Bắc Kinh chỉ biết tức giận khi chiến thuật bịt miệng về vi phạm nhân quyền của mình bất ngờ bị thất

Bắc Kinh chỉ biết tức giận khi chiến thuật bịt miệng về vi phạm nhân quyền của mình bất ngờ bị thất

Bắc Kinh chỉ biết tức giận khi chiến thuật bịt miệng về vi phạm nhân quyền của mình bất ngờ bị thất

Bắc Kinh chỉ biết tức giận khi chiến thuật bịt miệng về vi phạm nhân quyền của mình bất ngờ bị thất

Bắc Kinh chỉ biết tức giận khi chiến thuật bịt miệng về vi phạm nhân quyền của mình bất ngờ bị thất
Bắc Kinh chỉ biết tức giận khi chiến thuật bịt miệng về vi phạm nhân quyền của mình bất ngờ bị thất
Thứ sáu, 29-03-2024 16:31, (GMT+07:00)
Bắc Kinh chỉ biết tức giận khi chiến thuật bịt miệng về vi phạm nhân quyền của mình bất ngờ bị thất bại
09-10-2020 14:34

Sự tức giận của Bắc Kinh một phần là do họ không lường trước được sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tuyên bố chỉ trích vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc, theo một nhà ngoại giao giấu tên cho biết.

(Nguồn ảnh: Goh Cha Hin / AFP / Getty Images)

Bắc Kinh tức giận sau khi nhiều nước ủng hộ sáng kiến ​​do nước Đức đứng đầu nhằm lên án các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Các nhà ngoại giao của Liên Hợp Quốc (LHQ) nói với tờ DW của Đức rằng, chiến thuật gây áp lực của Trung Quốc đã thất bại, ít nhất là vào thời điểm này.

Trong tuyên bố do Đức soạn thảo và trình bày tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York 6/10, có 39 quốc gia - chủ yếu là phương Tây - đã tố cáo Trung Quốc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở khu vực Tân Cương thuộc Trung Quốc và khu tự trị Tây Tạng, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh kiềm chế tự do chính trị và quyền cá nhân ở Hong Kong.

Những tuyên bố như thế này rất quan trọng bởi vì nó cho thấy những quốc gia nào sẵn sàng thách thức Trung Quốc về nhân quyền và những quốc gia nào đang ở trong tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Trong tuyên bố được Anh, Mỹ và nhiều nước trong LHQ tán thành, Đại sứ Đức tại LHQ, ông Christoph Heusgen, đã chỉ trích "hoạt động giám sát rộng rãi [của Trung Quốc] tiếp tục nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác" cũng như "cưỡng bức lao động và kiểm soát sinh con trong đó có cưỡng bức triệt sản". Ông cũng chỉ trích sự việc Bắc Kinh thiết lập các trại cải tạo chính trị ở Tân Cương, nơi hơn một triệu người được cho là đang bị giam giữ.

Xem thêm: Vì sao ĐCS Trung Quốc muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P1): Pháp Luân Công là gì?

Về Hong Kong, Đại sứ Đức bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về các yếu tố của luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh ban hành vào cuối tháng Sáu tại đặc khu hành chính này. Luật này cho phép một số trường hợp chuyển thành truy tố hình sự tại Trung Quốc đại lục. Ông cũng yêu cầu Bắc Kinh đảm bảo "các quyền tự do ngôn luận, báo chí và hội họp".

Phản ứng giận dữ của Bắc Kinh 

Đại sứ Trung Quốc tại LHQ, ông Zhang Jun, đã đáp lại bằng một tuyên bố giận dữ, nói rằng, đó là những cáo buộc "vô căn cứ" và rằng đất nước của ông "phản đối việc can thiệp vào công việc nội bộ", theo tờ DW.

Sự tức giận của Bắc Kinh một phần là do họ không lường trước được sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tuyên bố này, theo một nhà ngoại giao giấu tên cho biết.

Các quan chức khác (yêu cầu giấu tên) nói với DW rằng, Bắc Kinh không ngờ rằng hơn 30 quốc gia ủng hộ tuyên bố mà Đức soạn thảo, đồng thời cho biết rằng chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch gây áp lực chính trị để ngăn các nước ký vào tuyên bố.

Tuy nhiên, 39 quốc gia đã ký vào tuyên bố, nhiều hơn 16 quốc gia so với năm ngoái. Vào phút cuối cùng, Bosnia và Herzegovina đã quyết định ký vào bản tuyên bố. 

Đây là kết quả của nhiều tuần vận động hành lang của các nhà ngoại giao từ Đức, Anh và Mỹ. Danh sách này đã được giữ kín cho đến vài phút trước khi đại sứ LHQ của Đức, ông Heusgen đọc tuyên bố tại New York, vì lo ngại các bên ký kết có thể bị Trung Quốc gây áp lực vào phút cuối.

Đe dọa của Trung Quốc: Là đồng minh nếu không sẽ bị trừng phạt

Trung Quốc được cho là đã có những động thái làm khó các quốc gia mà họ cho rằng có ý định ký kết các tuyên bố quốc tế để chỉ trích các hoạt động của nước này. Trong cuộc họp báo sau cuộc họp LHQ hôm 6/10, Đại sứ Anh tại LHQ, ông Jonathan Allen, cho biết: “Các quốc gia báo cáo với chúng tôi về sức ép lớn từ Trung Quốc, bao gồm cả các mối đe dọa về việc hợp tác kinh tế nếu không ủng hộ nước này”.

Một ví dụ điển hình, vào năm 2019, Bắc Kinh đe dọa sẽ ngăn cản nỗ lực của nước Áo về việc tìm một địa điểm mới cho đại sứ quán của họ ở Bắc Kinh nếu nước này ký vào bản tuyên bố lên án vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Cuối cùng, Vienna đã ký vào tuyên bố này, nhưng một bên ký kết châu Âu khác đã bị cắt hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc sau khi ký vào bản tuyên bố.

Xem thêm: Vì sao ĐCSTQ muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P2): Âm mưu, thủ đoạn và tội ác

Một trường hợp khác là Lebanon cũng bị Bắc Kinh đe doạ sẽ phản đối việc gia hạn sứ mệnh gìn giữ hòa bình của UNIFIL ở nước này nếu nước này không đứng về phía Trung Quốc - vốn là một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Một số nhà ngoại giao của LHQ nói với tờ DW rằng, họ bị các đối tác Trung Quốc săn đuổi khi chuẩn bị đưa ra các tuyên bố chỉ trích quốc gia châu Á này. Một nhà ngoại giao cho biết cách thức bà bị Bắc Kinh đeo bám: “Họ luôn ở trước mặt bạn. Họ gọi cho bạn, họ nhắn tin cho bạn, vào buổi tối, vào cuối tuần, không ngừng nghỉ".

Bà cũng cho biết những người đồng cấp Trung Quốc từng cố tình tạo tình huống để đe dọa bà: "Họ định tấn công tôi, yêu cầu tôi ra ngoài nơi nhiều đồng nghiệp của họ đang ở đó, đó là tình huống 3 đấu 1 và họ thực sự rất hung hãn".

Một số nhà ngoại giao khác (yêu cầu giấu tên) cũng nói với tờ DW rằng, các nhân viên đại sứ quán Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, đã gửi cho họ thông tin sai lệch về những gì cấp trên của họ được cho là đã đồng ý, để giành được sự ủng hộ.

DW đã liên hệ với phái bộ Trung Quốc tại LHQ để đưa ra bình luận, nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.

Các chiến thuật gây hấn của Trung Quốc đôi khi có hiệu quả.

"Một số quốc gia rất vui khi đứng về phía Trung Quốc, như Nga, Syria, Cuba hay Venezuela. Những nước khác tán thành quan điểm của Trung Quốc chỉ vì sợ hậu quả", ông Lou Charbonneau - Giám đốc Liên hợp quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói với DW.

Trong các tuyên bố riêng, Pakistan và Cuba đều lên tiếng ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh, cũng như một nhóm các nước chủ yếu là châu Phi và Ả Rập, Nga và Venezuela, theo trang tin Axios.

Năm ngoái, Bahrain, Qatar, Oman và Saudi Arabia đã ủng hộ một tuyên bố được soạn thảo một cách tế nhị do Kuwait đưa ra, trong đó nước này lên tiếng ủng hộ nhân quyền, nhưng lời lẽ của tuyên bố khá thận trọng nhằm tránh phật lòng Trung Quốc. Năm nay, Saudi Arabia và Bahrain cũng xuất hiện với thông báo tương tự.

Tuy nhiên, tuyên bố của Liên hợp quốc đưa ra hôm 6/10 cho thấy, chiến thuật của Bắc Kinh có thể phản tác dụng. Theo lời của đại sứ Đức Christoph Heusgen, "Ngày càng có nhiều quốc gia cảm thấy khó chịu với Trung Quốc".

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng ở các nước nghèo hơn, như ở châu Phi, hoặc ở các nước châu Âu như Hy Lạp khi Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào khu vực này. Điều này có thể có tác động đến sự ủng hộ của quốc tế đối với các hành vi vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc.

Nhưng ông Charbonneau của HRW tin rằng, chiến lược này sẽ không mang lại hiệu quả về lâu dài và số lượng các quốc gia chỉ trích Trung Quốc về các vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên. Ông nói: “Càng nhiều quốc gia lên tiếng, thì càng có nhiều quốc gia khác cảm thấy họ có thể làm được như vậy”.

Ông Charbonneau nhấn mạnh: “Với mỗi một trong những tuyên bố này và với mỗi quốc gia ký vào chúng, chi phí chính trị cho việc Trung Quốc không tuân thủ các chuẩn mực quốc tế sẽ tăng lên. Nếu Trung Quốc muốn trở thành một phần của cộng đồng quốc tế, họ cần phải thay đổi".

Nguyễn Minh - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP