Căn cứ hải quân Ream của Campuchia có thể bị Bắc Kinh sáp nhập, dân địa phương lo lắng

Căn cứ hải quân Ream của Campuchia có thể bị Bắc Kinh sáp nhập, dân địa phương lo lắng

Căn cứ hải quân Ream của Campuchia có thể bị Bắc Kinh sáp nhập, dân địa phương lo lắng

Căn cứ hải quân Ream của Campuchia có thể bị Bắc Kinh sáp nhập, dân địa phương lo lắng

Căn cứ hải quân Ream của Campuchia có thể bị Bắc Kinh sáp nhập, dân địa phương lo lắng
Căn cứ hải quân Ream của Campuchia có thể bị Bắc Kinh sáp nhập, dân địa phương lo lắng
Thứ năm, 28-03-2024 21:32, (GMT+07:00)
Căn cứ hải quân Ream của Campuchia có thể bị Bắc Kinh sáp nhập, dân địa phương lo lắng
31-08-2022 14:35

Từ tháng 6 năm nay, Căn cứ Hải quân Ream ở Sihanoukville, Campuchia đã nhận được sự hỗ trợ từ dự án “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh và bắt đầu xây dựng. Theo một báo cáo được Nikkei Asia công bố vào ngày 28/8, người dân địa phương đã chỉ ra rằng, khu vực này có thể đã bị Bắc Kinh sáp nhập và có thể trở thành căn cứ quân sự ở nước ngoài của Trung Quốc.

Một chiếc mô tô Campuchia đang kéo xe trên con đường đất ở Sihanoukville, Campuchia. (Ảnh: Paula Bronstein / Getty Images)

Hiện tại, chính quyền Bắc Kinh đang xây dựng miễn phí căn cứ ở Sihanoukville. Vào tháng 7, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington đã công bố các bức ảnh vệ tinh về nơi dường như là một cầu cảng mới tại địa điểm này.

Sihanoukville, cách thủ đô Phnom Penh của Campuchia khoảng 4 giờ lái xe, được cho là đã tràn ngập các công ty Trung Quốc khoảng 5 năm trước. Giờ đây, khắp thành phố có thể nghe thấy tiếng Trung Quốc, và các con phố đầy những biển hiệu viết bằng chữ Trung Quốc. Trong một nhà hàng, hầu như tất cả các nhân viên và khách hàng dường như là người Trung Quốc.

Tờ Washington Post hồi tháng 6 dẫn lời một quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh cho biết “một phần của căn cứ” sẽ được quân đội Trung Quốc sử dụng. Điều này có nghĩa là cái gọi là viện trợ kinh tế của chính phủ Trung Quốc sẽ được sử dụng trong các lĩnh vực chính trị và quân sự.

Căn cứ hải quân Ream nằm trong Vịnh Thái Lan, gần khu vực mà Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam, Philippines và các quốc gia khác trên Biển Đông về chủ quyền hàng hải. Cư dân địa phương ở Sihanoukville lo ngại rằng kế hoạch “Một vành đai, một con đường” có thể dẫn đến việc nước này can dự vào các cuộc xung đột quốc tế.

Xem thêm: Người Việt bị bán sang Campuchia: Ai là ‘trùm cuối’?| Tinh Hoa TV

Tử Vi (Nguồn Sound Of Hope)

Đăng theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP