Theo Tân Hoa Xã, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân bị suy giảm chức năng của nhiều cơ quan nội tạng do bệnh bạch cầu, sau nỗ lực cứu chữa thất bại của các y bác sỹ, ông qua đời tại Thượng Hải lúc 12 giờ 13 phút ngày 30 tháng 11 năm 2022, hưởng thọ 96 tuổi.

Điều đẩy ông vào trung tâm quyền lực là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của ĐCSTQ, vụ đàn áp trên quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 hay còn gọi là sự kiện “lục tứ”, mười năm sau đó, vào năm 1999 ông ta đã phát động cuộc đàn áp nhắm vào nhóm người tu luyện Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân còn bán một vùng đất rộng lớn cho Nga.

Điều ấn tượng là bí quyết “làm giàu trong im lặng” của ông đã tạo nên ba thế hệ giàu có họ Giang cùng hàng trăm gia tộc quyền thế, đồng thời làm cạn kiệt ngân khố quốc gia và để lại một đống nợ khó đòi.

Kiếm nhiều tiền trong im lặng, hỗn loạn ngành tài chính

“Phép màu” kinh tế của Trung Quốc bắt đầu vào năm 1978, khi nền kinh tế gần như sụp đổ sau khi kết thúc Cách mạng Văn hóa do cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông phát động, sau đó lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình buộc phải khởi xướng những cải cách lịch sử, cho phép kinh doanh tư nhân nhiều hơn và Mở cửa nền kinh tế cho đầu tư nước ngoài. Nhưng cũng do bản chất chuyên chế của chính phủ Trung Quốc, các vấn đề như quan chức suy thoái, tham nhũng và đặc quyền đã xuất hiện trong xã hội Trung Quốc, cải cách kinh tế cũng gặp trở ngại từ hệ thống chính trị ban đầu. Đồng thời, quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng không có công nghệ độc lập, thiếu khả năng đổi mới và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tuy nhiên, dựa vào quyền lực có được sau sự kiện đàn áp sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn, Giang Trạch Dân đã lợi dụng sự giàu có do người dân Trung Quốc cần cù tạo ra nhờ cải cách kinh tế để làm bất cứ điều gì ông muốn.

Đầu tư nước ngoài trong việc sản xuất và gia công sản phẩm tại Trung Quốc rồi bán ra thế giới đã khiến Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, đã mang lại lợi ích thương mại cho Trung Quốc và nền kinh tế này đã tăng trưởng ở mức hai con số trong nhiều năm.

Nhưng việc làm sai lệch dữ liệu kinh tế cũng phổ biến, đặc biệt là việc phóng đại các số liệu tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn này được coi là thời kỳ điên cuồng nhất đối với phe cánh của Giang Trạch Dân.

“Làm giàu trong im lặng”: Gia tộc họ Giang kiểm soát ngành viễn thông của Trung Quốc, cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng và cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung Quốc Chu Vĩnh Khang cùng nhau lũng đoạn ngành công nghiệp dầu mỏ của Trung Quốc; Lưu Lạc Phi, con trai của Lưu Vân Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiểm soát Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu tư Công nghiệp CITIC …

Sau khi ngành tài chính Trung Quốc trỗi dậy, phe cánh của Giang Trạch Dân lần lượt bước vào gây sóng gió trong ngành tài chính, tham gia vào các ngành độc quyền do nhà nước kiểm soát chặt chẽ, và chuyển những tài sản này thành những khoản đầu tư sinh lợi. Họ đóng vai trò trung tâm trong các lĩnh vực kinh doanh như tài chính, năng lượng, an ninh nội địa, viễn thông và truyền thông.

Giang Chí Thành cháu nội của Giang Trạch Dân đã nghỉ việc tại hệ thống ngân hàng Goldman Sachs và thành lập công ty cổ phần tư nhân có tên là Quỹ Tiền Tệ Bác Dụ, (Boyu Capital).

Thảm hoạ cổ phiếu xảy ra trên thị trường chứng khoán Trung Quốc năm 2015 bị thế giới bên ngoài cáo buộc là một cuộc đảo chính tài chính do phe Giang Trạch Dân phát động. Bởi vì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán không phải do các thế lực thù địch bên ngoài gây ra, nguồn vốn nước ngoài không có kênh lưu thông trên quy mô lớn, vì thế vấn đề chính là nằm ở nội bộ.

Vương Kiến Quốc, giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, đã đăng một loạt bài báo vào thời điểm đó, nói rằng sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là do các nhóm lợi ích cố gắng lợi dụng chuyến thăm nước ngoài của ông Lý Khắc Cường để thực hiện một cuộc đảo chính tài chính nhắm vào nền kinh tế của đất nước.

Về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, Tiêu Cương, khi đó là Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, từng đưa ra đánh giá: “Trong 17 ngày giao dịch từ 15/6 đến 8/7/2015, chỉ số giao dịch trên sàn chứng khoán Thượng Hải đã giảm 32%. Tất cả các loại quỹ đòn bẩy đang tăng tốc rời khỏi thị trường, các quỹ đầu tư công đã gặp phải tình trạng thoái vốn lớn, thị trường giao ngay và các hợp đồng trong tương lai liên tiếp giảm tương tác, vốn hoá thị trường chứng kiến ​​​​hàng nghìn cổ phiếu giảm giá, hàng nghìn cổ phiếu bị treo, thanh khoản gần như cạn kiệt, tình trạng nguy cấp của thị trường chứng khoán thực sự hiếm có.”

Một thông tin được tiết lộ từ nội bộ ngành tài chính của Trung Quốc cho hay, phe cánh của Giang Trạch Dân và các công ty lớn đã cùng nhau tham gia rút rỗng thị trường chứng khoán Trung Quốc, Lưu Lạc Phi, con trai của Lưu Vân Sơn là người đứng sau hậu trường.

Móc sạch ngân khố quốc gia để chi tiêu

Kho bạc quốc gia đã trở thành một ngân hàng thu nhỏ của phe Giang Trạch Dân.

Kho bạc dồi dào là biểu tượng của sự giàu có, nó được tạo ra bởi sự siêng năng của người dân Trung Quốc, nhưng với tư cách là “túi tiền” của chính quyền Trung Quốc, nó luôn là nguồn lực chủ chốt để chính quyền các cấp tranh giành.

Ở Trung Quốc, quyền lực của chính quyền trung ương và địa phương chủ yếu bao gồm việc phân chia doanh thu tài chính và chi tiêu tài chính, nó được xác định bởi các khoản chuyển giao tài chính giữa chính quyền trung ương và địa phương.

Hệ thống quản lý tài chính của Trung Quốc bắt đầu từ sự quản lý thu chi thống nhất, sau đó được trung ương lãnh đạo tập trung, phân cấp quản lý, và tiếp theo là quá trình khôi phục trở lại hệ thống quản lý thu chi thống nhất.

Từ năm 1950 đến năm 1993, nó trải qua ba giai đoạn, có thể tóm tắt là quá trình phân cấp quyền lực tài chính và quyền lực hành chính của chính quyền trung ương, sự phân cấp đã nhanh chóng dẫn đến sự thu hẹp quyền lực tài chính của chính quyền trung ương và kết quả là quyền lực hành chính không thể kiểm soát xã hội. Điều này đã gây ra cuộc xung đột toàn diện đầu tiên giữa chính quyền trung ương và địa phương trong lịch sử Trung Quốc, dẫn đến cải cách hệ thống chia sẻ thuế vào năm 1994, cục thuế quốc gia và cục thuế địa phương được thành lập ở khắp mọi nơi. Chính quyền trung ương dần dần nâng cao quyền lực tài chính, và quyền lực hành chính bắt đầu được phân cấp. Năm 2018, thuế quốc gia và thuế địa phương đã được hợp nhất lại.

Năm 1950, doanh thu tài chính chỉ là 880 triệu USD, sau đó đã tăng lên 16 tỷ USD vào năm 1978; cho tới năm 1999, lần đầu tiên doanh thu tài chính quốc gia vượt quá 141 tỷ USD.

Các khoản chi tiêu quá mức trong thời kỳ này đã khiến một số hạng mục bị chỉ trích, chẳng hạn như “chi phí an ninh công cộng”, thường được gọi là “quỹ duy trì ổn định” đã vượt quá chi tiêu cho ngân sách quốc phòng.

Đúng vào năm 1999, Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp nhắm vào quần thể người tu luyện Pháp Luân Công.

Theo phân tích của chính quyền Trung Quốc, “nguồn tài chính được sử dụng vào việc đàn áp Pháp Luân Công đã vượt quá chi phí của một cuộc chiến tranh.” Người ta ước tính rằng khi bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, phe cánh của Giang Trạch Dân đã đầu tư một phần tư tổng sản phẩm quốc nội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đàn áp Pháp Luân Công. Duy trì nhiều năm trấn áp các nguồn đầu tư nước ngoài khiến cho ngân khố eo hẹp, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, của cải vật chất do người dân tạo ra đã tiếp tục duy trì hoạt động tài chính của chính quyền Trung Quốc.

Khi Đặng Tiểu Bình muốn đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ vào năm 1989, ông đã viện cớ rằng “mất đảng là đất nước”.  Khi Giang Trạch Dân tiến hành đàn áp Pháp Luân Công cũng hô hào “mất đảng là mất nước”. Thực tế là bản chất của họ chỉ là lừa dối và giết người, sau khi cỗ máy giết người được kích hoạt, nếu sự khát máu của họ không được thoả mãn thì ngay cả các quan chức cấp cao của chính phủ cũng sẽ bị tàn sát như nhau.

 

Trong những năm gần đây, với danh nghĩa “chống tham nhũng”, ông Tập Cận Bình chủ yếu thanh trừng phe cánh của Giang Trạch Dân. Sóng nước sông Dương Tử, sóng sau đẩy sóng trước, sóng trước chôn vùi trên bãi cát, đây là sự miêu tả chân thực chân dung của phe cánh Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Ông Giang Trạch Dân đã ra đi, Tăng Khánh Hồng chỉ còn lại một mình, với tư cách là quân sư của Giang, tương lai của ông sẽ khó gặp được một cái kết êm đẹp.

Bài liên quan:

Cựu lãnh đạo TQ Giang Trạch Dân chết, để lại “Di sản” gì?

Tiết lộ chấn động của Bạc Hy Lai: “Chủ tịch Giang Trạch Dân đã ra lệnh mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công”

Tiết lộ nội tình kế hoạch ám sát “114” bị thất bại của cựu Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân và cộng sự Tăng Khánh Hồng

Nội tình: Lệnh mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công đến từ Giang Trạch Dân