Cuối năm, doanh nghiệp “gồng mình” gánh lãi suất

Cuối năm, doanh nghiệp “gồng mình” gánh lãi suất

Cuối năm, doanh nghiệp “gồng mình” gánh lãi suất

Cuối năm, doanh nghiệp “gồng mình” gánh lãi suất

Cuối năm, doanh nghiệp “gồng mình” gánh lãi suất
Cuối năm, doanh nghiệp “gồng mình” gánh lãi suất
Thứ bảy, 20-04-2024 18:25, (GMT+07:00)
Cuối năm, doanh nghiệp “gồng mình” gánh lãi suất
26-11-2022 09:07

Hầu hết các doanh nghiệp đều đang gánh lãi suất tiền vay tăng cao hơn trước trong khi sản xuất, sức mua lại giảm thấp.

 

Cuối năm, doanh nghiệp 'gồng mình' gánh lãi suất - ảnh 1

Lãi suất đi vay 13%

Ông Trần Văn Trường, Giám đốc Công ty hải sản Hoàng Gia, cho biết hiện công ty phải trả tiền vay với lãi suất (LS) 10%/năm. Mức LS này đã được duy trì hơn 2 tháng qua và chưa đến kỳ điều chỉnh mới (hợp đồng vay có thời hạn điều chỉnh LS 6 tháng một lần). Quan trọng hơn là thời điểm cuối năm, thông thường doanh nghiệp (DN) luôn cần vốn lưu động nhiều gấp đôi giữa năm do nhu cầu tích trữ, gia tăng nhập hàng hóa để đáp ứng nhu cầu khách hàng dịp lễ, tết.

Thế nhưng năm nay nguồn vay từ ngân hàng (NH) khá hạn chế nên DN phải tự xoay xở. Bên cạnh đó, một phần dự báo sức tiêu thụ sụt giảm nên DN cũng không dám tăng nguồn hàng dự trữ nhiều hơn. “Lãi suất của công ty do chưa đến kỳ điều chỉnh nên vẫn còn gồng được. Nếu sắp tới mà lên cao 12 - 13% thôi là rất mệt vì khi đó chắc chắn không còn đồng lãi nào nữa. Hy vọng qua năm mới tình hình đỡ khó khăn hơn và LS cũng không tiếp tục tăng cao”, ông Trần Văn Trường nói.

Tương tự, giám đốc một công ty vận tải tại TP.HCM cũng cho hay chỉ từ đầu tháng 11, LS vay của công ty đã được ngân hàng thông báo điều chỉnh lên 9,5 -10%/năm thay cho mức 6,5 - 7%/năm của kỳ trước. Hạn mức tín dụng của công ty vẫn còn được cho vay khi lịch sử tín dụng tốt. Dù vậy, mấy tháng qua công ty đã hoạt động không có lãi khi doanh thu sụt giảm mạnh. Thị trường bất động sản khó khăn khiến vật liệu xây dựng như sắt, thép không tiêu thụ được khiến công ty không có hàng vận chuyển. Bên cạnh đó, nhóm hàng xuất khẩu cũng thiếu hụt đơn hàng, các DN xuất khẩu như giày da - vốn là khách hàng của công ty - giảm mạnh sản xuất, kéo theo các DN vận tải cũng “đứng bánh”.

Vị này phân tích: Doanh thu sụt giảm mạnh trong khi chi phí tăng cao, trong đó có chi phí tài chính khiến DN phải gồng mình. Trước đây DN đi vay trả cả vốn lẫn lãi khoảng 100 triệu đồng/tháng thì nay tăng lên gần 130 triệu đồng/tháng. Chỉ mỗi LS tăng thôi là đã mệt lắm rồi, khó khăn lắm rồi. Đó là chưa kể nhiều công ty cho biết không có tiền, công nợ kéo dài 4 - 5 tháng. Các DN đều mong Chính phủ có chính sách kìm LS không tăng cao và hoạt động cho vay được thông thoáng, dòng tiền được lưu thông để hoạt động sản xuất được đảm bảo và  người lao động vẫn có việc làm.

Đại diện một công ty vật liệu xây dựng chia sẻ chỉ cách đây một ngày công ty đã nhận được thông báo ngân hàng hạ LS cho khoản vay từ 14,8% xuống còn 12,8% và sẽ áp dụng từ cuối tháng 11. Thông báo của NH khiến ông “mừng muốn khóc” vì sau gần 3 tháng phải chịu mức LS cao khiến DN kiệt quệ. Từ mức LS chỉ 10 - 11%/năm vào giữa năm vừa qua đã tăng lên gần 15% khiến DN này choáng váng, chạy vạy khắp nơi để đảm bảo khả năng trả lãi cho các nhà băng trong khi thị trường tiêu thụ hầu như đứng im.

Nhìn chung LS cho vay sẽ tùy thuộc vào mỗi DN tự đàm phán với ngân hàng, nhưng mặt bằng LS đã tăng thêm 2 - 3% so với giữa năm vừa qua. Thậm chí, nhân viên một NH thương mại tại TP.HCM cho biết nếu là khách hàng mới thì hiện nay LS cho vay đã lên gần 16%/năm nhưng vẫn phải xếp hàng chờ vì chỉ ưu tiên cho khách hàng cũ trước.

Áp lực lãi suất gia tăng vẫn còn

Những ngày qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đề nghị các NH thương mại tăng cường cung ứng vốn, giảm LS cho các DN. Ngày 24.11, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phát đi thông tin về việc giảm LS cho vay nhằm hỗ trợ và chia sẻ cùng khách hàng, thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của NHNN về triển khai các giải pháp thúc đẩy phục hồi và phát triển nền kinh tế. Theo đó, nhà băng này quyết định giảm lãi suất 1,0%/năm đối với các khoản vay VNĐ cho các khách hàng DN và khách hàng cá nhân hiện hữu với thời gian triển khai từ ngày 1.11 - 31.12.

Tuy nhiên, có vẻ đây chỉ là trường hợp giảm LS khá hiếm hoi hiện nay. PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, nhận định LS tăng cao là điều tất yếu sau khi NHNN đã liên tục tăng LS điều hành. Mặt bằng LS huy động tiền gửi tiết kiệm của nhiều nhà băng đã lên 9%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và thậm chí có nhiều mức cao hơn 10% cho kỳ hạn dài. Chính vì vậy, LS cho vay sẽ bị đẩy lên trên 12 - 13%/năm là chuyện không tránh khỏi. Chỉ khi nào LS điều hành của NHNN giảm trở lại thì mặt bằng LS trên thị trường mới có thể giảm xuống.

Trên thực tế, câu chuyện LS cao và các DN phải “gồng” trong giai đoạn đầy khó khăn khi hoạt động sản xuất, bán hàng đều giảm thì ai cũng biết, nhưng hầu như không có giải pháp để thay đổi câu chuyện này. Bởi theo ông, mặt bằng LS tại nhiều nước trên thế giới cũng đã tăng cao sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục nâng LS để chống lạm phát. Tại VN, NHNN có thể hỗ trợ một phần nguồn vốn giá thấp cho các NH thương mại thông qua thị trường mở nhưng số lượng đó sẽ không lớn.

Chính vì vậy bản thân NHNN chỉ có cách kêu gọi các NH thương mại tìm cách hỗ trợ về LS như tăng thấp hơn tốc độ huy động hoặc ưu đãi cho một số ngành nghề được khuyến khích. Vì vậy tùy theo đối tượng DN có thể đàm phán với ngân hàng nhưng vẫn không thể nào mong chờ LS giảm về như đầu năm.

Đồng tình, TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), cho rằng áp lực gia tăng LS vẫn còn kéo dài. Mặc dù Fed đã phát tín hiệu sẽ giảm tốc độ tăng LS trong năm tới nhưng điều này vẫn có nghĩa là LS sẽ tiếp tục tăng. Do đó VN cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy tăng LS để cân bằng với tỷ giá hối đoái, duy trì dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên với tốc độ tăng LS của Fed chậm lại thì NHNN cũng xem xét để mức tăng LS không còn quá nhanh và cao như vừa qua. Song song đó, ông đề xuất Chính phủ nên xem xét có chương trình hỗ trợ LS mạnh tay cho nhóm ngành hàng xuất khẩu vì đây là những đơn vị có khả năng mang lại nguồn ngoại tệ về nước. Từ đó sẽ giúp giảm áp lực lên tỷ giá hối đoái và Chính phủ mới có thêm dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ.

Theo TNO

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP