Pháp Luân Công rất tốt, vì sao bị đàn áp tàn khốc tại Trung Quốc?

Pháp Luân Công rất tốt, vì sao bị đàn áp tàn khốc tại Trung Quốc?

Pháp Luân Công rất tốt, vì sao bị đàn áp tàn khốc tại Trung Quốc?

Pháp Luân Công rất tốt, vì sao bị đàn áp tàn khốc tại Trung Quốc?

Pháp Luân Công rất tốt, vì sao bị đàn áp tàn khốc tại Trung Quốc?
Pháp Luân Công rất tốt, vì sao bị đàn áp tàn khốc tại Trung Quốc?
Thứ sáu, 19-04-2024 10:16, (GMT+07:00)
Pháp Luân Công rất tốt, vì sao bị đàn áp tàn khốc tại Trung Quốc?

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là một Pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, được ông Lý Hồng Chí truyền ra từ tháng 5/1992 tại Trung Hoa Đại Lục. Ngay khi đạo đức người Trung Quốc đang ngày càng tuột dốc, việc phổ biến Pháp Luân Công với nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn cao thượng đã giúp không biết bao người tìm lại được chính mình, phản bổn quy chân, tu tâm hướng thiện, trở nên bao dung nhẫn nại, cũng như buông bỏ được các thói hư tật xấu,… Hơn nữa, Pháp Luân Công còn mang lại cho người học sức khỏe viên mãn tràn đầy.

 

100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công năm 1999 ấy, họ giờ đang nơi đâu?

Chỉ sau vài năm phổ truyền, sự tốt đẹp của Pháp Luân Công đã thu hút hơn 100 triệu người theo học (Ảnh. Minh Huệ)

 

Trước năm 1999, Pháp Luân Công tựa một luồng gió mới giữa cao trào khí công đang thịnh hành ở Đại Lục vì mang lại hiệu quả rất lớn cho việc cải thiện sức khỏe, đề cao tâm tính, an định tinh thần. Chỉ trong 5 năm ngắn ngủi, đã có hơn 100 triệu người theo học. Đến cả các nhà khoa học, các cấp lãnh đạo trung ương và giới truyền thông đều dành cho môn công pháp này những lời ca ngợi chân chính. Họ từng tuyên bố đó là một môn khoa học huyền năng có sức mạnh màu nhiệm, vượt xa tầm hiểu biết của giới khoa học và con người

 

Nhưng từ tháng 7/1999 trở lại đây, trong khi Pháp Luân Công ngày càng được phổ truyền rộng rãi và nhận được sự yêu thích trên khắp thế giới, thì chỉ duy nhất chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) ra tay bức hại tàn khốc. Pháp Luân Công trước khi bị bức hại đã mang lại cho xã hội Trung Quốc những cống hiến rất lớn như giúp hàng triệu người giảm thiểu chi phí điều trị y tế, đạo đức xã hội đang quay trở lại, các tệ nạn, tội ác cũng giảm đi,… Với những cống hiến ấy, lẽ ra một chính quyền tiến bộ cần ghi nhận, duy hộ và khích lệ. Vậy vì sao Pháp Luân Công rất tốt nhưng bị bức hại tại chính quê hương môn Pháp khai truyền?  

 

Hình ảnh đàn áp người tập Pháp Luân Công tại nhiều nơi. (Ảnh qua Fiveprime)

Trong khi cả thế giới công nhận và duy hộ, vì sao chỉ có Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công?

 

Hiệu quả kỳ diệu của Pháp Luân Công thôi thúc rất nhiều các nhà khoa học, chuyên gia chú ý, khảo sát và nghiên cứu

 

Kể từ khi Pháp Luân Công xuất hiện, trong cộng đồng những người học môn Pháp này có không biết bao câu chuyện cải thiện sức khỏe, đề cao tâm tính kỳ diệu không thể giải thích được. Khi ấy, Pháp Luân Công đã trở thành một hiện tượng đặc biệt. Nhà nhà, người người,… khẩu truyền khẩu, tâm truyền tâm, ở đâu cũng nói về Pháp Luân Công.

 

Ví dụ, Ngày 19 tháng 07 năm 1998, Thời báo Kinh tế Trung Quốc đã đăng bài báo có tựa đề: “Tôi có thể đứng dậy!” Bài báo kể về câu chuyện của cô Tạ Tú Phân, một người nội trợ ở thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, bị liệt hơn 16 năm, nhưng đã có thể đi lại sau khi cô bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công. Đây là một trong những bài viết mà giới truyền thông TQ thời đó ghi nhận những đóng góp tích cực của Pháp Luân Công đối với người dân, y tế và xã hội. 

 

Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp

Một học viên bị liệt đứng lên đi được tại một khóa giảng Pháp Luân Công (Ảnh: Minh Huệ).

Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp

Trong khóa giảng Pháp Luân Công, một người đàn ông hơn 50 tuổi mặc đồng phục ngành đường sắt không phải dùng gậy ba-toong nữa (Ảnh: mạng Minh Huệ)

 

Người học Pháp Luân Công có đủ tất cả thành phần, từ giới chức sắc, tinh hoa, giới tri thức cao cấp, đến những người làm việc văn phòng, lao động chân tay, bà nội trợ và cả trẻ em. Hiện tượng này thu hút cả giới truyền thông và đặc biệt là giới nghiên cứu khoa học. Vì những Pháp lý cũng như những hiệu quả thần kỳ Pháp Luân Công mang lại vượt qua những kiến thức, hiểu biết của khoa học trước đó, nên rất nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã bắt tay thực hiện các khảo sát, nghiên cứu khoa học đối với môn công Pháp này. Kết quả nghiên cứu cũng hết sức kỳ diệu.

 

Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp

Học theo Chân - Thiện - Nhẫn giúp trẻ em sống có trách nhiệm, nhẫn nại, biết giúp đỡ người khác và trở thành một công dân tốt

 

Một báo cáo thống kê của Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc trước năm 1999 về hiệu quả chữa bệnh của Pháp Luân Công đối với 28.571 người tập cho thấy: 23.619 người sau khi luyện tập đã khỏi bệnh và cơ bản bình phục, chiếm 82,7%; 4.616 người sau khi luyện công đạt được chuyển biến tốt, chiếm 16,2%; 336 học viên sau khi luyện công không chuyển biến, chiếm 1,2%. Nói chung hiệu quả chữa bệnh lên tới 98,8%. Các loại bệnh tật liên quan rất đa dạng, bao gồm các bệnh về tiêu hóa, xương, khớp, và bệnh tim là nhiều nhất.

 

Một cuộc khảo sát khác vào tháng 2/1998 của tiến sĩ Trey (TP. Vũ Hán, TQ) đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá và gợi mở cho những nghiên cứu chi tiết sau này về lợi ích sức khoẻ mà Pháp Luân Công mang lại, đặc biệt là các số liệu trong việc giảm các chứng nghiện thuốc lá, uống rượu và đánh bạc. Như khảo sát 2.005 người tập thành phố Vũ Hán, trước khi bước vào môn tập có 377 người hút các loại thuốc lá, 536 người uống rượu và 420 người thường xuyên cờ bạc. Sau một thời gian thực hành môn tập, chỉ có 11 người còn hút thuốc, 10 người còn uống rượu và một người còn đánh bạc.

 

Đây là kết quả một nghiên cứu khác của tiến sĩ Trey: 

 

Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp

Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp

Kết quả cuộc "Khảo sát Australia" của tiến sĩ Margaret Trey 

 

Vào ngày 15 tháng 05 năm 1998, nguyên Giám đốc Sở Thể thao Nhà nước Trung Quốc đã đến thành phố Trường Xuân thuộc tỉnh Cát Lâm, nơi xuất phát điểm của Pháp Luân Công, để tiến hành một cuộc điều tra pháp môn tu luyện này. Tháng 9 năm đó, Sở Thể thao Nhà nước phỏng vấn 12.553 học viên Pháp Luân Công và thấy rằng tỷ lệ lành bệnh của họ là 77,5%. Cộng với 20,4% số học viên đó báo cáo là tình trạng sức khoẻ của họ được cải thiện, tỷ lệ toàn bộ sức khoẻ được nâng cao là 97,9%. Trung bình mỗi người tiết kiệm hơn 1.700 Nhân Dân Tệ (CNY) thuốc men mỗi năm. Tiền tiết kiệm hàng năm cao hơn 21 CNY. Sau đó, Sở này đã có kết luận và công nhận trong báo cáo của họ: "Hiện tượng đặc biệt này xảy ra trong số các học viên Pháp Luân Công chứng tỏ rằng Pháp Luân Đại Pháp có sức mạnh mầu nhiệm siêu phàm. Tóm lại, những hiện tượng đặc biệt đã xảy ra trong số những học viên Pháp Luân Công nằm trong tầm quá cao để y học hiện đại có thể hiểu được. Khoa học huyền năng này đáng được nghiên cứu và phân tích trong cộng đồng y học và khoa học. Nó có tác động rất tốt về nâng cao tiêu chuẩn sức khỏe và văn hóa của tất cả mọi người, và cống hiến một phương hướng hoàn toàn mới mẻ về sự phát triển cao hơn nữa của khoa học".

 

Tại Mỹ, trong nghiên cứu của Tiến sĩ Bendig, Đại học California, tác giả đã tìm thấy người tập Pháp Luân Công có thể điều chỉnh tốt hơn trước áp lực, căng thẳng và lo lắng, có chất lượng giấc ngủ tốt… từ đó dẫn đến những lợi ích tâm sinh lý lâu dài.

 

Hay như trang web chính thức của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ASCO) có ghi rõ 149/152 bệnh nhân ung thư sau khi tập Pháp Luân Công đã khỏi bệnh hoàn toàn sau 5 tháng đến 1 năm. Số còn lại kéo dài được cuộc sống thêm 56 tháng dù theo các bác sĩ những người này tiên lượng kết thúc từ lâu. 

 

3.600 giải thưởng và Thư công nhận dành cho Pháp Luân Công

 

Tại hai lần “Hội Sức khỏe Đông phương” năm 1992 và 1993, Pháp Luân Công đã liên tiếp giành được các danh hiệu cao quý nhất như ‘Minh Tinh Công phái’, ‘Giải Vàng Đặc biệt’, giải thưởng ‘Thúc đẩy Tiến bộ Khoa học’, và người sáng lập Pháp Luân Công là ông Lý Hồng Chí đoạt giải thưởng ‘Khí công Sư được yêu thích nhất’.

 

Đến nay, đã có 3.600 giải thưởng và Thư Công nhận do Chính phủ và các tổ chức khắp thế giới trao tặng cho Pháp Luân Công. Họ đều công nhận Pháp Luân Công trăm điều lợi không điều hại, và nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn là giá trị phổ quát cần có giúp các giá trị đạo đức con người quay trở lại. (Xem danh sách giải thưởng tại đây)

 

pháp luân công tốt như thế nào

Các giải thưởng và bằng khen dành cho Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: vn.minghui.org)

 

Ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã 5 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Nghị viện Châu Âu đề cử cho giải thưởng Tự do Tư tưởng Sakharov. Ông được trao tặng giải “Tự do Tín ngưỡng Quốc tế” của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) và giải “Lãnh tụ Tinh thần.” Trong “Danh sách 100 Thiên tài Đương đại” năm 2007, ông Lý Hồng Chí được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Năm 1996, Đại sư Lý và gia đình đã tới định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình “Nhân tài Kiệt xuất”.

 

Hiện nay, Pháp Luân Công đã được phổ biến ở 114 quốc gia và các cuốn sách của Pháp Luân Công đã được dịch sang hơn 38 ngôn ngữ.

 

Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp

Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp

Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp

Pháp Luân Công hiện nay đã phổ truyền trên 114 quốc gia và vùng lãnh thổ

 

Sự thật và nguyên nhân của cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc

 

 Pháp Luân Công bị bức hại vô lý

 

Hiện nay thông tin về cuộc đán áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã được cả thế giới biết đến. Tháng 7/1999, Ông Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi còn tại vị đã bỏ qua tất cả lời can ngăn, độc đoán ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công với một chính sách bức hại rất tàn nhẫn “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.

 

Cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân là người độc đoán ra quyết định đàn áp Pháp Luân Công

 

Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và các quốc gia trên thế giới đã và đang lên án cuộc đàn áp này của chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là nạn mổ cướp nội tạng của những người tập Pháp Luân Công còn đang sống được thực hiện trên quy mô lớn ở Trung Quốc dưới sự hậu thuẫn của chính quyền.

 

Ngày 18/11/2009 Toà án Quốc gia Tây Ban Nha đã truy tố 5 quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc vì vai trò của họ trong các tội ác tra tấn và diệt chủng đối với những người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc theo nguyên tắc thẩm quyền phổ quát xuyên biên giới. Các bị cáo bao gồm: Cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân; La Cán, người đứng đầu Phòng 610 – lực lượng cảnh sát bí mật trên toàn Trung Quốc chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công; Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh và cựu Bộ trưởng Thương mại; Giả Khánh Lâm, một trong bốn Đảng viên cao cấp nhất của ĐCSTQ và Ngô Quan Chính, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ.

 

Nguyên nhân chính của cuộc bức hại

 

Nguyên nhân chính của cuộc đàn áp này bắt nguồn từ lòng đố kỵ và sự sợ hãi của cá nhân ông Giang Trạch Dân, Cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ. Ông này biết rõ Pháp Luân Công rất tốt, vô hại và vợ của ông Giang cũng đã học môn Pháp này.

 

Sự việc có thể tóm tắt như sau:

 

Vào ngày 25/6/1992, khóa dạy Pháp Luân Công đầu tiên tại Bắc Kinh được tổ chức tại hội trường Cục Vật liệu Xây dựng Quốc gia. Khóa thứ hai bắt đầu ngày 15/7/1992 tại hội trường Pháo binh số 2, Quân đội Trung Quốc, cũng ở Bắc Kinh.

 

Những người theo học các khóa này thuộc tầng lớp cao của xã hội Trung Quốc. Nhiều học viên là bộ trưởng và quan chức cấp cao ở cấp cục, tỉnh và nhà nước, và thậm chí có cả vợ của một ủy viên thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ.

 

Nhiều quan chức cao cấp đã nghỉ hưu cũng theo học Pháp Luân Công. Sau khi trải nghiệm việc tập Pháp Luân Công có thể chữa bệnh, tăng cường sức khỏe và đề cao đạo đức như thế nào, họ muốn nhiều người hơn nữa cũng thu được lợi ích từ môn tập này.

 

Trong khi làm Bộ trưởng Ngoại thương và Kinh tế và sau đó là Phó Thủ tướng thứ nhất, ông Lý Lan Thanh (người sau đó đã tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công) có một đồng nghiệp lâu năm cũng theo tập Pháp Luân Công. Người đồng nghiệp này đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông Lý Lan Thanh và tặng ông này một cuốn “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính của Pháp Luân Công.

 

Vợ Giang Trạch Dân đã từng học Pháp Luân Công

 

Hồi đó, các quan chức như Phó Thủ tướng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội, và Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đều đã đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”.

 

Ông Vương Phương, cựu Bộ trưởng Công an, cũng tập Pháp Luân Công. Thủ tướng Lý Bằng cũng đã đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Ông Lý Bằng ở bên cạnh nhà ông Giang Trạch Dân và đã tặng ông Giang một cuốn “Chuyển Pháp Luân”.

 

Vào khoảng năm 1994, vợ của ông Giang Trạch Dân là bà Vương Dã Bình đã mời một người đến nhà ở Trung Nam Hải (trụ sở các văn phòng và nhà ở của những người lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSTQ) để dạy Pháp Luân Công cho mình, và bà bắt đầu tập tại nhà.

 

Ông Hồ Cẩm Đào biết về Pháp Luân Công vào năm 1998. Còn Ông Trương Mạnh Nghiệp, một người bạn học ở trường Đại học Thanh Hoa, đã giới thiệu môn tập này cho ông Hồ. Ông Hồ, vợ ông là bà Lưu Vĩnh Thanh, và ông Trương Mạnh Nghiệp cùng học tại Đại học Thanh Hoa trước kia. Họ là bạn học trong 6-7 năm và chơi rất thân với nhau.

 

Sức khỏe của ông Trương Mạnh Nghiệp rất kém khi còn ở trong trường; thậm chí ông đã phải nghỉ ốm một năm. Sau đó ông bị tích dịch, triệu chứng của bệnh xơ gan giai đoạn cuối. Toàn bộ khuôn mặt của ông bị phù, và các bác sĩ nói rằng ông sẽ không sống được lâu, nhưng các bệnh tật của ông đều đã khỏi sau khi ông tập Pháp Luân Công.

 

Ông Hồ Cẩm Đào nói về Pháp Luân Công

 

Ông Trương Mạnh Nghiệp đã kể với ông Hồ về những trải nghiệm của mình trong dịp hội trường năm 1998. Vào năm 1999, ông Trương gửi nhiều cuốn sách của Pháp Luân Công cho vợ ông Hồ là bà Lưu Vĩnh Thanh, và bà Lưu đã viết bưu thiếp cảm ơn.

 

Nghe nói rằng bà Lưu Vĩnh Thanh cũng đã học Pháp Luân Công. Khi ông Hồ Cẩm Đào có cuốn “Chuyển Pháp Luân”, ông nói, “Đây là một cuốn sách để tu Phật, không thể để tùy tiện được. Cần phải để ở trên giá sách.”

 

Sau khi nghe tin rằng ông Giang Trạch Dân đã quyết định đàn áp Pháp Luân Công, bà Lưu Vĩnh Thanh viết một lá thư cho ông Trương Mạnh Nghiệp, khuyên ông phải cẩn thận. Sau đó, ông Giang cố ý bắt ông Trương Mạnh Nghiệp và khiến ông Trương trở thành người tập Pháp Luân Công đầu tiên bị kết án ở tỉnh Quảng Đông.

 

Pháp Luân Công trong mắt Ông Giang Trạch Dân… 

 

Ngay từ năm 1993, ông Giang Trạch Dân đã thường xuyên nghe nói về nhà sáng lập Pháp Luân Công - đại sư Lý Hồng Chí. Nghe nói rằng một người thân cận với ông Giang quan tâm đến Pháp Luân Công và thỉnh thoảng lại nói về Pháp Luân Công với ông Giang, chẳng hạn như ai đó đã khỏi bệnh nhờ tập Pháp Luân Công, hay có người được khiêng vào giảng đường của ông Lý Hồng Chí và sau đó có thể tự đi ra mà không cần người giúp đỡ.

 

Thỉnh thoảng, người này nói về việc ông Lý Hồng Chí nói với một số người lãnh đạo cao cấp về các đời trước của họ như thế nào. Ông Giang cũng muốn nghe về các đời trước của mình. Một hôm khi ông Giang đang nằm nghỉ trên giường thì người này bước vào. Ông Giang nhảy ra khỏi giường và nôn nóng hỏi, “Ông Lý Hồng Chí có nhắc đến tôi không? Ông ấy có nói tôi là ai trong các đời trước không?” Người đó trả lời là không. Mọi người ở đó giật mình về sự thất vọng và tức giận của ông Giang khi nghe thấy vậy.

 

Mọi người rất kính trọng và biết ơn ông Lý Hồng Chí. Thỉnh thoảng ông Giang lại nghe mọi người nói chuyện về tính cách cao thượng và sự chính trực hiếm có của ông Lý Hồng Chí với thái độ rất ngưỡng mộ. Tất cả những điều này đã khiến ông Giang cảm thấy rất đố kỵ.

 

>> Xem thêm: Cảm động câu chuyện truyền công và giảng pháp của nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí

 

Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch viết “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại” vào báo cáo điều tra của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công và còn ghi thêm rằng “được lòng dân là được thiên hạ, mất lòng dân là mất thiên hạ”.

 

Pháp Luân công trăm điều lợi…

 

Vào ngày 25/4/1999, hơn 10 ngàn học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa tại Trung Nam Hải. Chủ yếu đề nghị chính quyền trả tự do cho những người tập Pháp Luân Công. Đó là các học viên ở thành phố Thiên Tân bị bắt một cách bất hợp pháp. Thủ tướng Chu Dung Cơ đã bảo các học viên cử một số người làm đại diện để vào nói chuyện. Ông Chu đã lắng nghe lời thỉnh nguyện và cuối cùng đồng ý cho cảnh sát Thiên Tân thả người.

 

Vào tối 25/4/1999, ông Giang viết một bức thư cho tất cả các ủy viên Bộ Chính trị. Ông Giang viết trong bức thư rằng, “Chẳng lẽ học thuyết Mác-xít của những người cộng sản, niềm tin của chúng ta vào chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần, lại không thể đánh bại những gì mà Pháp Luân Công đề cao hay sao?” Bức thư này đã được in và lưu hành.

 

Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Tất cả sáu ủy viên thường vụ khác (trong tổng số bảy ủy viên) đều đã lập luận phản đối việc đàn áp Pháp Luân Công. Thủ tướng Chu Dung Cơ nói: “Mong ước lớn nhất của họ chỉ là để trở nên khỏe mạnh… Vì vậy tôi nghĩ rằng không có lý khi lập luận rằng những người này có tham vọng chính trị. Hơn nữa, chúng ta không thể quay trở lại việc giải quyết các vấn đề tư tưởng bằng các cuộc vận động chính trị được. Việc này không tốt cho mục đích chính của chúng ta trong phát triển kinh tế, và còn tồi tệ hơn cho hình ảnh mở cửa của Trung Quốc.”

 

Ngu ngốc! Ngu ngốc – Ông Giang nói

 

Ông Giang nhảy lên khi nghe thấy vậy và thét lên. Lập tức chỉ thẳng tay vào ông Chu, “Ngu ngốc! Ngu ngốc! Ngu ngốc! Đảng và đất nước sẽ chết!”. Sự tức giận của ông này đã làm những người khác sợ hãi.

 

Ông Chu, người đã từng bị dán nhãn là “cánh hữu” vì một lời nhận xét của ông năm 1958, trở nên im lặng. Vì lời nhận xét trước kia của mình mà ông đã bị bức hại trong gần 20 năm. Hơn nữa phải nếm mùi quả đấm sắt mà ĐCSTQ sử dụng với những người bất đồng quan điểm.

 

Để bắt các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khác đồng ý loại bỏ Pháp Luân Công, ông Giang đã có âm mưu cùng với người phụ trách An ninh Quốc gia thời bấy giờ là ông Tăng Khánh Hồng để cung cấp thông tin tình báo giả thông qua các điệp viên ở Mỹ. Những thông tin giả này nói rằng người sáng lập Pháp Luân Công được CIA ủng hộ và đã nhận hàng chục triệu đô-la từ CIA. Ông Giang đã công bố “thông tin tình báo quan trọng” này cho Trung ương Đảng. Các ủy viên Ban Thường vụ khác không thể biết được là điều đó có đúng hay không nên đã phải im lặng.

 

>> Xem thêm: 3 trường hợp ĐCSTQ ngụy tạo việc Pháp Luân Công gây chết người

 

Phòng 610 là gì ?

 

Vào ngày 10/6/1999, ba ngày sau khi phát biểu tại cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, ĐCSTQ đã thành lập “Ban Chỉ đạo Xử lý Vấn đề Pháp Luân Công,” hay còn gọi là Phòng 610. Hai ông Lý Lan Thanh và La Cán là hai người lãnh đạo cao nhất và nhì của phòng. Cơ quan này, tương tự như Ban Cách mạng Văn hóa Trung ương thời Mao Trạch Đông và Gestapo của Hitler, được giao đặc quyền đứng trên pháp luật.

 

Các chiến lược chính của ông Giang trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công bao gồm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể.” Ông này đã tiêu hủy các cuốn sách của Pháp Luân Công, phong tỏa thông tin trên Internet, và bôi nhọ Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông. Ông Giang cũng phạt nặng các học viên, tịch thu tài sản cá nhân của họ, đuổi việc và sách nhiễu việc làm ăn của họ.

 

Các học viên bị hủy hoại thân thể bằng cách bắt cóc, kết án phi pháp, đánh đập tàn nhẫn, tra tấn, ngược đãi, tiêm thuốc độc, và bị mổ lấy nội tạng khi họ vẫn còn sống. Cảnh sát được khuyến khích tra tấn các học viên bằng cách được phép coi những cái chết do bị tra tấn là tự tử, thiêu xác mà không cần xác định danh tính, và thông qua việc thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn đang sống để bán lấy tiền.

 

Anh Vương Bân bị tra tấn, bị mổ lấy nội tạng vào ngày 24/9/2000. (Ảnh qua Flabber)

Anh Vương Bân, một người tập Pháp Luân Công bị tra tấn và mổ lấy nội tạng vào ngày 24/9/2000. (Ảnh qua Flabber)

 

>> Xem thêm: Những cách thức tra tấn cực kỳ tàn ác như địa ngục trần gian đối với học viên Pháp Luân Công trong nhà tù của ĐCSTQ

 

Sau khi bị cướp tạng, rất nhiều thi thể học viên Pháp Luân Công bị đưa vào các nhà máy để phục vụ ngành công nghiệp nhựa hóa và triển lãm thi thể người. Đây là ngành công nghiệp mang lại nguồn thu khổng lồ cho ngân sách quốc gia và vào túi các tổ chức, cá nhân liên quan. 

 

Video: Trung Quốc trở thành quốc gia kinh doanh xác chết số một thế giới như thế nào?

 

Dàn dựng vụ tự thiêu giả để vu khống Pháp Luân Công

 

Để kích động lòng thù hận đối với các học viên Pháp Luân Công, ông Giang ra lệnh cho ông La Cán dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn năm 2001. Trong đó những người không phải là học viên giả dạng làm học viên và tự thiêu. Sau đó, tin tức này đã phát trên tất cả phương tiện truyền thông Trung Quốc với tần suất lớn và liên tục rồi lan truyền ra khắp thế giới.

 

Vụ việc này đã sớm bị nhiều tổ chức quốc tế phát hiện ra là một trò lừa bịp. Khi được hỏi, một nhân viên tham gia vào việc sản xuất câu chuyện tự thiêu này nói rằng một số cảnh trong các bản tin của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) về vụ tự thiêu là được quay bổ sung sau.

 

Video: “Lửa giả” - Vụ tự thiêu nổi tiếng trên quảng trường Thiên An Môn năm 2001 được dàn dựng để lấy cớ vu oan cho Pháp Luân Công

 

Ông Giang Trạch Dân cũng thành lập một lực lượng đặc vụ. Lực lượng này chuyên ám sát người sáng lập Pháp Luân Công. Một phần trong lệnh của ông Giang là: “Phải cải tiến hoạt động, lập ra nhiều kế hoạch khác nhau… Việc ám sát phải thành công.”

 

Khi mà các giá trị đạo đức xã hội đang xuống dốc trầm trọng, việc hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp lấy nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn để chỉ đạo người tu luyện đã giúp đạo đức con người thăng hoa trở lại. Ông Giang đã gạt đi những lợi ích thiết thực này, chấp nhận rủi ro khi sử dụng 1/4 ngân sách quốc gia mỗi năm để tiếp tục hủy hoại nền tảng đạo đức của nhân dân Trung Quốc. Hủy diệt tương lai của chính quyền Trung Quốc bằng cách dùng các thủ đoạn tàn bạo và vô nhân đạo để đàn áp các học viên Pháp Luân Công, là những người tu Phật  và mong muốn trở thành người tốt. Tội ác này ban đầu công khai nhưng dưới áp lực phản đối của cộng đồng quốc tế đã chuyển sang hình thức che dấu và bí mật. Nhưng mức độ thảm khốc và tàn ác không hề giảm.

 

Trải qua 23 năm bị đàn áp và bức hại vô cớ, thậm chí mất đi tính mạng, những học viên Pháp Luân Công bằng lòng từ bi, kiên nhẫn mang sự thật nói cho người dân trên khắp thế giới. Theo đó tội ác mà ĐCSTQ che dấu từ từ được phơi bày. Việc này cũng giúp cho rất nhiều người hiểu ra sự thật, đứng về phía chính nghĩa bảo vệ lẽ phải, đồng thời góp phần lên án, đưa tội ác này ra ánh sáng với mong muốn nó phải chấm dứt. Cũng có người nhờ đó đắc được Đại Pháp cao đức và thu được rất nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần, cuộc sống hạnh phúc viên mãn.  

 

Các học viên Pháp Luân Công từ 36 quốc gia thỉnh nguyện trên quảng trường Thiên An Môn yêu cầu chấm dứt cuộc đàn áp các học viên Trung Quốc tại Bắc Kinh vào năm 2001. (Ảnh: Minghui.org)

Washington, Mỹ: Thắp nến tưởng niệm những người bị chết trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. (Ảnh: Minh Huệ)

Một buổi thắp nến tưởng niệm những nạn nhân bị bức hại đến chết và kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công tổ chức tại Washington, Mỹ. (Ảnh: Minh Huệ)

Nghị sĩ Mỹ lên tiếng phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc

Nghị sĩ Mỹ lên tiếng phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc. (Ảnh qua Epoch Times)

 

Những năm qua, rất nhiều dị tượng, đại nạn liên tục nhắm vào Trung Quốc như thương chiến Mỹ - Trung, dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, kinh tế suy thoái,... đã gợi mở một điều "ác Đảng đã giết hại hơn 80 triệu người dân của mình, phá hoại tín ngưỡng, bức hại người tu luyện Phật Pháp và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ấy đang gần đến ngày chịu nhận quả báo". Đây là quy luật nhân quả báo ứng và cũng là cảnh báo từ trời cao đến chính quyền ĐCSTQ tà ác.

 

Có một nguyên lý trong vũ trụ, chính nghĩa sẽ thắng ác tà. Riêng với mỗi chúng ta, bằng thiện tâm và tấm lòng rộng mở, mỗi người đều có thể đánh giá được thiện - ác, đúng - sai, thật - giả. Thật sự, việc bạn chọn đứng về bên nào sẽ quyết định tương lai của mình. 

 

Đối với các nước phát triển, nhân tính và sự tôn trọng các quyền tự do của con người là thước đo nền văn minh, đạo đức và tiến bộ xã hội.

 

Chính quyền của ĐCSTQ thực thi chính sách đàn áp và bức hại tàn nhẫn đối với Pháp Luân Công, Tây Tạng là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của con người và đi ngược lại những giá trị đạo đức căn bản.

 

 

T.H (Theo Minghui, ĐKN,...)

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP