Chớ tùy tiện phát lời thề, “người quên nhưng Trời không quên”

Chớ tùy tiện phát lời thề, “người quên nhưng Trời không quên”

Chớ tùy tiện phát lời thề, “người quên nhưng Trời không quên”

Chớ tùy tiện phát lời thề, “người quên nhưng Trời không quên”

Chớ tùy tiện phát lời thề, “người quên nhưng Trời không quên”
Chớ tùy tiện phát lời thề, “người quên nhưng Trời không quên”
Thứ tư, 24-04-2024 23:06, (GMT+07:00)
Chớ tùy tiện phát lời thề, “người quên nhưng Trời không quên”
27-08-2022 15:28

Cổ nhân có câu “người đang làm, Trời đang nhìn”. Lời thề không thể là trò đùa vì ‘trên đầu ba thước có Thần linh’. Vi phạm lời thề ắt sẽ nhất định gánh chịu hậu quả.

Cẩn trọng khi nói lời thề

Lưu Bị - Quan Công - Trương phi cùng chung lời thề nguyện chết cùng tháng cùng ngày (Ảnh: Báo mới)

Một ngày tôi đang trên một chuyến xe buýt đông đúc. Mặc dù không khí ồn ào nhưng tôi vẫn có một giọng nói có thể nghe thấy rõ ràng. Nhìn về phía đó, tôi thấy một thanh niên mặt đỏ tía tai. Dường như anh ta đang giải thích điều gì đó với giám đốc của anh. Anh ta nói “Giám đốc, thề với Trời đất, tôi tuyệt đối không làm như vậy. Tôi dám đảm bảo bằng mạng sống của mình”.

Nghe đến đây, tôi cảm thấy quan ngại. Chuyện gì lớn khiến anh ta phải đánh cược sinh mệnh của mình để thực hiện lời thề này. Không biết người thanh niên có hiểu lời thề có nghĩa là gì không?

Trong văn hóa truyền thống, lời thề là cam kết không thể thay đổi. Đó là một lựa chọn, quyết tâm thực hiện, là biểu hiện của đạo đức con người. Người xưa thận trọng, nghiêm túc khi phát nguyện những lời từ nội tâm. Cổ nhân nói “Không có đức thì không thể vững; một người không có liêm sỉ, Trời sẽ trừng phạt người đó”. 

Tam Quốc và việc giữ lời thệ ước

Vào thời Tam Quốc, Lưu Bị, Quan Vũ và Trương  Phi là 3 người tâm đầu ý hợp. Họ đã kết nghĩa huynh đệ tại vườn đào với lời thề “Tuy không sinh cùng ngày cùng tháng nhưng nguyện chết cùng tháng cùng ngày”.

Lời thề được thực hiện

Quan Vũ – Lưu bị – Trương Phi với lời thề ‘kết nghĩa đào viên (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi tuyên thệ, họ đã thực hiện lời hứa của mình đồng tâm hiệp lực, lập nên Thục quốc, một trong ba thế lực tạo thành “thế chân vạc” thời Tam Quốc.

Lời thề của họ đã được thực hiện. Khi Quan Vũ vừa chết, Trương Phi và Lưu Bị cũng lần lượt ra đi. Lời thề đã thốt nên, Thần sẽ an bài ứng nghiệm.

Đây chính là điển tích “kết nghĩa đào viên” nổi tiếng nước Hoa Hạ. Câu chuyện tuyệt vời về của lời thề ngay chính này được lưu truyền rộng rãi cho tới ngày hôm nay.

Vi phạm lời thề, vạn tiễn xuyên tâm

Trong ‘Tùy Đường diễn nghĩa’ và ’Hưng đường truyện’, Tần Quỳnh và anh họ La Thành đã thề truyền hết cho đối phương bí kíp gia truyền của mình là “La gia thương” và “Tần gia giản”.

La Thành nói “Nếu như có nửa điểm giấu giếm thì sẽ bị loạn tiễn xuyên người mà chết!”.

Tần Quỳnh cũng thề: “Nếu như có nửa điểm giấu giếm thì sẽ hộc máu mà chết!”.

Tuy nhiên, trong lúc truyền thụ thì La Thành sinh tâm lo sợ rằng sau này Tần Quỳnh sẽ đánh thắng được mình. Do đó dạy lướt qua, giấu giếm tuyệt chiêu “Hồi mã thương”.

Còn Tần Quỳnh, khi dạy đến tuyệt kỹ “Tát thủ giản” thì cũng sợ La Thành sau này sẽ giỏi hơn và át mình nên không truyền dạy đầy đủ.

Không lâu sau, La Thành trong khi giao chiến với Tô Định Phương đã bị trúng gian kế của đối thủ, một mình một ngựa bị vùi lấp trong bùn và bị loạn tiễn bắn chết.

Những năm cuối đời, Tần Quỳnh trong lúc tỷ võ với Uất Trì Cung, khi giơ đỉnh ngàn cân thì bị hộc máu mà chết.

Con người ngày nay dễ dàng thốt ra lời thề

Ngày nay, thuyết vô thần được truyền bá rộng rãi. Họ không tin vào sự tồn tại của Thần Phật. Họ nghĩ “trên đầu ba thước có thần linh” là điều mê tín. Mở miệng nói dối đã thành quen. Người ta cũng dễ dàng tùy tiện phát lời thề hoặc làm trái thệ ước.Trong mắt người hiện đại, lời thề đã trở nên vô cùng nhạt nhòa, kiểu “lời nói gió bay”.

Lời thề “Tôi cam kết sẽ thực hiện” không chỉ là câu nói (Ảnh minh hoạ: Unplash)

Trong cuộc sống kim tiền, không ít người có địa vị cao “ngã ngựa”. Trước khi đảm nhận chức vụ cao đó, họ đều thốt ra lời thề  “xây dựng chính quyền trong sạch, cần cù vì dân, chống hối lộ, hứa sẽ trừng trị nghiêm những kẻ ác …”. Tuy nhiên khi tại vị, cùng với đạo đức trượt dài trên dốc lớn, họ đã quên hết lời thệ ước của mình. Họ không ngừng vơ vét của cải, tài sản chuyển ra nước ngoài, bao nuôi tình nhân… Kết cục có người lâm bạo bệnh, có người bị tù đày, vào các thời điểm khác nhau. Họ sẽ chịu báo ứng.

Sự băng hoại của đạo đức đã làm hoen ố bản cam kết thiêng liêng. Ngày nay người ta không còn tin vào lời hứa nữa. Cam kết đó đã trở thành lời nói gió bay.

Ví như khi hai người cam kết bước vào hôn nhân. Các cặp đôi thề thốt cùng chung sống và trải qua thăm trầm của cuộc đời cho đến già. Tuy nhiên, sau một thời gian mặn nồng, nhiều người lại bắt đầu tìm kiếm tình yêu  mới.  Tình cảm đổ vỡ, cặp đôi chia lìa, từ mặn nồng trở thành kẻ thù.Trong thảm kịch đó, rất nhiều trẻ em đã trở thành nạn nhân. Các em không được quan tâm chăm sóc, không được hưởng mái ấm tình thương của cha mẹ.

Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi thốt nên câu thề

Con người hiện đại tưởng rằng có thể thề thốt tùy ý. Tuy nhiên, cổ nhân có câu “lời nói thì thầm bên tai, Trời nghe như sấm dậy”. Thần Phật nghe thấy những điều con người nói. Thậm chí ngay cả khi không nói ra, chỉ là lời hứa trong tâm, Thần Phật cũng biết.

Mọi lời nói, việc làm của một người dù có giấu diếm đến đâu cũng không thể thoát khỏi phạm vi quản lý của Thần. Vậy nên ai đã có lời thệ ước, phát lời thề, liền được ghi chép lại. Thần Phật đã ghi nhớ tất cả những điều này và sẽ được thực hiện vào một thời điểm trong tương lai.

Vậy nên, bạn hãy nhớ lời thề dù là xuất phát từ trong tâm hay bị ép buộc thì cũng cần cân nhắc thận trọng.

Theo Epoch Times

Đăng theo Nguyện Ước

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP