào” trong cả ngày.

Ông lê tấm thân thập phần yếu ớt, trong lao phòng không ngừng bò lên bò xuống chiếc giường, rồi bò lên bò xuống trên nền bê tông lạnh lẽo, lâu lâu ông lại ngẩng đầu lên, nhìn ánh nắng thấu qua khung cửa sổ cao, ngắm bầu trời quang đãng bên ngoài, từ miệng liên tục phát ra những âm thanh trầm thấp, không biết ông đang nói gì.

Vào ngày 28 tháng 3, “Nhật ký quản ngục” ghi lại: “Có vẻ như phạm nhân sẽ không sống sót qua vài ngày”. Quả nhiên, vào lúc 7 giờ sáng ngày 29, có người nhìn thấy Phó Liên Nhạ nằm bất động trên sàn bê tông, ngay lập tức nói với lính canh, “Có vẻ như tướng Nhạ không ổn rồi”. Nhưng lính canh nói, “Tôi còn phải đi ăn cơm, không có hơi sức quản ông ta, trở về rồi hãy nói”. Đợi đến lúc hơn tám giờ, khi người ta mở cửa phòng giam, Phó Liên Nhạ đã chết lạnh ngắt từ lâu.

Phó Liên Nhạ từ khi bị bắt đến khi chết chỉ mới nửa tháng. Khi ông chết, tay vẫn đeo còng rất nặng, da trên cổ tay và khuỷu tay bị tróc ra, trên người đầy những vết bầm tím sẫm. Thi hài của ông được đưa đến lò hỏa táng ở ngoại ô phía đông Bắc Kinh cùng ngày, xương cốt đều không lưu lại, trong đơn đăng ký hỏa táng không có tên ông, chỉ có một số hiệu của tù nhân: 6847. 

Phó Liên Nhạ, người đã phụng hiến phần lớn cuộc đời mình cho ĐCSTQ và cứu mạng nhiều lãnh đạo và quan chức cấp cao của ĐCSTQ, cuối cùng thậm chí ngay cả tính mạng của chính mình cũng không thể bảo trì được.

Rốt cuộc ai chính là hắc thủ đứng sau hậu trường?

Vậy thì, rốt cuộc ai là hắc thủ đứng sau việc Phó Liên Nhạ bị tống vào nhà tù Tần Thành và bị bức hại đến chết? Có một quan điểm chung cho rằng Lâm Bưu là kẻ hắc thủ đứng sau hậu trường. Khi chuẩn bị cho Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, người đầu tiên Mao Trạch Đông chọn không phải là Bành Đức Hoài, mà là Lâm Bưu. Tuy nhiên, Lâm Bưu cho rằng mình bị bệnh, không chịu làm tổng tư lệnh đi tham chiến ở Triều Tiên, mà đi chữa bệnh khắp nơi.

Vì vậy, Mao Trạch Đông đã yêu cầu Phó Liên Nhạ tổ chức các chuyên gia đến thăm khám cho Lâm Bưu. Sau khi kiểm tra, Phó Liên Nhạ báo cáo với Mao rằng Lâm Bưu không mắc bệnh gì nghiêm trọng, chỉ là bệnh do morphin. Lời này sau đó lọt vào tai Lâm Bưu, và Lâm Bưu ôm mối hận với ông. Năm 1960, Lâm Bưu chủ trì hoàn toàn công tác của Quân ủy, bắt đầu tìm lỗi của Phó Liên Nhạ, và cuối cùng đã hạ lệnh bắt ông trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Nhưng một số người không đồng ý với nhận định này.

Như chúng tôi vừa đề cập trước đó, Phó Liên Nhạ đã viết một lá thư cầu cứu Mao Trạch Đông. Theo cuốn sách “Mao Trạch Đông: Những câu chuyện ít người biết”, Mao đã chỉ thị thế này: “Người này không phải là người đương quyền, không có đại tội, dường như nên được bảo vệ”. Nhưng sau đó, Mao nghe nói rằng Phó Liên Nhạ đã nói chuyện với các lãnh đạo khác về sức khỏe của ông ta, đây là điều đại kỵ của Mao, vì vậy ông ta đã để Phó bị tống vào tù. Ngoài ra, thủ hạ của Lâm Bưu là Khâu Hội Tác, đã viết trong hồi ký của mình rằng việc bắt giữ Phó Liên Nhạ là ý của Giang Thanh, và nó cũng liên quan đến Chu Ân Lai.

Cuốn hồi ký có đoạn viết: “Một lần, khi Thủ tướng (Chu Ân Lai), Dương Thành Vũ, Ngô Pháp Hiến và tôi có mặt, Giang Thanh nói với Diệp Quần (vợ Lâm Bưu): ‘Phó Liên Nhạ từ đầu những năm 1950, chẳng phải đã làm hại Phó Chủ tịch Lâm sao? Hiện tại, vì sao còn chưa báo hận!’  Diệp Quần cười cười hồi đáp, nói: ‘Phó Liên Nhạ tốt mà, ông ấy đã dạy phó chủ tịch Lâm cách giữ gìn sức khỏe, hiện tại ông ấy [Lâm] vẫn uống thuốc’ ’’.

Khâu Hội Tác kể tiếp: “Giang Thanh cho rằng Diệp Quần không hiểu ý, lập tức nói: “Bắt Phó Liên Nhạ trước, rồi xử lý sau!” Mọi người đều không nói gì, Giang Thanh càng bốc hỏa. Lúc này, Thủ tướng nói rằng tôi sẽ lo việc này. Chỉ một ngày sau, một vài lính canh từ huyện đến tìm tôi và đưa cho tôi xem bức thư của Thủ tướng: “Hãy đưa Phó Liên Nhạ đến gặp Chu Ân Lai”. Sau khi đọc, tôi biết rằng Thủ tướng không chỉ đích danh tôi làm việc đó, nên tôi đã gọi điện thoại cho Trần Bàng, phó tham mưu trưởng Tổng cục hậu cần. Trần Bàng đưa họ đến tư dinh của Phó Liên Nhạ, vượt tường tiến vào bắt Phó Liên Nhạ đi, và giam ông ấy ở Tần Thành”.

Khâu Hội Tác cũng viết rõ trong hồi ký của mình: “Vài ngày sau tôi gặp Thủ tướng và hỏi tại sao ông bắt Phó Liên Nhạ? Thủ tướng chỉ nói một câu: ‘Không liên quan gì đến các ông’. Không lâu sau đó Phó Liên Nhạ chết ở Tần Thành.”  Hôm sau, tiểu tổ Thẩm tra Trung ương cũng nói với Khâu: “Phó Liên Nhạ chết không liên quan gì đến ông, những lời phê bình của ông trong Cách mạng Văn hóa không nên nhầm lẫn với chuyên án”. Do đó có thể thấy rằng, cái chết của Phó Liên Nhạ trong nhà tù Tần Thành, không trực tiếp liên quan đến Lâm Bưu.

Kết cục của “bác sĩ đỏ” Phó Liên Nhạ, người đã cứu mạng các lãnh đạo, quan chức cấp cao của ĐCSTQ và có đóng góp to lớn cho việc chăm sóc y tế của ĐCSTQ, khiến người ta thở dài. Những gì ông ấy gặp phải một lần nữa cho chúng ta thấy rằng, ĐCSTQ không chỉ có thể hạ thủ đối với dân thường và quan chức cấp cao, mà còn xử lý cả ân nhân của họ một cách vô cùng tàn nhẫn. Nguyên nhân chính có thể là những người này biết quá nhiều bí mật của giới lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ. Bài học xương máu này rất đáng để cho những ai đã bị ĐCSTQ lừa dối suy ngẫm.

Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Đăng theo ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP