Một quan chức hàng đầu của Trung Quốc cho biết hôm thứ Năm (19/8) rằng cần thiết “nỗ lực toàn diện” bảo đảm người Tây Tạng đọc thông viết thạo tiếng Trung Quốc cũng như chia sẻ “các biểu tượng và hình ảnh văn hóa của đất nước Trung Quốc”, theo AP.

Ông Uông Dương đã đưa ra nhận xét trên trước một khán giả được chọn lọc kỹ lưỡng, trước Cung điện Potala ở Lhasa – chỗ ở của các nhà lãnh đạo Phật giáo truyền thống của Tây Tạng – tại một buổi lễ đánh dấu 70 năm ngày Trung Quốc xâm lược vùng Himalaya rộng lớn.

Ông Uông là thành viên thứ 4 trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, và là người giám sát chính sách đối với các dân tộc thiểu số.

ĐCSTQ cầm quyền cho biết họ đã “giải phóng một cách hòa bình” nông dân Tây Tạng khỏi chế độ áp bức và khôi phục phép tắc Trung Quốc đối với một khu vực đang bị các cường quốc bên ngoài đe dọa.

Những người chỉ trích cho rằng những động thái như vậy hướng tới sự đồng hóa văn hóa đã đánh dấu sự sụp đổ của nền văn hóa Phật giáo truyền thống của Tây Tạng.

Trung Quốc luôn nêu bật những nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế trong khu vực và lên án Đạt Lại Lạt Mat lưu vong là một kẻ ly khai

Đại Lai Lạt Ma đã chạy trốn đến Ấn Độ vào năm 1959 sau khi đã phản đối sự cai trị của ĐCSTQ, và những người ủng hộ ông đã ghi lại những vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng liên quan đến một cuộc đàn áp an ninh đang diễn ra.

“Đánh giá về những diễn biến ở Tây Tạng trong 70 năm qua, người dân Tây Tạng không có lý do gì để vui mừng, vì các chính sách của Trung Quốc đã biến chính Tây Tạng trở thành một nhà tù lộ thiên với những hạn chế đối với tất cả các khía cạnh của đời sống Tây Tạng”, Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng (ICT) cho biết trong một tuyên bố.

“Sau 70 năm bị áp bức, điều duy nhất mà người dân Tây Tạng cần ‘giải phóng hòa bình’ kể từ ngày hôm nay là sự tàn bạo của Trung Quốc”, nhóm ICT nói.

Việc Trung Quốc thắt chặt quyền kiểm soát đối với Tây Tạng đã đặt ra những câu hỏi về tương lai của cộng đồng hải ngoại người Tây Tạng.

Trung Quốc đã từ chối mọi liên hệ với chính phủ Tây Tạng lưu vong và Đại Lai Lạt Ma từ lâu cũng đã tách bản thân ông ra khỏi chính sự.

Xem thêm

VIDEO - Chấn động bức thư từ "địa ngục" Mã Tam Gia! - Tinh Hoa TV

Theo ĐKN