Công ty xét nghiệm COVID khổng lồ của Mỹ bị kiện vì lừa dối

Công ty xét nghiệm COVID khổng lồ của Mỹ bị kiện vì lừa dối

Công ty xét nghiệm COVID khổng lồ của Mỹ bị kiện vì lừa dối

Công ty xét nghiệm COVID khổng lồ của Mỹ bị kiện vì lừa dối

Công ty xét nghiệm COVID khổng lồ của Mỹ bị kiện vì lừa dối
Công ty xét nghiệm COVID khổng lồ của Mỹ bị kiện vì lừa dối
Thứ sáu, 26-04-2024 06:43, (GMT+07:00)
Công ty xét nghiệm COVID khổng lồ của Mỹ bị kiện vì lừa dối
24-01-2022 15:26

Tổng chưởng lý Minnesota Keith Ellison đang kiện hai công ty Illinois với cáo buộc “lừa đảo người tiêu dùng” về xét nghiệm COVID-19.

Liệu khoa học còn đáng tin? Công ty xét nghiệm COVID khổng lồ của Mỹ bị kiện vì lừa dối

Một công ty Illinois điều hành các trung tâm xét nghiệm COVID-19 đang bị điều tra ở một số tiểu bang và bởi các chính phủ liên bang vì các quy trình xét nghiệm bị cáo buộc là kém chất lượng. Tuần trước, Tổng chưởng lý Minnesota, Keith Ellison, đã đệ đơn kiện Trung tâm Kiểm soát Covid và một công ty liên kết trong phòng thí nghiệm. (Myriam B / Shutterstock

The Western Journal đưa tin, đơn kiện tuyên bố các công ty, Trung tâm Kiểm soát COVID (CCT) và Tập đoàn phòng thí nghiệm Doctors Clinical Laboratory, Inc. (DCL)" không cung cấp kết quả xét nghiệm hoặc đưa ra kết quả xét nghiệm sai hoặc không chính xác", theo thông cáo báo chí từ văn phòng Tổng chưởng lý Ellison hôm thứ Tư (19/1).

CCT là một trong những công ty xét nghiệm COVID lớn nhất Hoa Kỳ. NBC News cho biết, Công ty này có trên 300 địa điểm xét nghiệm trên toàn quốc. Bản tin của NBC News nhấn mạnh rằng, công ty đang bị cơ quan Liên bang điều tra cũng như bị các tổng chưởng lý ở một số tiểu bang giám sát.

DCL là “phòng thí nghiệm liên kết” của CCC, thông cáo báo chí văn phòng Ellison nêu rõ.

CCC đã vận hành các địa điểm xét nghiệm COVID-19 nhanh trên khắp tiểu bang nơi họ thu thập mẫu từ người dân Minnesota. Các mẫu sau đó được chuyển cho DCL để xét nghiệm.

Đơn kiện, được đệ trình lên tòa án quận Hennepin hôm thứ Tư (19/1), cáo buộc các công ty cung cấp kết quả xét nghiệm “không chính xác và sai lệch, bao gồm việc liệt kê sai loại xét nghiệm và sai ngày giờ lấy mẫu xét nghiệm từ người tiêu dùng".

Tệ hơn nữa, đơn kiện cho biết, một số người dân Minnesota, những người chưa bao giờ gửi mẫu xét nghiệm, báo cáo rằng, họ đã nhận được kết quả xét nghiệm từ các công ty.

“Đáng lo ngại hơn nữa, Bị đơn đã trình bày một cách gian dối rằng người tiêu dùng Minnesota đã xét nghiệm âm tính với COVID-19, mặc dù người tiêu dùng chưa bao giờ gửi mẫu đến Bị đơn để xét nghiệm”, đơn kiện nêu rõ.

Đơn kiện cho biết, Bộ Y tế Minnesota bắt đầu nhận được khiếu nại về công ty CCC vào tháng 12/2021.

Theo thông cáo báo chí, các cựu nhân viên CCC đã thông báo với văn phòng Tổng chưởng lý rằng, “mặc dù ban đầu công ty có thể xử lý khối lượng các xét nghiệm ở địa phương, nhưng trung tâm xử lý của họ đã không đủ sức khi công ty mở các địa điểm xét nghiệm trên khắp đất nước, bao gồm cả ở Minnesota. Kết quả, như một cựu nhân viên mô tả, là bị hỗn loạn với các mẫu nhận được bị nhét vào túi đựng rác rải khắp sàn văn phòng".

Một số cựu nhân viên kể lại, do các mẫu trong túi đã quá 48 giờ, ban quản lý hướng dẫn họ khai man ngày nhận mẫu. Họ cũng được hướng dẫn nói dối người tiêu dùng rằng, kết quả xét nghiệm của họ không rõ ràng, hoặc âm tính trong khi trên thực tế các mẫu đã không được làm xét nghiệm” thông cáo cho biết.

Theo CNN hôm thứ Sáu (21/1), CCC đã không trả lời yêu cầu bình luận. Tuy nhiên, trước đó công ty đã đưa ra một tuyên bố thông báo rằng, họ tạm dừng hoạt động từ ngày 14/1 đến ngày 22/1 vì “như đã được báo cáo rộng rãi, nhu cầu bệnh nhân cao bất thường khiến nguồn nhân lực hạn hẹp của chúng tôi không thể đáp ứng, gây ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng và mục tiêu chẩn đoán thông thường của chúng tôi".

Trong một thông cáo báo chí hôm thứ Năm (20/1), CCC đã thông báo rằng “thời gian tạm dừng” sẽ được kéo dài vô thời hạn “cho đến khi nguồn nhân sự cho phép CCC hoạt động hết công suất”.

“Như đã thông báo trước đây, CCC đang sử dụng thời gian tạm dừng hoạt động này để đào tạo thêm nhân viên về thu thập và xử lý mẫu, các phương pháp truyền thông và dịch vụ khách hàng tốt nhất, cũng như tuân thủ các hướng dẫn quy định”, bản tin nêu rõ. “CCC sẽ cung cấp thông tin cập nhật về các kế hoạch mở lại khi thích hợp”.

Một vụ kiện như thế này không phải là chuyện nhỏ. Mọi người tin tưởng rằng kết quả xét nghiệm của các công ty này là chính xác. Nếu các tuyên bố của vụ kiện là đúng với sự thật, thì không còn nghi ngờ gì nữa, những hành vi thiếu trung thực của họ đã gây ra thiệt hại thực sự cho nhiều người.

Những người nhận được kết quả xét nghiệm âm tính giả sẽ được bật đèn xanh để ra ngoài và có khả năng truyền virus cho người khác. Có bao nhiêu người có thể đã bị lây nhiễm do hành vi gian lận này? Có bao nhiêu người đã chết?

Mặt khác, kết quả dương tính giả sẽ buộc những người khác phải hủy bỏ công việc, hủy bỏ kế hoạch du lịch và hơn thế nữa, họ phải chịu đựng thời gian cách ly không cần thiết.

Những cáo buộc này càng trở nên đáng lo ngại hơn khi CCC điều hành hàng trăm địa điểm ở Hoa Kỳ. Có bao nhiêu người Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện này?

Nếu những cáo buộc này được chứng minh, thì hai công ty này đã tham gia vào một vụ che đậy khổng lồ để ‘đục nước béo cò’.

Trước khi đại dịch lắng xuống, có vẻ như chúng ta sẽ nghe thấy rất nhiều câu chuyện về các cá nhân và tập đoàn kiếm được nhiều tiền.

Những tin tức như thế này là lý do tại sao nhiều người Mỹ ngày càng gặp khó khăn khi “tin tưởng vào khoa học”. Nhưng ai có thể đổ lỗi cho khoa học được chứ?

Theo NBC, chỉ riêng ở New York, Tổng chưởng lý đã thụ lý 179 đơn khiếu nại và mở các cuộc điều tra về các công ty tính phí xét nghiệm, gửi thư chỉ đạo các công ty khác ngừng hứa hẹn thời gian trả kết quả sai và ban hành hướng dẫn người tiêu dùng về cách phát hiện các trang web xét nghiệm lừa đảo.

Sự gia tăng các điểm xét nghiệm nhanh không có giấy phép là ví dụ mới nhất về gian lận liên quan đến Covid-19. Các nhà quản lý đã phải vật lộn với vấn đề này trong suốt đại dịch đến nay. Ủy ban Thương mại Liên bang đã nhận được hơn 650.000 báo cáo về gian lận liên quan đến Covid, đánh cắp danh tính và các trò lừa đảo khác, khiến người Mỹ thiệt hại hơn 636 triệu đô la.

Nguyên Hương

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP