Bác sĩ Đông y Đài Loan: Bệnh chữa từ tâm trước, làm người tốt mới có sức khỏe tốt

Bác sĩ Đông y Đài Loan: Bệnh chữa từ tâm trước, làm người tốt mới có sức khỏe tốt

Bác sĩ Đông y Đài Loan: Bệnh chữa từ tâm trước, làm người tốt mới có sức khỏe tốt

Bác sĩ Đông y Đài Loan: Bệnh chữa từ tâm trước, làm người tốt mới có sức khỏe tốt

Bác sĩ Đông y Đài Loan: Bệnh chữa từ tâm trước, làm người tốt mới có sức khỏe tốt
Bác sĩ Đông y Đài Loan: Bệnh chữa từ tâm trước, làm người tốt mới có sức khỏe tốt
Thứ ba, 23-04-2024 23:35, (GMT+07:00)
Bác sĩ Đông y Đài Loan: Bệnh chữa từ tâm trước, làm người tốt mới có sức khỏe tốt
18-08-2021 13:19

Một tư thái điềm đạm, mái tóc trắng bạch kim, khuôn mặt trẻ trung và nụ cười tươi như hoa, đó là bác sĩ Đông y Đài Loan vốn đã qua tuổi thất thập Hồ Nãi Văn, sự bình thản và lý trí tất cả đều hiện rõ trên khuôn mặt ông. Thầy Hồ xem bệnh nhân như người thân, và với y thuật tinh thâm của ông, rất nhiều bệnh nhân sau khi “bái tứ phương”, cuối cùng nhờ ông xem bệnh mới tìm ra nguyên nhân thực sự của bệnh.

Nhiều năm qua, bệnh nhân từ khắp nơi vì biết được danh tiếng của ông, không quản đường xa mà ùn ùn kéo tới tìm ông xem bệnh, nhưng thầy Hồ luôn khiêm tốn nói rằng có rất nhiều cao nhân, ông chỉ là học sinh tiểu học mà thôi.

Nghiên cứu chuyên sâu về y học cổ truyền phương Đông thông qua các khóa học châm cứu

Trước khi học trung học phổ thông, con đường nhân sinh của Hồ Nãi Văn vẫn còn rất mơ hồ. Ông chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó trong tương lai mình sẽ bước chân vào Hạnh lâm (là rừng hạnh. Đổng Phụng, người nước Ngô thời Tam Quốc, ở ẩn tại Lư San, chữa bệnh cho người không lấy tiền. Người bệnh nặng mà khỏi, ông yêu cầu trồng năm cây hạnh, người bệnh nhẹ mà khỏi, trồng một cây. Chỉ mấy năm sau có hơn 10 vạn cây hạnh thành rừng. Về sau hạnh lâm chỉ giới y học).

Ông Hồ nói: “Trước đây tôi không biết mình sẽ đi theo con đường nào. Khi học cấp 3 được phân thành các khối A, B và C. Tôi thậm chí không biết mình muốn học khối nào. Tôi chỉ chọn theo những bạn học giỏi nhất. Nếu các bạn chọn khối C, tôi sẽ chọn khối C. Nhưng dần dà càng học, tôi lại càng thấy thích thú”

Thời đại học, Hồ Nãi Văn theo học sinh vật học, chuyên ngành khoa học thần kinh và nội tiết của viện nghiên cứu. Sau khi tốt nghiệp, ông dành trọn tâm huyết cho ngành dược học và được đơn vị cử sang Viện nghiên cứu Stanford ở Mỹ (SRI international) nghiên cứu về lĩnh vực khoa học đời sống.

Ông nhớ lại: “Trong thời gian làm việc ở viện nghiên cứu của Mỹ, tôi thường tìm kiếm trong thư viện những thông tin nghiên cứu và tài liệu khoa học mới nhất trong quý đó. Tôi thấy Đông y có đề cập đến một phương pháp chữa bệnh là châm cứu, tôi nghiên cứu khoa học thần kinh phương Tây, nghĩ rằng thần kinh và châm cứu nhất định có sự liên quan với nhau”.

Sau khi trở về Đài Loan, Hồ Nãi Văn bắt đầu nghiên cứu về châm cứu. Kể cũng lạ, khi mới bắt đầu tiếp xúc với châm cứu, ông hầu như không gặp trở ngại gì, cứ như thể tự đã có thể “châm cứu được”, và từ trong đó cũng ngộ ra được nhiều nội hàm.

Như vậy, từ thuật châm cứu có nguồn gốc từ “Hoàng đế nội kinh”, Hồ Nãi Văn dường như bước sang một thế giới hoàn toàn mới, và đã thu hoạch nhiều điều huyền bí của văn hóa Thần truyền. Cuối cùng, ông đã có được hiểu biết rất sâu về lý luận của Đông Y, vận dụng linh hoạt kinh nghiệm của người xưa, khiến cả người thầy của ông cũng phải ngạc nhiên.

Thuốc Đông y
 

Tinh thông y thuật, nhưng lại bất lực với thân thể của chính mình

Ông Hồ Nãi Văn được cấp giấy phép hành nghề Đông y ở độ tuổi 40, nhưng thân thể ở tuổi trung niên của ông, dù được giữ gìn cẩn thận, nhưng cũng ngày càng xuống dốc.

Ông nói: “Kỳ thật, từ nhỏ tôi đã có sức khỏe yếu, dù là ở giai đoạn tráng niên sung sức nhất, da dẻ tôi vẫn vàng như sáp, trông yếu ớt không có chút sức lực nào. Vì tâm tình thường xuyên lo lắng nên tiêu hoá không tốt, lại càng thêm khổ não. Khi tôi học Tây y, tôi thường uống thuốc nhiều thuốc dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung nhưng cũng không có tác dụng gì. Sau khi trở thành một bác sĩ Đông y, tôi bắt đầu dùng thuốc Đông y để điều trị. Biểu hiện bên ngoài có vẻ sức khoẻ tốt lên, nhưng tôi hiểu rất rõ rằng tình trạng thể chất của bản thân rất tệ”.

Cảm thấy cả Đông y và Tây y đều không hiệu quả, ông Hồ Nãi Văn chuyển sang tìm hiểu các trường phái khí công khác nhau, với hy vọng rèn luyện sức khỏe và nâng cao tố chất thân thể. “Tôi đi khắp nơi khắp chốn để tìm kiếm. Cho đến khi tôi gần 50 tuổi, tôi nghe một người bạn cùng học khí công nhắc đến chữ ‘Pháp Luân Công’. Vào thời điểm đó, mọi người hầu như không biết rằng Pháp Luân Công đang được hồng truyền, tôi liền không ngừng hỏi thăm nghe ngóng. Cuối cùng, vào năm 1996, tôi tìm tới một lão tiên sinh đã học Pháp Luân Công.”

Muốn khỏe mạnh trước tiên phải là một người tốt

Vào đầu năm 1997, ông Hồ Nãi Văn đã hoàn thành lớp học Pháp Luân Đại Pháp chín ngày. Ông ngộ ra được nhiều điều, và một trong số đó là muốn có sức khỏe tốt thì trước tiên phải là người tốt, và ngày càng tốt hơn. Từ đó về sau, ông luôn từng giờ từng khắc yêu cầu bản thân làm một người tốt, một người tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn.

Bác sỹ Đông Tây y Hồ văn Nãi
Bác sĩ Hồ Nãi Văn coi việc chữa trị cho bệnh nhân là một quá trình đề cao tâm tính và ông đã thể ngộ được mối quan hệ giữa tu tâm và tu mệnh, cũng như giữa đạo đức và sức khỏe. (Ảnh: Minh Huệ Net)

Dần dần, ông phát hiện ra những căn bệnh mà mình mắc phải trước đây đã biến mất, những vấn đề về đường tiêu hóa do căng thẳng, tức giận và lo lắng cũng biến mất không còn dấu vết. Trí tuệ càng trở nên minh mẫn như dòng suối chảy ùn ùn không ngớt, lại càng có nhiều lĩnh ngộ hơn với sách y học cổ.

“Mãi cho đến khi học được Đại Pháp, tôi mới nhận ra rằng dù là châm cứu hay Đông y, đều là kết tinh trí tuệ của nền văn minh phương Đông cổ xưa, hoàn toàn đi trước y học phương Tây”. 

Trị bệnh trước tiên phải trị tâm, giải khai tâm bệnh rồi hãy bàn đến bệnh tình

Không lâu sau khi ông Hồ Nãi Văn tu luyện, ông gặp một cụ bà đến tìm ông xem bệnh. Cụ bà là một tín đồ Cơ Đốc, mỗi ngày đều cầu nguyện. Tôi hỏi cụ rằng, khi cầu nguyện sám hối thì cụ nói gì? Cụ kể, cụ nói với Chúa về việc hôm nay cụ đã tức giận với ai, đối xử tệ với ai. Lúc đó tôi ngộ ra rằng, muốn trị bệnh thì trước hết phải chữa tâm, gỡ bỏ những nút thắt trong tâm, rồi mới nói đến bệnh tình. Cho nên, ông với nói với bà cụ ấy rằng: “Chúng ta nói chuyện về việc sám hối nhé, cụ mỗi ngày xưng tội nhưng không hối cải sao? Sám hối rồi mà không hối cải, hay là hối cải rồi mà không thay đổi, thì cũng như không”.

Không ngờ cụ bà lại nghe lời tôi, còn khóc rất nhiều, lần sau quay lại khám bệnh, cụ gói một phong bì lớn màu đỏ và nói với tôi rằng sau khi trở về, cụ đã thay đổi thói quen mất bình tĩnh, điều này khiến bệnh của cụ đã hoàn toàn được chữa lành.

Trường hợp thực tế này để tôi chứng minh rằng, đối với tất cả các bệnh tật, nếu đều có thể dùng Chân Thiện Nhẫn để đo lường trong thực tiễn, thì điều mà người ta gọi là “bệnh” thực ra chẳng là gì cả.

“Tu luyện” là một lĩnh vực ảo diệu vô tận và uyên nguyên sâu xa trong nền văn minh nhân loại. Tu luyện giúp ông Hồ Nãi Văn hiểu rõ ​​ràng những huyền bí về cơ thể người, sinh mệnh và vũ trụ, càng giúp cho ông thông qua quá trình không ngừng thực tu mà thể ngộ ra được mối quan hệ trực tiếp giữa tu mệnh và tu tâm, giữa đạo đức và sức khỏe. Ông cho rằng: “Bệnh tật là từ tâm mà ra, nhưng cảnh tùy tâm chuyển, nếu có thể trong hoàn cảnh khổ sở mà tu bỏ nhân tâm, khởi thăng chính niệm, sẽ có thể thoát khỏi nỗi giày vò của bệnh tật”.

Tâm không buông bỏ được mới sinh ra bách bệnh, soi xét lại chính mình mới có thể cải thiện

Ông Hồ Nãi Văn giải thích: “Một số bệnh tật, bao gồm cả căn bệnh ung thư kinh hoàng, thì theo lý luận của Đông y mà nói, có thể do cảm xúc vui mừng quá mức, tức giận quá mức, hoảng sợ quá mức hay sợ hãi quá mức tạo thành. Những biến động hỉ nộ, ưu lo, sợ hãi, cũng đều là vì danh, lợi, tình không buông xuống được, mà dẫn đến mắc các loại bệnh tật.”

“Vì vậy, khi tôi nói chuyện với bệnh nhân về bệnh tình của họ, ở mức độ thấp, tôi sẽ nói với họ rằng đó là do thói quen sinh hoạt và cách dưỡng sinh không đúng. Còn ở mức độ cao hơn, tôi sẽ bảo họ buông bỏ những dục vọng và chấp trước trong nội tâm, ‘bệnh’ của bệnh nhân sẽ khỏi.”

Trong toàn bộ quá trình xem bệnh, ông Hồ Nãi Văn cũng thường soi xét tự vấn trong lòng mình, tại sao đối phương lại mắc bệnh như vậy? Ông có tâm gì không buông bỏ xuống được? Phải chăng ông cũng có chấp trước giống với người đó?

“Mỗi ngày tôi đều soi xét bản thân mình như thế. Mỗi ngày tôi gặp năm bệnh nhân, những điều mà năm bệnh nhân đó không thể từ bỏ đều lảng vảng trong tâm trí tôi. Có 50 bệnh nhân thì tôi sẽ hướng nội 50 lần, 100 bệnh nhân thì tôi sẽ hướng nội 100 lần, tôi biết rằng tất cả những điều này là để tôi xem xét lại bản thân. Toàn bộ quá trình xem bệnh là quá trình tôi xem xét sửa hoàn thiện bản thân mình”

Tâm thái quyết định bệnh tình, chỉ dựa vào y dược khó mà thoát khỏi giày vò của bệnh nan y

Ông Hồ Nãi Văn cho rằng phương pháp điều trị của Tây y tập trung vào cơ sở vật chất, trong khi phương pháp điều trị của Đông y chú trọng đến nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Còn tu luyện hoàn toàn thoát khỏi khái niệm về “bệnh” và khai mở nguyên nhân gốc rễ của “bệnh”. Bởi vì bản thân bệnh tật không phải là vấn đề, mà mấu chốt là ở “tâm cảnh”.

Ông Hồ Nãi Văn kể rằng có một người trẻ tuổi, mỗi tuần đều tìm đến ông để khám bệnh, nhưng vì thuốc không hiệu quả, nên ông chỉ có thể nghiêm túc khuyên người trẻ tuổi đó: “Tôi không thể dùng thuốc để chữa khỏi tình trạng sức khoẻ của anh. Anh tốt nhất hãy đi tìm hiểu Pháp Luân Đại Pháp.” 

Trước đây, người trẻ tuổi kia vốn sợ lạnh đến mức độ nào? Sợ đến mức ngay cả cửa sổ nhà cũng phải dán băng dính chặt, nhưng ngay khi bắt đầu học lớp chín ngày của Pháp Luân công, sang ngày thứ hai cơ thể đã chảy mồ hôi! Sau đó, cơ thể của người trẻ tuổi đã hoàn toàn bình phục sau khi tu luyện.

“Có một bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống, mỗi tuần phải bay từ Đài Nam bay đến Đài Bắc để gặp tôi. Một lần tôi hỏi anh ấy có muốn sống ở Đài Bắc vài ngày không, nhân tiện tham gia lớp chín ngày của  Pháp Luân Công. Anh ấy nhanh chóng nói đồng ý. Sau khi học xong lớp chín ngày, bệnh nhân này không bao giờ phải đến tìm tôi xem bệnh nữa.”

Nhân tâm khác khau cũng phản ánh ra trạng thái khác nhau, người khác nhau cũng sẽ tạo thành kết quả khác nhau, ông Hồ Nãi Văn tiếc nuối nói: “Tuy nhiên, tôi cũng gặp phải một số bệnh nhân không thể buông bỏ các quan niệm và tôn giáo cố hữu của họ. Họ không muốn thử tin vào Pháp Luân Đại Pháp, hơn 20 năm qua, họ đã trôi nổi và chìm trong sự dày vò của bệnh tật.”

Trong 35 năm hành nghề y, bác sĩ Hồ ngoài việc khám bệnh còn ghi hình trực tiếp, viết và xuất bản sách. Ở tuổi 76, ông đã đi khắp nơi để thuyết trình, và ông chỉ có duy nhất một tâm nguyện: “Khi còn trẻ, tôi tiếp xúc với mọi người với mục đích cầu danh lợi, nhưng sau khi tu luyện thì loại chấp trước đó không còn nữa, giờ đây tôi không đến vì danh lợi mà đến vì mọi người. Tôi làm bất kỳ một việc gì, đều là hy vọng người mà tôi tiếp xúc có thể biết đến Đại Pháp, kết được một mối thiện duyên”.

Xem thêm:

VIDEO: Tiến sĩ ĐH Nam Úc phân tích tác động của Pháp Luân Công đối với sức khỏe.

 

Lam Sơn
Theo Window.minghui.org

Đăng teho NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP