Chuyện ở Tây An: ‘Tổ chim lật không tìm được quả trứng nguyên’

Chuyện ở Tây An: ‘Tổ chim lật không tìm được quả trứng nguyên’

Chuyện ở Tây An: ‘Tổ chim lật không tìm được quả trứng nguyên’

Chuyện ở Tây An: ‘Tổ chim lật không tìm được quả trứng nguyên’

Chuyện ở Tây An: ‘Tổ chim lật không tìm được quả trứng nguyên’
Chuyện ở Tây An: ‘Tổ chim lật không tìm được quả trứng nguyên’
Thứ tư, 24-04-2024 13:05, (GMT+07:00)
Chuyện ở Tây An: ‘Tổ chim lật không tìm được quả trứng nguyên’
18-01-2022 14:49

Ảnh minh hoạ cho câu 'Tổ chim lật không tìm được quả trứng nguyên'; ảnh 2 sĩ quan cảnh sát bắt giữ một học viên Pháp Luân Công vào 10/1/2001; 2 nhân viên y tế Trung Quốc hàn chết cửa người dân; 4 người bị diễu phố ở Quảng Tây vào tháng 12/2021.

‘Tổ chim lật không tìm được quả trứng nguyên’. Người dân Đại lục sống dưới sự thống trị của ĐCSTQ, họ đều là nạn nhân của chế độ cực quyền này, nói cách khác, họ có thể trở thành ‘quả trứng vỡ’ bất cứ lúc nào…

Câu chuyện ở Tây An

Thảm cảnh của người dân

Từ cuối tháng 12 năm ngoái, ĐCSTQ đã tung ra rất nhiều ‘cú đấm sắt’ để khống chế tình hình dịch bệnh ở thành phố Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Việc phong thành (đóng cửa thành phố) ở Tây An rất dã man và vô nhân đạo, 13 triệu dân nơi đây trong tức khắc trở thành tù nhân, khoảng 42.000 người đã bị bắt đi cách ly.

Ngày 27/12/2021, người dùng Twitter có tên là Inty đã đăng một bức ảnh kèm lời dẫn: “Trung Quốc chống dịch phản nhân loại”. Còn bức ảnh có nội dung chính là: Thiết quân luật ở Tây An, người đi ra ngoài không chỉ bị cảnh sát bắt và xử phạt, ngay cả lãnh đạo đơn vị của người ấy cũng phải chịu trách nhiệm. Điều này không khác gì việc biến Tây An thành nhà tù lớn.

Tweet của người dùng Inty đăng vào ngày 27/12/2021 kèm lời dẫn: “Trung Quốc chống dịch phản nhân loại”.

Người dân không ra ngoài được, thậm chí nhiều người không có tiền để mua đồ ăn. Ngày 29/12/2021, tài khoản Twitter của tờ Apollo đã đăng một dòng tweet có nội dung chủ yếu là: Những người bị nhốt trong nhà ở Tây An không thể ra ngoài mua nhu yếu phẩm, một nhà cung cấp được chính phủ chỉ định đã bán một hộp bắp cải với giá… 438 NDT (khoảng 1,5 triệu đồng)!

Sau đó có người để lại tin nhắn rằng: “Bạn bán một hộp bắp cải giá 438 NDT, như vậy chẳng phải ăn cướp sao?”. Nhà cung cấp này đã trả lời như sau: “Không ăn được thì không ép. Những người chết đói như bạn là những người nghèo”. 

Khi đọc câu chuyện này, những người Hoa rời Đại lục đã lâu thật không thể nói nên lời, làm sao người Trung Quốc lại thành ra như vậy: ‘không còn nhân tính’, ‘chỉ cần tôi sống, bạn càng thê thảm, tôi càng ưu việt’…

Ngày 1/1, trên Sohu đăng bài viết với nội dung là: Bí thư Tỉnh uỷ Thiểm Tây là Lưu Quốc Trung đã đích thân đến Tây An để kiểm tra công tác phòng chống dịch, yêu cầu “không được thoả hiệp về mặt thời gian”, tức là trong vòng 3 ngày phải đưa số ca nhiễm trong cộng đồng về 0. 

Lưu Quốc Trung nói rằng: “Không được đặt khó khăn, không được nói điều kiện”, điều này nghĩa là, cho dù người dân nói khó khăn đến đâu cũng không có tác dụng gì, chính quyền bảo làm như thế nào thì người dân phải làm như thế đó.

Bí thư Tỉnh uỷ Thiểm Tây còn nói: “Di chuyển những người có nguy cơ cao ở khu Nhạn Tháp ra khỏi hiện trường”, tức là một lượng lớn người có nguy cơ đã bị kéo ra khỏi khu Nhạn Tháp, nhưng kéo đi đâu và làm gì với họ không nói.

Sau đó, ngày 3/1, người dùng Twitter có tên là ‘Lãnh Sơn thời bình’ đã đăng tweet kể về tình huống ở Tây An với nội dung như thế này: 

“Uỷ ban Trung ương ĐCSTQ ra lệnh phải Zero COVID trong 3 ngày! Bên trên đã có chính sách, bên dưới thực hành đối phó. Toàn bộ những người bị nhiễm bệnh ở Tây An bị kéo đến các huyện thị xung quanh thành phố.

‘Một người nhiễm bệnh, cả toà kéo đi’. Chết đói không chịu trách nhiệm. Không quan tâm các huyện thị khác có bùng dịch hay không. Tất cả thú cưng đều bị giết hết”.

Tweet của người dùng tên là ‘Lãnh Sơn thời bình’ đăng ngày 3/1.

Ngày 4/1, người dùng dùng Twitter có tên là Jerry đã đăng một clip về Tây An khiến người xem hoảng sợ. Trong đó quay lại một khu cách ly là một… đường hầm cao tốc. Trong đường hầm thì: không có điện cho người dùng, không có hệ thống sưởi ấm, không có nhà vệ sinh, không có nguồn nước… thế thì ăn uống như thế nào, đi vệ sinh ra sao?

ĐCSTQ kéo người dân ra khỏi nhà rồi ném họ lên xe buýt, sau đó kéo đến một nơi như thế này, điều này còn đáng sợ hơn cách ly tại nhà. Ở trong đường hầm này không có tường như ở nhà, làm sao tránh được lây nhiễm chéo?… 

Mãi đến ngày 4/1, Phó Thủ tướng ĐCSTQ là bà Tôn Xuân Lan mới tới Tây An để kiểm tra tình hình dịch bệnh, kết quả người dân địa phương đã hét rằng: “Tôi muốn ăn”. Điều này gợi cho chúng ta nhớ đến câu chuyện bà thị sát ở Vũ Hán vào ngày 5/3/2020, khi ấy người ở trên lầu đã hét liên tục rằng: “Là giả. Hết thảy đều là giả”… Người dân đã vô cùng bất mãn khi phải chịu cảnh này.

Dưới cách phòng dịch tiêu cực như vậy đã khiến người dân Tây An khổ không nói nên lời. Nhưng điều tồi tệ vẫn chưa dừng lại tại đây…

Mô hình Tây An sẽ nhân rộng toàn Trung Quốc

Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 6/1, khi có thông tin về tình huống ở Tây An, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có nhận định rằng, ‘mô hình Tây An’ sẽ được nhân rộng ra toàn Trung Quốc. Mô hình này không chỉ là dành cho dịch bệnh, trong tương lai, khi có những cuộc thỉnh nguyện hay tụ tập đông người, chính quyền có thể cấp cho ‘mã vàng sức khoẻ’ rồi sau đó đem đi ‘cách ly’ những người này.

Là người có hiểu biết sâu sắc về cách tư duy của ĐCSTQ, Giáo sư Chương nhìn nhận rằng, ‘cách ly’ chính là ‘giam giữ’, sau khi dịch bệnh qua đi, thì phòng cách ly trống rất có thể trở thành trại tập trung để giam giữ và trấn áp những đối tượng mà ĐCSTQ cho rằng ‘gây hại’.

Một ngày sau, trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 7/1, Giáo sư Chương mới tìm được bài báo xác nhận rằng cách nhìn nhận của mình là đúng.

Ngày 5/1, tờ Duowei đăng bài viết với nội dung: Chuyên gia Uỷ ban Y tế quốc gia Trung Quốc, Cựu Giám đốc của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc là Tăng Quang đã chia sẻ, “sự việc phát sinh ở Tây An hôm nay, có thể sẽ xảy ra ở nơi khác trong tương lai”. Tăng Quang còn đặc biệt nhấn mạnh: việc đóng cửa toàn diện cộng đồng nhỏ là điều không thể tránh khỏi.

Là người am hiểu về hệ thống diễn ngôn của ĐCSTQ, Giáo sư Chương xác nhận một lần nữa rằng: mô hình Tây An sẽ được nhân rộng trên toàn quốc, Tăng Quang đã thừa nhận điều đó trên phương tiện truyền thông.

Sự việc ở Tây An không phải là lần đầu tiên người dân Trung Quốc lâm vào khốn cảnh, nó chỉ là hệ quả của chính sách tàn bạo của ĐCSTQ, nhưng đây chưa phải là hậu quả cuối cùng. 

Khi nhìn vào lịch sử từ khi giành được chính quyền của ĐCSTQ, trải qua một đường ‘mưa gió máu tanh’ đến hôm nay, có lẽ người Trung Quốc cũng phần nào ý thức được mũi dao của chính quyền này đang dần nhắm đến mình…

Logic hành sự của ĐCSTQ: nhân rộng mô hình trấn áp mới

Trên thực tế, mỗi khi ĐCSTQ khai phát một thủ đoạn trấn áp mới, chính quyền này sẽ không dùng nó lần đầu tiên. 

Trước năm 2000, ở Trung Quốc có một cơ cấu là Phòng thỉnh nguyện. Tại sao khi đó ĐCSTQ thiết lập một cơ cấu như vậy? Nếu là một xã hội pháp trị thì không cần Phòng thỉnh nguyện. Nhưng vì Trung Quốc không phải là xã hội pháp trị, khi mọi người gặp phải bất công ở toà án, xã hội sẽ cung cấp một cơ chế giúp đỡ, chính phủ cung cấp một văn phòng để nhận thư khiếu nại, mọi người có thể đến đó để kêu oan.

Khi diễn tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã dùng cách này để thỉnh nguyện, nói rằng đàn áp Pháp Luân Công là không đúng, nói người này người kia đã gặp bức hại gì v.v. Sau khi rất nhiều người đến đó, ĐCSTQ đã quyết định rằng Pháp Luân Công không được kêu oan, nếu đến kêu oan cho Pháp Luân Công thì sẽ bị bắt, còn kêu oan chuyện khác thì cho vào. 

Sau này, ĐCSTQ ra quy định rằng, hễ ai đến kêu oan là sẽ bị bắt đi. Điều này cho thấy logic hành sự của ĐCSTQ: khi nó làm điều ấy nhắm vào một đoàn thể nào đó, nó nhất định sẽ đem phương thức này hướng đến một đoàn thể khác. Ví như mô hình trại tập trung ở Tân Cương là sao chép các ‘khổ hình, nhục hình’ như tra tấn, tẩy não, tiêm thuốc thần kinh/triệt sản… khi trấn áp Pháp Luân Công mà ra.

Quay trở lại với câu chuyện ở Tây An, nếu là người nhạy cảm một chút, khi đảo một số từ trong khẩu hiệu của ĐCSTQ, họ sẽ ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề.

ĐCSTQ dùng khẩu hiệu chống dịch ở Tây An là ‘một người nhiễm bệnh, cả toà kéo đi’ nếu đổi thành ‘một người phạm tội, bắn cả toà nhà’, hay từ Zero COVID đổi thành ‘Zero nhóm nhạy cảm’ mọi người sẽ thấy vô cùng đáng sợ. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. 

Nhưng Tây An chưa phải là lần đầu tiên ĐCSTQ dùng cách chống dịch tiêu cực.

Khoảng ngày 28/12, trên mạng có có đăng một clip cảnh sát chống bạo động có vũ trang ở tỉnh Quảng Tây diễu phố 4 người vi phạm quy định phòng ngừa dịch bệnh. Điều giống như cảnh đấu tố trong cải cách ruộng đất hay CMVH, người được cho là phạm tội bị áp giải lên đài hoặc pháp trường, người ở bên cạnh vạch trần những ngôn luận bị coi là ‘phản động’/’phản cách mạng’ của người kia. Sau đó người đọc bản vạch tội hỏi những người bên dưới “nên làm gì với hắn ta”, những người bên dưới đồng thanh hô “nên giết”, thế là người kia bị trói và đưa đến pháp trường xử bắn… 

Còn trước đó nữa, khoảng đầu năm 2020, khi Vũ Hán bị phong thành, lúc đó vì để hạn chế người dân ra ngoài chính quyền ĐCSTQ là lệnh cho nhân viên y tế dùng hồ quang điện hàn chết cửa ra vào của người dân. Lúc đó đã xảy ra tình huống ‘tự sinh tự diệt’, người dân ức chế tự sát, có người còn ném tiền qua cửa sổ chung cư vì có tiền để làm gì trong khi không thể ra ngoài được…

Phong cách chống dịch tiêu cực của ĐCSTQ như: phong thành (đóng cửa thành phố), dùng hồ quang điện hàn chết cứng nhà dân v.v. Ảnh ghép từ một đoạn trong bài hát ‘Chúng ta hẹn gặp nhau vào mùa xuân’ và ảnh trên Twitter của tài khoản Cindy.

Một số ‘tiểu phấn hồng’ (fan của ĐCSTQ/chế độ đỏ) cho rằng: ‘ĐCSTQ làm vậy là muốn tốt cho người dân, những thông tin ngoài luồng chính thống chỉ là tin đồn lưu truyền mà thôi’. Nhưng đến khi họ trực tiếp gặp phải tình huống thực tế, họ mới thấu hiểu sự thống khổ khi sống dưới một chính quyền vô nhân đạo.

Khi ‘tiểu phấn hồng’ gặp phải cú đấm sắt của ĐCSTQ

Khi đọc những câu chuyện về ‘tiểu phấn hồng’, ta có cảm giác vừa bi vừa hài…

Ngày 28/12/2021, người dùng Twitter có tên ‘Lãnh Sơn thời bình’ đã đăng 2 tấm ảnh của ‘Tây An phấn hồng’ với tên là ‘Ngôi sao nổi trên bầu trời đêm’ trước và sau khi gặp phải cú đấm sắt của ĐCSTQ.

Tấm ảnh thứ nhất, Tây An phấn hồng này viết trên Weibo vào ngày 18/12/2021 rằng: “ĐCSTQ cố lên. Mọi người đừng tin vào tin đồn, đừng truyền đi những tin đồn, chờ đến một ngày rồi sẽ được hít không khí tự do”.

Kết quả trải qua 2 ngày, Tây An phấn hồng này viết: “Ai có thể cứu tôi không, thật sự tôi đã tin những lời tà ác là ‘có đầy đủ vật tư’. Tôi sắp chết đói ở nhà rồi. Không ai nhận đặt hàng, đã đặt hàng cũng trả đơn lại. Cứu tôi với. Đắt cũng được, tôi chỉ muốn ăn chút. Tôi tuyệt vọng rồi”.

Ảnh chụp người dùng có tên ‘Ngôi sao nổi trên bầu trời đêm’ đăng trên Weibo vào ngày 18/12/2021 và 2 ngày sau đó khi gặp phải cú đấm sắt của ĐCSTQ.

Trên thực tế, hễ ra ngoài là bị cảnh sát bắt ngay, chon nên ngày cả khi mua đồ ăn đắt ở Tây An cũng không thể mua để ăn được.

Còn một câu chuyện nữa về ‘tiểu phấn hồng’ cổ vũ chính sách chống dịch của ĐCSTQ, nhưng khi rơi vào hiểm cảnh, họ mới thấu hiểu cảm giác mình là nạn nhân sẽ như thế nào.

Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 11/1, Giáo sư Chương kể rằng, cách đó 2 ngày (tức 9/1), mình đã xem một tweet kể rằng, có một người dùng là ‘Tép tỏi lớn’ (大蒜頭瓣兒) đã đăng trên Weibo vào ngày 30/10/2021 nói rằng: “Nếu Tây An phong thành, tôi sẽ không đi đâu, vẫn an tâm chờ ở nhà”. Lúc đó người dùng này đang nói về chính sách đóng cửa của Pháp, rất nhiều người đã xuống đường biểu tình chống chứng nhận COVID ở nhiều thành phố của nước này, nói cách khác: ‘Tép tỏi lớn’ sẽ nghe theo chính phủ Trung Quốc là hãy ngồi yên trong nhà. Người dùng Weibo này còn ủng hộ tuyên bố của Lý Nghị. 

Lý Nghị là một học giả của phái Võ Tông Trung Quốc, tầm cuối tháng 11/2020, ông đã từng nói câu như thế này: “Trung Quốc chúng ta đã chết 4.000 người, nhưng so với Mỹ đã chết 220.000, thì coi như không chết. Ha ha ha…”.

Lý Nghị và câu nói “Trung Quốc chúng ta đã chết 4.000 người…”. Ảnh chụp màn hình từ Facebook của Đài Á Châu Tự Do RFA ngày 25/11/2020.

‘Tép tỏi lớn’ rất tin tưởng ĐCSTQ. Nhưng trong tuần đầu của tháng 1 năm nay, người này đã không giữ được bình tĩnh. Vì sao? Vì cú đấm sắt của chuyên chính vô sản đã rơi vào chính mình. Anh ta sống trong một toà nhà, cửa nhà của anh ta bị khoá, sau đó anh ta phàn nàn trên mạng rằng: ngay cả lối ra đề phòng hoả hoạn cũng bị khoá, nhỡ đâu cháy nổ thì ai chạy ra được, vậy chẳng phải chờ chết sao. ‘Tép tỏi lớn’ gọi điện thoại phàn nàn nhưng không ai để ý đến anh ta.

Ban đầu người này ủng hộ các chính sách phòng dịch cứng rắn của ĐCSTQ, nhưng khi cái hoạ ấy rơi vào người, anh ta mới thấy gấp gấp gáp. Sau đó có, một số người đã bình luận trong bài đăng của ‘Tép tỏi lớn’ rằng: “Chẳng phải bạn nói chết 4000 tương đương với không chết, chết thêm một người có quan trọng gì đâu”; người khác thì nói: “Bạn đang bôi nhọ đất nước đó, đưa cây gậy cho thế lực thù địch bên ngoài. Bạn là Hán gian!”. Khi đọc những lời này, không biết ‘Tép tỏi lớn’ nghĩ như thế nào…

Quay về suy nghĩ đúng đắn

Từ câu chuyện của các ‘tiểu phấn hồng’, Giáo sư Chương thuận tiện chia sẻ một chút về cách suy nghĩ đúng đắn như sau.

Khi chúng ta nói thì nên có suy nghĩ như thế này: nếu đặt mình là người khác, mình muốn được đối xử như thế nào. Ở đây liên quan đến một khái niệm trong chính trị học gọi là ‘bức màn vô tri’

‘Bức màn vô tri’ nghĩa là, giả thiết trong một tình huống mà hai bên có xung đột khác nhau, bạn không biết bạn rốt cuộc ở bên nào, lúc này khi thiết kế chế độ xã hội, bạn muốn được đối đãi như thế nào. Đây gọi là ‘bức màn vô tri’.

Ví như thiết kế xã hội nô lệ, trong đó có 50% số người là nô lệ, khi thiết kế xã hội này, bạn không biết mình có phải là nô lệ hay không, lúc này bạn hãy tưởng tượng thêm một bước rằng nên thiết kế chế độ xã hội đó như thế nào, rằng nô lệ sẽ bị đối xử ra sao v.v.

Một người thực sự hiểu được khái niệm ‘bức màn vô tri’, khi đưa ra quyết sách hoặc nói lời nào đó, họ sẽ không chế nhạo hoặc có thái độ dửng dưng, máu lạnh; mà họ sẽ đứng tại góc độ của đối phương mà suy xét vấn đề; thế thì xã hội mới thật sự lành mạnh, con người mới không suy nghĩ méo mó kiểu như: thành công của mình được đánh giá bằng thất bại của người khác, ‘bạn càng thê thảm, tôi càng ưu việt’ v.v.

Chế độ bồi thẩm đoàn là đặt trên cơ điểm như vậy. Toà án chọn ra 12 công dân bình thường chưa qua bồi dưỡng pháp luật, họ dựa vào kiến thức và tư duy thông thường để nghe biện luận hai bên. Cuối phiên toà, mỗi người quyết định rằng bị cáo có tội hay không dựa vào việc: nếu họ ở vị trí của bị cáo, họ có phải chịu trách nhiệm không. Như thế mới có thể đảm bảo được kết quả phán quyết là công bằng. Đây là ứng dụng cụ thể của ‘bức màn vô tri’.

Đâu là lối thoát?

Dưới sự thống trị mấy chục năm của ĐCSTQ, những điều tồi tệ nó làm không chỉ là bức hại nhân quyền, tham ô hủ bại v.v. mà quan trọng nhất chính là làm bại hoại đạo đức con người, khiến người Trung Quốc bị trơ/tê liệt trước cái ác, từ đó tạo thành vùng đất màu mỡ cho tổ chức này làm những chuyện ‘thương thiên hại lý’, ‘thiên nộ dân oán’.

Mao Trạch Đông từng nói với Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Khrushchev rằng: “Chiến tranh thế giới lần thứ ba nên được khai triển tại Trung Quốc. Đợi sau khi quân đội Mỹ tiến vào sâu trong nội địa, tôi sẽ nhờ Liên Xô thả bom nguyên tử, một chiêu quét sạch quân chủ lực Hoa Kỳ. Có thể vì thế mà chết đi 2/3 dân số, nhưng đổi lại một thế giới đại đồng thì cũng đáng”. Đặng Tiểu Bình cũng từng nói một câu tương tự: “Giết 200.000 người để đổi lấy 20 năm ổn định”. 

Những lời nói đầy sát khí như vậy, cùng với những cuộc ‘vận động’ liên miên như: cải cách ruộng đất; cách mạng văn hoá; thảm sát Lục Tứ; trấn áp Pháp Luân Công; áp đặt Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông; chống dịch phản nhân loại ở Vũ Hán, Tây An… mỗi một lần đều nhắm vào một nhóm người, đến khi chống dịch thì nhắm vào toàn bộ người dân Trung Quốc; thế thì dưới xã hội cực quyền như vậy, con dân Hoa Hạ liệu có được cảm giác an toàn, liệu có thể làm ‘quả trứng nguyên’ hay không?

Có người sẽ hỏi rằng: xã hội đó đã là như thế, vậy phải làm thế nào đây?

Người sống ở đời gặp phải khổ nạn là điều khó tránh, theo cách nói của Thánh kinh thì con người trước đây có tội nên phải chịu khổ. Đặc biệt là trong vô minh, sau khi bị ĐCSTQ tẩy não đã mất đi tiêu chuẩn thiện ác, không biết mình đã làm chuyện xấu. Làm chuyện xấu sẽ tạo nghiệp, tạo nghiệp sẽ có báo ứng, báo ứng sẽ phải chịu khổ. Nhưng ‘Trời không tuyệt đường người’, nếu sống trong xã hội như vậy mà làm người thiện lương quả thực là điều vô cùng trân quý, ít nhất Thần sẽ bảo hộ những người này. Đây là điều thứ nhất.

Điều thứ hai là phải thoái xuất các tổ chức của ĐCSTQ. Tại sao điều này lại quan trọng như vậy? 

Trong Phật giáo giảng lục đạo luân hồi, do đó thế gian con người chỉ là một trạm trung chuyển, lần chuyển sinh tiếp theo sẽ đến đâu thiên đường hay địa ngục, điều đó phụ thuộc vào biểu hiện của con người khi ở thế gian hiện nay. Con người là do Thần tạo, vậy thì con người sẽ đi đâu nếu cùng hội cùng thuyền với tổ chức phản Thần? Tại sao người theo ĐCSTQ lại có tội, bởi vì sự tham gia của người đó mới khiến ĐCSTQ có đủ dũng khí làm việc xấu.

Tôi đã từng xem một ‘bộ phim’ có tên ‘Thiên Chúa không chết’, thực chất là video khoảng 20 phút cắt từ bộ phim cùng tên, sau này bị dính bản quyền nên không còn trên Youtube nữa. 

Chuyện kể rằng có một sinh viên là tín đồ Cơ Đốc vào đại học, anh ấy học một môn mà vị giáo sư đứng lớp là người vô Thần. Cậu thanh niên ấy đã có một cuộc biện luận suốt học kỳ để chứng minh rằng: Thiên Chúa tồn tại. Cuối cùng bước ngoặt nằm ở đoạn đối thoại này, vị giáo sư vẫn bảo vệ quan điểm vô Thần của mình đồng thời tức giận nói với cậu sinh viên rằng: “Ta ghét Chúa”. Cậu mới bình tĩnh đáp rằng: “Làm sao thầy có thể ghét một người khi mà người ấy không tồn tại chứ?”. Vị giáo sư im lặng…

Nhưng đây chưa phải đoạn cao trào của bộ phim. Cuối phim, vị giáo sư bị tai nạn ô tô, sau đó mọi người xung quanh đến xem thấy rằng không qua khỏi. Tới đây, tôi vô cùng tâm đắc một cảnh, chính là mọi người nói với vị giáo sư đó rằng: “Hãy xin Chúa tha thứ”.

Đây là một chi tiết rất đắt giá, bởi vì Chúa (Thần phương tây) tạo ra con người, vậy mà con người không thừa nhận, lại còn ghét bỏ Chúa, vậy người này sau khi chết sẽ đi đâu? Do đó mọi người xung quanh mới bảo vị giáo sư hãy xin Chúa tha thứ. Đây là sự cứu rỗi con người, chính là cứu vớt tâm hồn của họ. Do đó tôi mới cho rằng việc thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ là vô cùng quan trọng.

Sống trong xã hội cực quyền như ĐCSTQ thì việc làm người thiện lương và thoái xuất các tổ chức của nó chính là một điều đảm bảo cho tương lai, bởi vì ít nhất con dân Hoa Hạ không đứng cùng hàng ngũ của tổ chức tà ác phản Thần, phản Thiên, phản Địa, phản Nhân, và nếu có điều gì xảy ra thì ít nhất cũng không vì đi theo ĐCSTQ mà mang rước hoạ vào thân.

Xem thêm:

VIDEO: Bí Mật ‘Dâm Loạn Cực Độ’ Của Các Quan Chức Trung Quốc, Đứng Đầu Là “Dâm Vương” Giang Trạch Dân

Mạn Vũ

Đăng theo ĐKN

Chú thích:

(*) ‘Tổ chim lật không tìm được quả trứng nguyên’: Nguyên gốc là Phúc sào chi hạ vô hoàn noãn – 覆巢之下無完卵: Dưới tổ lật không có trứng nguyên. Đây là câu nói trong sách ‘Nguỵ thị Xuân Thu’.

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP