Hai khả năng xảy ra đại dịch tiếp theo và điều gì mới thật sự kiểm soát được virus

Hai khả năng xảy ra đại dịch tiếp theo và điều gì mới thật sự kiểm soát được virus

Hai khả năng xảy ra đại dịch tiếp theo và điều gì mới thật sự kiểm soát được virus

Hai khả năng xảy ra đại dịch tiếp theo và điều gì mới thật sự kiểm soát được virus

Hai khả năng xảy ra đại dịch tiếp theo và điều gì mới thật sự kiểm soát được virus
Hai khả năng xảy ra đại dịch tiếp theo và điều gì mới thật sự kiểm soát được virus
Thứ bảy, 20-04-2024 02:02, (GMT+07:00)
Hai khả năng xảy ra đại dịch tiếp theo và điều gì mới thật sự kiểm soát được virus
04-04-2022 14:48

Tỷ phú Bill Gates cho biết đại dịch tiếp theo là "gần như chắc chắn sẽ xảy ra". Nếu có một đại dịch tiếp theo, nó có thể là loại virus nào? Hơn nữa, con người có thể làm gì để kiểm soát dịch?

 

Tỷ phú Bill Gates cho biết đại dịch tiếp theo là "gần như chắc chắn sẽ xảy ra"

 

Mới đây, Mỹ đã quyết định đầu tư 150 triệu USD để tăng cường công nghệ sản xuất vaccine, nhằm đối phó với "cuộc khủng hoảng sinh học mới" có thể xuất hiện trong tương lai. 

 

Hai khả năng xảy ra đại dịch tiếp theo

 

Nếu một đại dịch tiếp theo xảy ra, nó sẽ là loại virus gì? Có hai khả năng.

 

Khả năng đầu tiên là sự xuất hiện của một biến thể mới của COVID-19.

 

Coronavirus mới đã đột biến từ chủng ban đầu thành D614G, sau đó đột biến thành Alpha, Delta, Omicron và gần đây là phân loài Omicron BA.2. Vào ngày 22 tháng 3, tỷ lệ phát hiện BA.2 trên toàn cầu hơn 50% và đã thay thế BA.1.

 

Miễn là virus còn tồn tại trong quần thể thì vẫn còn điều kiện để nó tiếp tục đột biến. Nếu một người bị bội nhiễm hai hoặc nhiều chủng khác nhau cùng một lúc, thì chúng có thể tái tổ hợp thành các biến thể mới.

 

Mặc dù khả năng gây bệnh của Omicron đã giảm đi nhưng cơ số lây nhiễm vẫn còn rất lớn. Vậy nên virus vẫn có thể đột biến nhiều hơn nữa trong tương lai.

 

Khả năng thứ hai là sự xuất hiện của một loại virus hoặc vi khuẩn mới khác.

 

Khoa học công nghệ khó thay đổi những rắc rối mà đại dịch mang đến cho nhân loại

 

Trong lịch sử, các đại dịch có sức tàn phá toàn cầu tương tự COVID-19 gồm có bệnh dịch hạch ở thời Trung cổ, bệnh đậu mùa bùng phát năm 1520 và bệnh cúm Tây Ban Nha năm 1918. 

 

Những trận đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người.

 

Những thiệt hại do virus corona gây ra đã rất nặng nề. Con số chính thức hiện tại về số ca tử vong do COVID-19 là khoảng 6 triệu người. Nhưng các nhà khoa học đã phân tích rằng số người chết thực sự do COVID-19 gây ra còn nhiều hơn thế. 

 

Theo hai bài báo được xuất bản bởi The Lancet và The Economist, dựa trên mô hình về tỷ lệ tử vong vượt mức, người ta ước tính số người chết thực sự do COVID-19 gây ra là khoảng 18 triệu người vào cuối năm 2021, gấp ba lần số liệu báo cáo.

 

Kể từ khi đại dịch bùng phát vào năm 2020, người ta đã cố gắng sử dụng các bài học và kinh nghiệm liên quan đến đại dịch trong quá khứ để làm tài liệu tham khảo, và dự đoán mô hình của đợt dịch hiện tại nhằm kiểm soát dịch bệnh.

 

Trong lịch sử, con người đã biết sử dụng vaccine để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, ngày nay chúng ta cũng đang ráo riết phát triển vaccine COVID-19 để tiêm chủng cho dân chúng. 

 

Vaccine có thể làm giảm nguy cơ bệnh nặng, nhưng nhược điểm của nó là khó ngăn ngừa sự nhiễm trùng và lây lan của virus. 

 

Chừng nào còn có sự lây nhiễm, chừng đó vẫn còn xuất hiện trường hợp tử vong. Kết quả là, không có sự sụt giảm đáng kể về số ca tử vong hàng tuần trên toàn cầu. 

 

Hơn nữa, coronavirus thay đổi quá thường xuyên, trong khi thời gian bảo vệ của vaccine lại có hạn. Bạn tiêm hai mũi cũng không thể đảm bảo rằng bạn đã miễn nhiễm virus, rất có thể sẽ cần mũi ba, mũi bốn…

 

Đại dịch cúm Tây Ban Nha kết thúc vào mùa hè năm 1919, nên người ta cho rằng COVID-19 cũng có thể mang tính thời vụ và kết thúc vào mùa hè năm 2021. 

 

Tuy nhiên, vào mùa hè năm 2021, biến thể Delta xuất hiện và một lần nữa tái lập đỉnh dịch; vào mùa đông, Omicron lại bùng phát. Có thể thấy, sự chuyển mùa không phải là điểm mấu chốt khiến COVID-19 biến mất.

 

Sau hơn 200 năm phát triển, khoa học hiện đại của con người đã đi từ thế giới vĩ mô có thể nhìn thấy bằng mắt thường, hiển vi đến cấp độ tế bào, phân tử và nanomet. 

 

Giờ đây nó đã đạt đến giai đoạn sinh học phân tử, vaccine mRNA, và công nghệ chỉnh sửa gen.

 

Mặc dù khoa học và y học ngày nay rất phát triển, nhưng tác động to lớn của dịch hạch đối với xã hội loài người vẫn còn đó. Con người vẫn bị cản trở bởi các bệnh dịch, và chúng dường như không có gì thay đổi.

 

Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha hơn 100 năm trước cho đến COVID-19 hiện nay, lịch sử cứ lặp lại. Con người lúc bấy giờ cũng mệt mỏi vì bị cách ly lâu ngày, tâm trạng giống hệt nhân loại hiện đại.

 

Vậy điều gì kiểm soát sự "đến" và "đi" của dịch bệnh?

 

Các đại dịch lớn nhỏ trong lịch sử đều có một điểm chung: chúng đến và đi mà không báo trước. 

 

Điều này không khỏi khiến người ta suy nghĩ: Khoa học nhân loại đã phát triển như vậy, tại sao dịch bệnh vẫn cứ đến rồi lại đi? Hơn nữa, nếu con người không thể kiểm soát được dịch bệnh, thì ai mới quyết định sự "đến" và "đi" của nó?

 

Năm 2020, nhà vật lý thiên văn Avi Leob, Chủ tịch Ủy ban Vật lý và Thiên văn của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, đề xuất một giả thuyết bom tấn, ông tin rằng trong vũ trụ có những nền văn minh và sự sống tiên tiến hơn con người.

 

Thực ra từ rất lâu, các nhà khoa học cũng đã cho rằng con người không phải là sinh vật thông minh duy nhất trong vũ trụ. 

 

Năm 1964, nhà vật lý thiên văn Liên Xô cũ Nikolai Kardashev đã đề xuất rằng, có những nền văn minh tiên tiến, thông minh và vượt trội hơn so với nền văn minh nhân loại. 

 

Enrico Fermi, người đoạt giải Nobel vật lý, đã đề xuất một lý thuyết tương tự dựa trên tuổi vũ trụ và số lượng các ngôi sao khổng lồ, đồng thời cho rằng sự sống ngoài Trái Đất ắt hẳn tồn tại và trải rộng khắp nơi.

 

Nhưng vì Fermi chưa từng nhìn thấy và chưa từng tiếp xúc với bất kỳ nền văn minh tiên tiến nào, nên ông không thể chứng minh đầy đủ về sự tồn tại của những sinh vật không phải con người này.

 

Tuy nhiên, vật chất mà mắt người có thể nhìn thấy thực sự có hạn. Ví dụ, mắt thường chỉ nhìn thấy ánh sáng khả kiến ​​trên quang phổ, là một phần nhỏ của quang phổ. Khi gặp tia hồng ngoại và tia cực tím, mắt người không thể nhìn thấy được. 

 

Các nhà khoa học đã phát hiện một số thiên thể vũ trụ không thể được phát hiện bằng ánh sáng nhìn thấy, sự tồn tại của chúng chỉ có thể được phát hiện bằng các sóng ánh sáng như tia hồng ngoại và tia cực tím.

 

Vậy phải chăng sự "đến" và "đi" của dịch bệnh đang được những thế lực vô hình kiểm soát? Hiện tại, vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn.

 

Tuy nhiên, sự phát triển của y học thường kéo theo sự phát triển của vật lý học, có lẽ trong tương lai giới y học sẽ có nhiều khám phá hơn nữa trong lĩnh vực này, và những khám phá này có thể giúp nhân loại chống lại dịch bệnh hiệu quả hơn.

 

Trước một chủng virus đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và ảnh hưởng đến toàn thế giới trong hơn hai năm qua, nhiều nhà khoa học phải thừa nhận rằng con người nên khiêm tốn khi đối mặt với thiên tai, dịch họa. 

 

Thực ra, ngoài việc nhanh chóng phát triển vaccine, thuốc và sử dụng nhiều biện pháp để đối phó với đại dịch, chúng ta cũng nên bình tĩnh và nhìn lại nội tâm, có thể bằng cách này, con người có thể tìm ra cách thoát khỏi dịch bệnh và tránh được các đợt bùng phát virus tiếp theo.

 

Bảo Vy
Nguồn
Epoch Times tiếng Trung

Đăng theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP