Đặt cược mạng sống để tiếp cận phóng viên nước ngoài, vạch trần dối trá của ĐCSTQ (P1)

Đặt cược mạng sống để tiếp cận phóng viên nước ngoài, vạch trần dối trá của ĐCSTQ (P1)

Đặt cược mạng sống để tiếp cận phóng viên nước ngoài, vạch trần dối trá của ĐCSTQ (P1)

Đặt cược mạng sống để tiếp cận phóng viên nước ngoài, vạch trần dối trá của ĐCSTQ (P1)

Đặt cược mạng sống để tiếp cận phóng viên nước ngoài, vạch trần dối trá của ĐCSTQ (P1)
Đặt cược mạng sống để tiếp cận phóng viên nước ngoài, vạch trần dối trá của ĐCSTQ (P1)
Thứ sáu, 29-03-2024 22:10, (GMT+07:00)
Đặt cược mạng sống để tiếp cận phóng viên nước ngoài, vạch trần dối trá của ĐCSTQ (P1)

Họ thường hẹn gặp nhau ở một địa điểm bình dân, chẳng hạn như McDonald’s hoặc một quán cà phê. Nhóm nghiên cứu sẽ quan sát từ các cửa sổ rộng trên tầng hai, nhìn quét qua đám đông để xem liệu phóng viên nước ngoài có bị theo dõi khi bước vào tòa nhà để gặp họ hay không.

Họ là sáu học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh, những người tin rằng, chỉ có truyền thông nước ngoài mới có thể giúp truyền đi những thông tin sự thật về tình hình ở Trung Quốc.

Từ tháng 7/2000 đến tháng 8/2002, nhóm nghiên cứu này đã thiết lập các kênh liên lạc được mã hóa và tạo ra các kế hoạch phức tạp, để các nhà báo nước ngoài có thể phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công bị chính quyền Trung Quốc bức hại thảm khốc vào tháng 7/1999.

Đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu tiết lộ cách mà họ đưa thông tin sự thật ở Trung Quốc ra nước ngoài, và kêu gọi sự chú ý của truyền thông thế giới.

Pháp Luân Công được biết đến là một môn tu luyện thiền định tâm linh có nguồn gốc cổ xưa. Môn tập thiền định này giúp thăng hoa sức khỏe tinh thần và thể chất, dựa trên các nguyên lý: Chân, Thiện, Nhẫn và đề cao các giá trị đạo đức cốt lõi. Tuy nhiên, vào tháng 7/1999, Giang Trạch Dân - người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào thời điểm đó, đã phát động một chiến dịch đàn áp trên toàn quốc đối với những người tu tập Pháp Luân Công. Bởi Giang Trạch Dân và chính quyền ĐCSTQ lo sợ sự phổ biến của môn tập với hơn 100 triệu học viên sẽ ảnh hưởng tới quyền lực và vị thế của mình. 

Mặc dù việc luyện tập thiền định không có động cơ chính trị, nhưng ĐCSTQ coi sự tồn tại của một tập thể lớn như vậy là mối đe dọa đối với các nguyên tắc mà nó đã xây dựng từ đầu: Phá hủy các giá trị truyền thống, gieo rắc thù hận, khiến người Trung Quốc thiếu tin tưởng và nghi ngờ lẫn nhau.

Chỉ sau một đêm, Pháp Luân Công bị phỉ báng trên tất cả các phương tiện truyền thông của Trung Quốc. Có thể nói, thông tin bôi nhọ và vu khống rợp trời dậy đất khiến dân chúng lẫn người tu tập Pháp Luân Công phải bàng hoàng. Tuy nhiên, những thông tin bôi nhọ chỉ đến từ một chiều là truyền thông Trung Quốc, còn phía bên kia của câu chuyện hiếm khi được nghe thấy.

Bà Dana Cheng, một người Mỹ gốc Hoa sống tại Mỹ cho biết: “Không thể tự do tiếp cận với người Trung Quốc, các phóng viên phương Tây rất khó biết được chuyện gì đang thực sự xảy ra”. Bà Cheng đã liên lạc với các phóng viên nước ngoài, những người quan tâm đến việc đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc lúc bấy giờ, và kết nối được với ông Yu Chao. Sau đó, họ lập ra một nhóm những nhà báo tự do để gặp gỡ những người bị bức hại trực tiếp trong cuộc đàn áp, những người sẵn sàng nói sự thật với báo chí.

Ông Yu Chao đã thiết lập các kênh liên lạc được mã hóa vì ông từng là chuyên gia CNTT cho một công ty quốc tế, trước khi bị mất việc do tu luyện Pháp Luân Công. 

Việc sắp xếp các cuộc phỏng vấn với những người bị ĐCSTQ bức hại là vô cùng khó khăn đối với các phóng viên. Họ hầu như không thể liên lạc được với bất kỳ học viên Pháp Luân Công nào ở Trung Quốc.

“Khi cuộc bức hại bắt đầu, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã trở thành công cụ chính trong cuộc bức hại. Truyền hình nhà nước và báo chí đã đăng vô số tài liệu bịa đặt để bôi nhọ Pháp Luân Công và kích động lòng căm thù của công chúng đối với các học viên của Pháp Luân Công”, bà Cheng nói. 

“Điều này nhằm phục vụ mục đích biện minh cho cuộc bức hại và đánh lừa công chúng. Ngay cả khi các học viên không bị bắt giữ thì môi trường mà truyền thông tạo ra đã khiến xã hội Trung Quốc trở thành ‘một nhà tù vô hình’ đối với các học viên Pháp Luân Công”.

Video: "Lửa giả" - phơi bày sự thật về vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn 

Nhà báo nước ngoài cần có sự cho phép của chính quyền Trung Quốc, nếu muốn đi du lịch hoặc phỏng vấn các nhóm người “đặc biệt” trên đất nước này. Phóng viên nước ngoài không được cấp phép để liên hệ với những nhóm người đang chịu bức hại ở Trung Quốc. Do đó, nhiều phương tiện truyền thông quốc tế, về cơ bản chỉ là đưa tin lại từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã qua kiểm duyệt, khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu nổ ra.

Ngày nay một số hạn chế về truyền thông tại Trung Quốc đã được nới lỏng, một phần vì các công cụ internet đa dạng đã khiến ĐCSTQ không thể thắt chặt hoàn toàn tiếng nói của người dân. Tuy nhiên vào thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ cách đây 21 năm, môi trường kiểm duyệt tại Trung Quốc vô cùng khắc nghiệt. Trong hầu hết các trường hợp, các phóng viên nước ngoài không được phép phỏng vấn người dân bình thường ở Trung Quốc để viết về các chủ đề mà ĐCSTQ không muốn họ đưa tin.

“Làm việc với các nhà báo phương Tây vào thời điểm đó ở Trung Quốc rất nguy hiểm”, Wang Weiyu, một thành viên trong nhóm 6 học viên Pháp Luân Công được giao nhiệm vụ lựa chọn các địa điểm họp an toàn cho biết.

“Thực tế là tôi cảm thấy rất sợ”, ông nói: “Điều đó rất khó khăn vì ĐCSTQ đã theo dõi chặt chẽ các phóng viên nước ngoài sống ở Trung Quốc, đặc biệt là từ năm 2000 đến năm 2002”.

Việc của nhóm nghiên cứu này là làm sao đảm bảo an toàn, để các phóng viên phương Tây giao tiếp với những người dân bị bức hại, trong bối cảnh ĐCSTQ giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của phóng viên nước ngoài trong đất nước mình. 

Bà Cheng nói: “Đặc vụ Trung Cộng theo dõi phóng viên phương Tây chặt chẽ tới mức can thiệp cả vào cuộc sống cá nhân của họ”.

Nhóm của bà Cheng đã liên lạc với các phóng viên đến từ các hãng truyền thông lớn như: Time Magazine, BBC, Washington Post, Associated Press và Wall Street Journal. Một số đã đến Trung Quốc để thực hiện các báo cáo đặc biệt về cuộc đàn áp, trong khi hầu hết chỉ làm việc thông qua văn phòng của họ ở Bắc Kinh.

Một cục an ninh công cộng đặc biệt gọi là Cục 13, có nhiệm vụ giám sát an ninh các khách sạn và những nơi mà các nhà báo nước ngoài có thể đến. Các phóng viên thường bị theo dõi liên tục và điện thoại của họ bị nghe lén. Khi một nhà báo nước ngoài vào khách sạn, việc đầu tiên mà lễ tân làm là gọi cho cục an ninh để báo cáo rằng nhà báo đã đến. 

Ông Yu Chao đã giúp các nhà báo nước ngoài tải xuống các tệp dữ liệu mã hóa. Phóng viên Lan Johnson của Wall Street Journal đã nhận tập hồ sơ được chia nhỏ thành 30 tệp tin riêng biệt để đảm bảo an toàn. Họ giao tiếp với nhau qua email được mã hoá, thay đổi sim điện thoại liên tục, và thay sang thẻ sim mới trước 30 phút rồi mới bắt đầu cuộc gọi. Họ luôn phải tìm 2 địa điểm cho mỗi cuộc hẹn, và ông Wang Weiyu sẽ chịu trách nhiệm đến thăm dò địa điểm vài lần trước khi cuộc gặp gỡ diễn ra.

Vị trí được chọn thường sẽ cho phép những người bên trong nhìn ra ngoài và biết ai đang đến gần - chẳng hạn như nhà hàng McDonald’s. Vị trí này là một “trạm kiểm soát” để xác định xem nhà báo có bị theo dõi hay không và có bao nhiêu người đang theo dõi. Họ sẽ nói với nhà báo đừng mua thức ăn và đi thẳng lên tầng hai. Nếu “ai đó” đi theo anh ấy thẳng lên lầu thì đó là một “cảnh báo đỏ”. Nhà báo sẽ không nói chuyện với bất kỳ ai trong nhóm để tránh bị lộ những người liên quan.

Tiếp đến, họ sẽ quan sát những ai đến nhưng chỉ nhìn vào bên trong nhà hàng mà không bước vào - đây là “một cảnh báo đỏ” khác. Họ quan sát những người bước vào nhà hàng theo sau nhà báo rồi sẽ đưa ra quyết định tại chỗ xem nên hủy cuộc họp hay tiếp tục.

Nhóm sẽ gọi một chiếc taxi để đưa nhà báo đến một nơi mà anh ấy có thể “cắt đuôi” bất kỳ đặc vụ nào. Ví dụ: Taxi sẽ đưa nhà báo đến một con đường có dải phân cách mà ở đó không thể quay đầu xe. Bên dưới con đường sẽ là một đường hầm dành cho người đi bộ. Phóng viên sẽ đi bộ xuống đường hầm, đường hầm này sẽ dẫn đến một con hẻm nhỏ và ô tô không được phép đi vào. Ở cuối con hẻm, một chiếc taxi đang đợi sẵn. Nhà báo sẽ nhảy lên taxi và biến mất trước khi bất kỳ “cái đuôi” nào có thể bám theo. 

Khả năng họ bị phát hiện và bị bắt giữ là rất cao. Đã có lúc một phóng viên bị theo dõi bởi sáu nhóm đặc vụ. 

Tuy nhiên, trong 2 năm, ông Yu Chao đã giúp sắp xếp các cuộc phỏng vấn giữa các học viên Pháp Luân Công và hàng chục phóng viên. Khoảng 20 học viên bị bức hại đã được phỏng vấn, và các nhà báo cũng như những học viên này đều được giữ an toàn vào thời điểm đó.

 

Cái giá của sự thật

 

“Nhóm chúng tôi chỉ có vài người, nhưng chúng tôi đang phải chống lại hệ thống của một quốc gia”, ông Yu nói. "Chúng tôi biết rằng, việc chúng tôi bị bắt giữ chỉ là vấn đề thời gian".

Khi các thông tin sự thật xuất hiện trên báo chí nước ngoài càng nhiều, thì nguy cơ họ bị bắt giữ càng lớn. “Một sự cân bằng mong manh giữa an toàn cá nhân của chúng tôi… và việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người”, ông Yu chia sẻ. Ông Yu không bao giờ trao đổi với các phóng viên trên trang web. Ông chỉ liên lạc với họ qua email.

“Philip Pan sẽ không nhớ tôi, nhưng anh ấy sẽ nhớ Modern Plaza trông như thế nào vào buổi hoàng hôn, khi anh ấy đi taxi đến quán cà phê để gặp một nạn nhân nữ là học viên Pháp Luân Công”, ông Yu nói. Ông Pan lúc đó đang là phóng viên cho hãng tin Washington Post.

Ông Charles Hutzler của tờ Associated Press cũng sẽ không nhớ Yu Chao, nhưng ông ấy sẽ nhớ khách sạn Tây Tạng ở Bắc Kinh, nơi ông đã gặp và phỏng vấn một học viên bị bức hại.

Một số người được phỏng vấn sau đó đã bị bắt. Một số “biến mất” trong các cuộc biểu tình ôn hoà mà ĐCSTQ đàn áp.

Reenactment of sexual torture.

Hình minh họa một trong những phương pháp tra tấn tình dục mà các quan chức ĐCSTQ sử dụng để ép buộc các nữ học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ. (Minghui.org)

Vào tháng 8/2002, điều không mong chờ nhất đã đến, Yu Chao, Wang Weiyu và vợ của họ đã bị bắt. Ngoài việc hỗ trợ nhóm phóng viên tự do, ông Yu Chao còn điều hành một cơ sở in ấn, nơi đã in 700.000 tờ rơi để nói lên sự thật về cuộc bức hại.

“Tôi có hai đồng nghiệp. Hai người còn lại đã bị bắt và có thể họ đã nhắc đến tôi ”, ông Yu nói. Ông Yu đã bị kết án gần 10 năm tù, đó là một thập kỷ mà ông phải chịu đựng sự tra tấn rùng rợn trong nhà tù của ĐCSTQ. Ông Wang Weiyu bị kết án 8 năm 6 tháng tù giam. Ông Yu và ông Wang sau đó đều đến Mỹ tị nạn. 

Đây chính là cái giá đau đớn mà những người Trung Quốc chân chính phải trả, để có được những thông tin trung thực và chính xác về ĐCSTQ trên các phương tiện truyền thông chính thống ở nước ngoài.

Xem tiếp Phần 2

Đông Mai

(Theo NTDVNTheepochtimes)

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP