Đại kiếp nạn còn chưa ập đến, tên nạn nhân đã đề sẵn trên sổ sách cõi âm

Đại kiếp nạn còn chưa ập đến, tên nạn nhân đã đề sẵn trên sổ sách cõi âm

Đại kiếp nạn còn chưa ập đến, tên nạn nhân đã đề sẵn trên sổ sách cõi âm

Đại kiếp nạn còn chưa ập đến, tên nạn nhân đã đề sẵn trên sổ sách cõi âm

Đại kiếp nạn còn chưa ập đến, tên nạn nhân đã đề sẵn trên sổ sách cõi âm
Đại kiếp nạn còn chưa ập đến, tên nạn nhân đã đề sẵn trên sổ sách cõi âm
Thứ sáu, 29-03-2024 02:06, (GMT+07:00)
Đại kiếp nạn còn chưa ập đến, tên nạn nhân đã đề sẵn trên sổ sách cõi âm
29-08-2021 15:02

Dân gian cho rằng, trước những tai họa binh-đao-thủy-hỏa, ở âm phủ đều chuẩn bị trước sổ sách để xác định phạm vi xảy ra tai họa cũng như loại hình và số người tử vong tương ứng. Dưới đây là hai câu chuyện như vậy.

Ở Tín Đô (nay là vùng Hành Thủy, Hà Bắc) có một người thư sinh trẻ tuổi tên là Lưu Ngọc. Một ngày nọ, Lưu Ngọc đến chơi nhà bạn uống rượu đến khuya, trong người đã có men say, sau đó đứng dậy muốn về nhà. Người bạn muốn giữ anh ở lại nghỉ một đêm, nhưng Lưu Ngọc vẫn nhất quyết muốn về nhà. Nhìn thấy Lưu Ngọc khăng khăng muốn đi, người bạn kia cũng đành không nài nỉ nữa.

Khi Lưu Ngọc đi rời khỏi thôn trang ước chừng năm dặm đường, trời đã vào canh hai. Anh đi qua một ngôi miếu không rõ tên gì, chỉ thấy ở đại sảnh trong miếu đèn đuốc sáng trưng. Lưu Ngọc phỏng đoán có thể là tăng nhân hoặc đạo sĩ thiết đàn tế tự, bởi vậy liền tiến vào bên trong miếu muốn xin chút nước để uống.

Ai ngờ khi Lưu Ngọc vừa mới bước vào miếu, liền bị hai sai dịch bắt lại, nói: "Ngươi tới thật đúng lúc, chúng ta đang muốn đi tìm ngươi!"

Nói xong, sai dịch đưa Lưu Ngọc tới một đại điện. Chỉ thấy trên đại điện có một vị giống như là quân vương thời cổ đại đang ngồi, mũ rồng rủ xuống, khí thế uy nghi.

Trên đại điện có một vị giống như là quân vương thời cổ đại đang ngồi, mũ rồng rủ xuống, khí thế uy nghi. (Ảnh: một phần
Trên đại điện có một vị giống như là quân vương thời cổ đại đang ngồi, mũ rồng rủ xuống, khí thế uy nghi. (Ảnh: một phần "Thập vương đồ" , bức tranh thời Trung cổ do Bảo tàng Nghệ thuật Tính Gia Đường, Nhật Bản sưu tầm)

Trên đại điện có một vị giống như là quân vương thời cổ đại đang ngồi, mũ rồng rủ xuống, khí thế uy nghi. (Ảnh: một phần "Thập vương đồ" , bức tranh thời Trung cổ do Bảo tàng Nghệ thuật Tính Gia Đường, Nhật Bản sưu tầm)

Nhìn thấy tình thế này, Lưu Ngọc vội vàng quỳ gối xuống bậc thang chờ đợi. Vị vương giả nói: 

"Lần này mời ngươi tới, là để ngươi trợ giúp ghi chép sổ sách, ngươi nhìn thấy cái gì cũng không cần phải sợ hãi, đây là chuyện mùa thu sang năm, không có quan hệ gì với ngươi".

Lưu Ngọc vội vàng gật đầu đồng ý

Sau đó, một người ở phía dưới đưa bút nghiên lên, Lưu Ngọc bèn ngồi trên bậc thang bắt đầu ghi chép. Lúc này chỉ thấy ở phía đông đại điện, đầu người chồng chất như núi, hơn nữa còn đang không ngừng tăng thêm. Chỉ thấy hơn mười người hối hả chạy đi chạy về, đem đầu người từ đông vận chuyển đến tây, giống như con kiến đang tha mồi vậy. Mỗi lần vận chuyển như vậy, đều phải hướng đến Lưu Ngọc báo cáo số lượng, sau khi nhìn thấy Lưu Ngọc ghi chép xong mới rời đi. Người lui tới báo cáo liên tiếp, tay Lưu Ngọc một khắc cũng không ngừng ghi chép.

Cứ như vậy, Lưu Ngọc bận đến lúc phương đông dần dần trắng bệch mới kết thúc. Lúc này chỉ thấy một người đi đến đại điện, sau khi hành lễ vị vương giả rồi báo cáo: "Tổng số ước chừng có một vạn". 

Sau khi nói xong đứng dậy tiến đến chỗ Lưu Ngọc muốn lấy danh sách, rồi nói: "Ngươi vất vả rồi! Xuống dưới nghỉ ngơi một chút đi".

Lưu Ngọc nằm ở dưới bậc thang, trong lòng vẫn còn đang sợ hãi. Dần dần không còn tiếng người qua lại, anh mở mắt nhìn quanh xem xét, trước mắt không còn có cái gì nữa, Lưu Ngọc ngỡ rằng mình đang nằm mơ. Đến năm sau, quả nhiên xảy ra cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc, chết rất nhiều người.

Vào năm thứ nhất đến thứ tư niên hiệu Quang Tự triều Thanh (tức từ năm 1875 đến năm 1878), tại Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây, Trực Lệ, Sơn Đông phải chịu nạn hạn hán và nạn đói đặc biệt nghiêm trọng, sử xưng là "Đinh Mậu kỳ hoang".

"Đinh Mậu kỳ hoang" (Ảnh: Xuất từ tranh "Nạn đói ở Trung Quốc", vẽ năm 1878)

Vào năm Quang Tự thứ 3 (tức năm 1877), phát sinh nạn hạn hán nghiêm trọng nhất trong lịch sử đời nhà Thanh. Khi đó, trong thành Thiên Tân dựng quầy cháo tế dân, còn gọi là "bảo sinh chúc hán" - quầy cháo bảo đảm sinh mệnh. Quầy cháo ở góc thành phía đông chuyên nhận chăm sóc phụ nữ, có hơn hai nghìn phụ nữ và một số trẻ nhỏ cứ trú trong đó. Sáng sớm ngày mùng bốn tháng 12, quầy cháo này đột nhiên xảy ra cháy lớn, trong chốc lát thiêu rụi chết hơn 2.200 người.

Trước đó, vào lúc rạng sáng ngày hôm đó, rất nhiều người đều nghe thấy có tiếng người gọi tên theo danh sách, ban đầu hoài nghi là quan viên đến đưa áo bông. Có người chạy ra nhìn, nhưng không thấy người nào, ngay sau đó thì phát sinh hoả hoạn. 

Từ xưa vẫn có thuyết pháp "quỷ ghi chép sổ sách", không nhìn thấy nhưng không hẳn là không có. Bởi vậy, nhớ tới năm xưa Bạch Khởi lừa giết sĩ tốt, mặc dù mắt chưa nhìn thấy, mà đốt đánh chết người, đau khổ thê thảm không thôi! 

Túy Trà Tử nói: "Đại kiếp nạn ập đến, ngọc và đá đều bị đốt cháy, phàm là gặp, không ai là uổng mạng. Cần biết rằng từ nơi sâu xa, tất có người cụ thể quản lý an bài những sự tình này".

(Tham khảo: "Túy trà chí quái " quyển 2 - Lý Khánh Thần đời nhà Thanh)

Trung Nguyên
Theo Tuệ Minh - Sound of Hope

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP