Gần đây, Đài Loan bị hạn hán nghiêm trọng, mực nước của hồ Nhật Nguyệt ở huyện Nam Đầu nổi tiếng nhất Đài Loan giảm gần 10m, một vùng đất rộng lớn dưới đáy hồ lộ ra vì khô cạn, và bức tượng “cóc chín tầng” vốn nằm sâu trong nước cũng nhất loạt lộ ra. 

Có cao nhân phong thủy từng chỉ ra rằng hồ Nhật Nguyệt là nơi tọa lạc của long mạch Đài Loan, ảnh hưởng đến quốc vận của Đài Loan; tuy nhiên, từ năm 1999, sau khi chuyển tượng “cóc chín tầng” vào trong hồ đã khiến long mạch bị phá hủy. Từ đó trở đi, Đài Loan liên tiếp hứng chịu tai nạn.

Trang CTS News của Đài Loan đưa tin rằng tình trạng thiếu nước và hạn hán nghiêm trọng trên khắp Đài Loan đã khiến mực nước ở hồ Nhật Nguyệt tiếp tục giảm xuống, “tượng chín con cóc xếp chồng lên nhau” trong hồ không chỉ hoàn toàn lộ ra, hơn nữa ngày càng xa chỗ có nước.

Hiện tỷ lệ trữ nước của hồ Nhật Nguyệt chỉ còn 40,2%, tình hình khô hạn không thể chủ quan.

Theo tư liệu trên Wikipedia, đảo Lạp Lỗ, hòn đảo ở trung tâm Hồ Nhật Nguyệt, là nơi an nghỉ của những linh hồn tối cao của tổ tiên dân tộc Thiệu, một trong những dân tộc bản địa trong truyền thuyết ở Đài Loan. Do trận động đất ngày 21/9/1999, nhiều công trình kiến ​​trúc trên hòn đảo bị hư hại nặng, tượng Nguyệt Lão cũng bị đổ, đành phải chuyển đến đền Long Phụng gần khu dân cư Thủy Xã, một phần của toàn bộ hòn đảo cũng bị chìm sâu trong nước.

Sau đó, Văn phòng Quản lý Khu thắng cảnh Hồ Nhật Nguyệt đã chuyển “bức tượng chín con cóc xếp chồng lên nhau” ở bên mé đường dành cho người đi bộ vào trong hồ, nó đã trở thành “con cóc nước”.

Năm 1999, sau khi “bức tượng con cóc 9 tầng” được chuyển vào trong hồ, thì ngày 21 trong tháng đó, huyện Nam Đầu, khu vực lớn thứ 2 của Đài Loan, đã xảy ra trận động đất 7,6 độ richter, khiến hàng nghìn người thiệt mạng, còn kéo theo các thảm họa trên một phạm vi rộng lớn, trong đó có hai ngọn núi đã bị sạt lở.

Ông Tôn Sĩ Hồng, nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu Mạng lưới Địa chấn tại Trung Quốc chỉ ra rằng, khu vực Nam Đầu nằm ở dãy núi trung tâm không phải là nơi có thể xảy ra động đất cường độ mạnh, vùng thường xuyên xảy ra các trận động đất ở Đài Loan là vùng ven biển phía đông là Hoa Liên, Nghi Nam.

Từ lúc Nam Đầu đặt bức tượng con cóc 9 tầng bằng đồng thau đè lên nhau xuống đáy hồ Nhật Nguyệt, không chỉ nơi này xảy ra trận động đất, mà còn xuất hiện hiện tượng nước biển dâng cao sau mỗi lần động đất, số lần động đất cũng tăng lên, thường xuyên hơn, với cường độ vào khoảng 6 độ richter.

Cụ thể, ngày 27/3/2013, khu vực Nam Đầu xảy ra trận động đất với cường độ trên 6 độ richter. Chưa đến 3 tháng sau, ngày 3/6 một trận động đất khác khoảng 6,7 độ richter lại xảy đến. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động địa chấn trong khu vực đang vào cao trào.

Trang NTD khi đưa tin đã chỉ rằng cái năm “bức tượng cóc chín tầng” được đặt ở Hồ Nhật Nguyệt, vừa khéo vào ngày 20/7/1999 trước đó, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công. 

Dân gian vẫn luôn đồn rằng ông Giang Trạch Dân là cóc tinh chuyển sinh, bức hại những người tu Phật, nên khiến trời đất nổi giận.

Theo báo cáo của Thông tấn xã Trung ương Đài Loan, Công ty Điện lực Đài Loan tại hồ Nhật Nguyệt, khu Oa Đầu huyện Nam Đầu Đài Loan làm một ”bức tượng cóc 9 tầng’ với mục đích là giúp du khách quan sát mực nước trong hồ.

Lúc thiết kế giàn khoan và thủy tạ, ý định ban đầu là để bức tượng đồng con cóc 9 tầng ngay giữa hồ, nhưng sau khi tượng hoàn thành, vì không thể đào móng trong hồ nên đành để tượng cóc trên bờ.

Đến năm 2001, thời điểm Giang Trạch Dân trao lại quyền bính cho Hồ Cẩm Đào, “bức tượng cóc 9 tầng mới được dời vào trong hồ”.

Một số người cho rằng, con cóc đã không còn chính thức nắm quyền thì không thể “chường mặt” ra cho thiên hạ dòm ngó; nói theo lẽ tâm linh thì lúc mất hết quyền lực là khi nguyên khí bị hao tổn, nguyên khí hao tổn mà không có nước bổ sung thì không còn hơi sức để kêu, vậy nên “cóc ta” phải chui vào trong nước.

Có chuyên gia phong thủy Đài Loan chỉ ra rằng mầm họa của Đài Loan chính nằm ở “cóc chín tầng”, điều này vô cớ chiêu mời vận đen của con cóc ghẻ, “cóc chín tầng” đè lên địa phận long mạch thiêng liêng của Đài Loan, để cho nó mặc sức quấy phá, vậy nên mới chiêu mời vận đen.

Vào năm 2015, thầy phong thủy Đài Loan Lâm Chính Nghĩa (Lin Zhengyi) trong chương trình “Taiwan To Money” cũng đã chỉ ra rằng hướng của long mạch Đài Loan là kéo dài từ nam đến bắc. Phần long mạch chính là ở dãy núi Trung Ương và dãy núi Tuyết Sơn, trong khi dãy núi A Ly Sơn và dãy núi ven biển là dãy núi hộ pháp trái phải. Chỉ cần bộ phận long mạch chính không bị phá hoại, quốc vận của Đài Loan sẽ tiếp tục hưng thịnh. 

Hồ Nhật Nguyệt ở miền trung là dưỡng long thủy để các long mạch nghỉ ngơi dưỡng sức. Trước đây nó luôn được gọi là Long Đầm, mực nước trong hồ nếu cao, linh khí của rồng sẽ rất mạnh. Đảo Lạp Lỗ chính là một biểu tượng của hòn đảo như nơi giao thoa của năng lượng vũ trụ, địa hình đồi núi xung quanh cũng đối ứng với kỳ trân dị thú. Các nhà phong thủy đều rất xem trọng hồ Nhật Nguyệt, và khi đi vào một nơi được gọi là “miệng Cửu Long”, và các vấn đề ở đây đều có ảnh hưởng đến toàn bộ Đài Loan.

Trên thực tế, Hồ Nhật Nguyệt nằm ở trung tâm địa lý của Đài Loan, phong cảnh tú lệ nổi tiếng xa gần, có các tuyến đường thông thường và nguồn tài nguyên phát điện bằng sức nước, khiến Hồ Nhật Nguyệt trở thành một thị trấn thủy điện lớn ở Đài Loan, với tổng công suất lắp đặt 2.768,3 kilowatt, chiếm 62% sản lượng thủy điện của Đài Loan, mô tả hay nhất được ví là “than đá thành báu vật”.

Theo báo cáo tóm tắt về mực nước của văn phòng điều độ Công ty Điện lực Đài Loan, hồ Nhật Nguyệt trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1973 chỉ có ba năm khô hạn, nhưng lại không hề chạm đến đáy hồ. Tuy nhiên, kể từ khi “cóc chín tầng” cư ngụ ở hồ Nhật Nguyệt đến nay, tình hình hạn hán ngày càng nghiêm trọng khiến người ta không khỏi lo lắng, mỗi lần hạn hán dài lâu, mực nước chạm đến đáy, “cóc chín tầng” trở thành “con cóc khô” lần nữa lại thu hút sự chú ý từ thế giới bên ngoài.

VIDEO - GIANG TRẠCH DÂN VÀ CUỘC DIỆT CHỦNG ĐẪM MÁU

Theo Vision Times
Bảo Chính biên dịch

Đăng theo ĐKN