Một tổ chức tư vấn của Úc cảnh báo rằng các nữ nhà báo châu Á đưa tin về chính trị và nhân quyền ở Trung Quốc đã trở thành mục tiêu mới của cuộc đàn áp kỹ thuật số xuyên quốc gia của ĐCSTQ. Đối với mỗi bài báo mà họ xuất bản, họ có thể phải đối mặt với hàng trăm cuộc tấn công mạng, bao gồm nhiều lời lẽ xúc phạm, đe dọa bạo lực và tấn công tình dục.

Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) đã lưu ý trong một báo cáo ( liên kết ) rằng các nhà báo nổi tiếng, và các nhà phân tích khác đưa tin về Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông phương Tây, các nhà hoạt động nhân quyền, và những người khác đang phải đối mặt với một “cuộc tấn công mạng quy mô, có phối hợp và kéo dài” trên Twitter, trong đó các nữ nhà báo châu Á phải đối mặt với sự lạm dụng và vu khống nghiêm trọng nhất.

Báo cáo lưu ý rằng những nhà báo nữ này bao gồm các nhà báo nổi tiếng từ The New Yorker, The Economist, The New York Times, The Guardian, Quartz và các phương tiện truyền thông khác.

Phân tích của Viện Chính sách Chiến lược Úc cho thấy số lượng lớn các tài khoản giả mạo đằng sau hoạt động này có khả năng là một cuộc tấn công “nguỵ trang thư rác” (Spamouflage) khác của ĐCSTQ .

“Nguỵ trang thư rác” (Spamouflage) là sự kết hợp của các từ tiếng Anh “thư rác” (Spam) và “ngụy trang” (Camouflage). Graphika, một công ty phân tích web độc lập, đã chỉ ra rằng đây là một mạng lưới tuyên truyền ủng hộ ĐCSTQ đang hoạt động trên các nền tảng truyền thông xã hội lớn. Vào năm 2019, Twitter đã xác định mạng này là một hoạt động thông tin được hỗ trợ bởi chính quyền Trung Quốc ( liên kết ).

Báo cáo cho biết: “Hàng trăm tài khoản trên mạng được tạo ra đặc biệt để nhắm mục tiêu đến những nhà báo nữ này, với một số tài khoản nhắm mục tiêu một nhà báo nữ và một số tài khoản khác nhắm mục tiêu nhiều nhà báo nữ”. Ngoài ra, có rất nhiều tài khoản ban đầu hợp tác với ĐCSTQ để thực hiện công khai và lan truyền thông tin sai lệch, gần đây, họ cũng bắt đầu tấn công những nhà báo nữ này.

Chiến dịch tấn công mới nhất này, sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Trung, bao gồm một loạt các hành vi lạm dụng tâm lý, quấy rối, chế nhạo và đe dọa hàng loạt.

Viện Chính sách Chiến lược Úc lưu ý rằng một số cuộc tấn công dường như được nhắm mục tiêu nhiều hơn, và thường liên quan đến quyền riêng tư cá nhân.

“Nội dung được điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh cá nhân của họ, liên quan đến công việc và cuộc sống cá nhân của họ. Điều này đòi hỏi sự giám sát sâu rộng các cá nhân bị nhắm mục tiêu”, báo cáo cho biết.

Những nhà báo nữ này đã bị cáo buộc là những kẻ phản bội, dối trá và phản bội “quê hương đất nước” của họ, mặc dù nhiều người trong số họ sinh ra ở nước ngoài và chưa từng mang quốc tịch Trung Quốc. Các tài khoản cũng công kích ngoại hình của họ, đặt câu hỏi về độ tin cậy và chất lượng công việc của họ, một số cuộc tấn công bao gồm các cuộc tấn công phân biệt giới tính mạnh mẽ, phân biệt chủng tộc, thậm chí nói rằng họ sẽ “chết không được yên lành”, v.v.

Viện Chính sách Chiến lược Úc cho rằng việc thiếu các biện pháp đối phó của các nền tảng mạng xã hội và chính phủ của các quốc gia nơi những nhà báo nữ này sinh sống đã cho phép kẻ điều hành các cuộc tấn công này liên tục thêm các tài khoản giả mạo và sử dụng các chiến thuật tương tự mà không hề sợ hãi.

“54 tài khoản đã được tạo chỉ riêng trong ngày 15/4. Twitter dường như đã gỡ xuống một số tài khoản, nhưng không phải tất cả”, báo cáo viết.

Báo cáo chỉ ra rằng có nhiều bằng chứng cho thấy kẻ điều hành các cuộc tấn công này có thể ở Trung Quốc. Ví dụ, văn bản của nhiều tweet chứa các ký tự byte kép thường được sử dụng trong phông chữ Trung Quốc. Viện Chính sách Chiến lược Úc cũng phát hiện ra rằng “hầu hết các cuộc tấn công được thực hiện trong giờ làm việc ở Bắc Kinh, và hoạt động tài khoản thấp hơn nhiều trong kỳ nghỉ lễ từ 30/4-4/5 ở Trung Quốc”.

Viện Chính sách Chiến lược Úc cảnh báo rằng các cuộc tấn công như vậy đang leo thang. Một số nhà báo nổi tiếng, trong vòng 24 giờ sau khi viết một câu chuyện, đã thu hút hơn 500 tweet công kích từ hơn 100 tài khoản khác nhau.

Báo cáo nêu rõ: “Trong 5 năm qua, khả năng thông tin trực tuyến của ĐCSTQ thường dựa vào số lượng hơn là chất lượng, nhưng điều này đã thay đổi và cả chính phủ cũng như các nền tảng truyền thông xã hội đều không thể theo kịp, báo cáo cho biết. “Các nền tảng xã hội cần phải khẩn trương thay đổi tư duy … để có lập trường chủ động hơn”.

Nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng mạng lưới tuyên truyền của ĐCSTQ đang “mở rộng phạm vi và mục tiêu, liên tục tăng hộp công cụ thông tin và phát triển nhanh hơn so với một hoặc hai năm trước”.

Viện Chính sách Chiến lược Úc cho biết “Các nền tảng và chính phủ cần làm việc cùng nhau để xây dựng cơ sở hạ tầng, khả năng và hoạt động răn đe cần thiết để chống lại sự can thiệp của nước ngoài được kích hoạt trên không gian mạng và sự áp bức xuyên quốc gia”.

Xem thêm: Có một vở kịch đẫm máu bị che dấu suốt hơn 20 năm tại Trung Quốc - Tinh Hoa TV

Nguồn The Epoch Times

Đăng theo ĐKN