Bí ẩn Tây Tạng: Người chết hóa thành cương thi ‘sờ lên đỉnh đầu’ đoạt mạng người sống

Bí ẩn Tây Tạng: Người chết hóa thành cương thi ‘sờ lên đỉnh đầu’ đoạt mạng người sống

Bí ẩn Tây Tạng: Người chết hóa thành cương thi ‘sờ lên đỉnh đầu’ đoạt mạng người sống

Bí ẩn Tây Tạng: Người chết hóa thành cương thi ‘sờ lên đỉnh đầu’ đoạt mạng người sống

Bí ẩn Tây Tạng: Người chết hóa thành cương thi ‘sờ lên đỉnh đầu’ đoạt mạng người sống
Bí ẩn Tây Tạng: Người chết hóa thành cương thi ‘sờ lên đỉnh đầu’ đoạt mạng người sống
Thứ bảy, 20-04-2024 02:28, (GMT+07:00)
Bí ẩn Tây Tạng: Người chết hóa thành cương thi ‘sờ lên đỉnh đầu’ đoạt mạng người sống
03-05-2021 19:58

Từ trước tới nay vùng đất Tây Tạng luôn là nơi có nhiều bí ẩn khó giải đáp. Ở Tây Tạng, sau khi chết, thi thể người phải được đưa đến đài thiên táng cho đại bàng ăn thịt. Ngoài ra còn xuất hiện các ‘xác chết biết đi’ (cương thi) có thể đoạt mệnh người sống.

 

Ở Tây Tạng từng xuất hiện các ‘xác chết biết đi’ có thể đoạt mệnh người sống. (Ảnh minh họa qua Kaskus)

Ở Tây Tạng, nghề thiên táng là một nghề Thần thánh và người chủ trì thiên táng được gọi là thiên táng sư. Thái độ của người Tây Tạng đối với thiên táng sư thường là kính trọng nhưng không gần gũi. 

Thời cổ đại, thi thể của người đã chết cũng có thể gây ra rất nhiều “rắc rối”. Ví dụ như xác chết nếu chôn cất một cách vội vàng, cẩu thả thì trong tương lai rất có thể sẽ trở thành cương thi làm hại người khác. Tuy Tây Tạng có những phương thức xử lý xác chết khác nhau, nhưng họ đều rất chú ý đến những thi thể vừa mới chết, vì ở Tây Tạng đã từng xảy ra những vụ “xác chết đứng dậy”.

Hiện tượng xác chết đứng dậy còn được gọi là xác chết biết đi. “Xác chết biết đi” (trong tiếng Tây Tạng gọi là: Nhược lang) dùng để chỉ người sau khi chết liền đứng dậy và đi khắp nơi làm hại người sống. Người Tây Tạng có 5 phương pháp xử lý xác chết, được chia thành: Kim (thiên táng), mộc (thụ táng), thủy (thủy táng), hỏa (hỏa táng) và thổ (thổ táng). 

Ở các khu vực Tây Tạng, đặc biệt là ở thành phố và thị trấn, bất kể ai đã chết đều không lập tức đưa lên đài thiên táng cho đại bàng ăn, mà trước tiên được đặt trong nhà vài ngày, sau đó mời các Lạt ma đến tụng kinh siêu độ để họ được vãng sinh cùng một loạt các hoạt động khác. Thi thể người chết được đặt trong nhà ít nhất từ 3 đến 7 ngày rồi mới đưa đi chôn cất. Nếu xảy ra hiện tượng “Xác chết đứng dậy” thì thường là ở trong giai đoạn này.

Rất nhiều người già và thiên táng sư đều nói rằng, họ đã từng nhìn thấy xác chết đứng dậy, hơn nữa không phải chỉ một lần. Xác chết đứng dậy không phải đột nhiên xuất hiện mà đã có dấu hiệu báo trước. Xác chết sắp đứng dậy có mặt sưng vù, da tím đen, tóc dựng đứng, trên người có vết phồng rộp, sau đó từ từ mở mắt ngồi dậy rồi đứng dậy, giơ hai tay duỗi thẳng và chạy về phía trước. 

cương thi
Xác chết sau khi từ từ mở mắt sẽ ngồi dậy, rồi đứng dậy, giơ hai tay duỗi thẳng và chạy về phía trước. (Ảnh minh họa qua Uteen)

Tất cả các xác chết đều có đặc điểm chung là không nói, không cúi xuống, cũng không xoay người được, thậm chí cả con ngươi cũng không thể chuyển động, chỉ có thể nhìn thẳng về phía trước, thân thể cũng hướng về trước mà nhảy. 

Nếu xác chết gặp người sống thì sẽ dùng bàn tay cứng ngắc của mình “sờ lên đỉnh đầu” của người đó thì người sống sẽ chết ngay lập tức và cũng biến thành xác chết biết đi. Hiện tượng kỳ lạ và đáng sợ này chỉ khởi tác dụng ở thân thể người sống, mà không có tác dụng đối với các loài động vật khác.

Trước đây có câu chuyện kể rằng, khi trụ trì của một ngôi chùa ở Tây Tạng qua đời, các hòa thượng trong chùa đã đặt thi thể của ông ở chính điện. Sau đó mọi người ngồi thành hàng trong điện tụng kinh cầu nguyện cả ngày lẫn đêm, liên tiếp 3 ngày 3 đêm không chợp mắt. 

Đến đêm thứ 3, những hòa thượng niệm kinh đến mệt mỏi không chịu được nữa, lần lượt nằm xuống nền ngủ thiếp đi. Trong đó chỉ có một chú tiểu nhát gan, sợ đến nỗi không còn cảm thấy buồn ngủ cứ nhìn chằm chằm vào di thể của trụ trì. 

Đến quá nửa đêm, tiểu hòa thượng đột nhiên phát hiện thi thể kia đang ngồi bật dậy, cậu sợ hãi đến mức quên cả việc đánh thức chúng tăng, co cẳng chạy lao ra khỏi cửa, đóng luôn cửa chùa, chỉ lo cho mình có thể chạy thoát thân. 

Kết quả là chỉ sau một đêm, mấy trăm hòa thượng trong chùa đều biến thành xác chết biết đi. Cũng may là họ không thể ra khỏi cổng chùa, chỉ có thể ở trong chùa va qua va lại ầm ầm như long trời lở đất.

Sau đó, một ẩn sĩ với pháp lực cao thâm đã phát hiện ra cảnh tượng không thể kiểm soát được này. Ông khoác áo cà sa, tay cầm pháp khí còn miệng thì niệm chú. Một mình đi tới trước cửa chùa, mở cửa và bắt đầu múa võ, vừa múa vừa di chuyển chậm rãi về phía trước. 

Những xác chết biết đi cũng nhảy múa và theo sát sau lưng ông. Khi đến một con sông, vị ẩn sĩ dẫn các xác chết lên một chiếc cầu gỗ, rồi cởi áo cà sa ném xuống sông, các xác chết cũng lần lượt hướng theo chiếc áo cà sa mà nhảy xuống sông và không bao giờ trở lên nữa.

cương thi
Thầy tế điều khiển các xác chết biết đi. (Ảnh minh họa qua Kknews)

Dù câu chuyện này có thật hay chỉ là truyền thuyết thì chắc chắn điều này đã tạo nên một áp lực vô hình lên tâm linh của người dân Tây Tạng. Để phòng các tử thi xông vào nhà, dựa theo đặc điểm là xác chết không thể cúi xuống, nên người dân Tây Tạng đã thiết kế và xây dựng ra kiểu nhà cửa thấp, để tạo chướng ngại vật.

cửa thấp
Người dân Tây Tạng đã thiết kế và xây dựng ra kiểu nhà cửa thấp, để tạo chướng ngại vật cho cương thi. (Ảnh qua Kknews)

Tất nhiên, vào những niên đại xa xưa, loại biện pháp ngăn chặn xác chết biết đi như vậy chỉ được sử dụng ở những khu vực miền Nam và miền Đông Tây Tạng. Còn ở miền Bắc, đặc biệt là những người chăn nuôi gia súc ở Hy Nhĩ (một khu vực bị cô lập ở phía Tây bắc Thanh Hải -Thanh Tạng) thì không thể sử dụng biện pháp đề phòng này, do đó họ thường sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ.

Quê hương của những xác chết biết đi là ở vùng Hy Nhĩ, nơi được biết đến với địa thế cao, lạnh lẽo và thiếu oxy. Những người du mục sống ở vùng này chỉ có thể đi lang thang quanh Hy Nhĩ, dựa vào nước và cỏ đế sinh tồn. Cứ ba ngày họ lại di chuyển một lần từ đầu này đến đầu kia, quanh năm đều ở trong trạng thái du mục. 

Những người này suốt cuộc đời không có nơi ở cố định, cũng như không có một đài thiên táng cố định sau khi chết. Bất kỳ ai sử dụng phương pháp thiên táng thì thường không mặc quần áo, chỉ dùng bộ quần áo mà khi còn sống mặc để phủ lên người chết, trông giống như một người sống đang ngủ vậy. Đây là nguyên do sinh ra những xác chết biết đi ở Tây Tạng. Môi trường địa lý đặc thù đã tạo nên những phong tục đặc biệt.

Xem thêm: 

VIDEO - ĐÃ TÌM RA LỜI GIẢI CỦA THUẬT TRƯỜNG SINH

Tử Vi

Theo Tinh Hoa

 
 
 
 
 
 
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP