Bí ẩn của cổ quốc Lâu Lan và ‘chuyến du hành tử thần’ của nhà thám hiểm

Bí ẩn của cổ quốc Lâu Lan và ‘chuyến du hành tử thần’ của nhà thám hiểm

Bí ẩn của cổ quốc Lâu Lan và ‘chuyến du hành tử thần’ của nhà thám hiểm

Bí ẩn của cổ quốc Lâu Lan và ‘chuyến du hành tử thần’ của nhà thám hiểm

Bí ẩn của cổ quốc Lâu Lan và ‘chuyến du hành tử thần’ của nhà thám hiểm
Bí ẩn của cổ quốc Lâu Lan và ‘chuyến du hành tử thần’ của nhà thám hiểm
Thứ bảy, 20-04-2024 07:00, (GMT+07:00)
Bí ẩn của cổ quốc Lâu Lan và ‘chuyến du hành tử thần’ của nhà thám hiểm

Được mệnh danh là "Thành cổ Pompeii trong cát", một quốc gia cổ đại bị cát vàng chôn vùi hàng nghìn năm, Lâu Lan phồn hoa vì cớ gì mà đột nhiên biến mất? (Được cung cấp bởi Bí ẩn chưa được giải đáp)

Khi còn nhỏ, tôi đã từng nghe những câu chuyện về Lâu Lan, trong trí tưởng tượng của tôi, đó là một đất nước cổ kính mĩ lệ ở Tây Vực, với hoàng cung tráng lệ, những đường phố thành thị rộn rã tiếng cười và những khúc ca điệu múa. Những cô nương Lâu Lan giỏi ca hát và khiêu vũ, phong cách kỳ lạ đó thực sự khiến người ta bị thu hút. Nhưng điều hấp dẫn nhất của đất nước cổ kính Lâu Lan chính là sắc thái thần bí của nó.

Lâu Lan đã từng là một trung tâm trọng yếu trên con đường tơ lụa, từng lưu lại rất nhiều phù hiệu thần bí trong lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên nó đã đột ngột biến mất mà không lưu lại bất cứ miêu tả nào trong lịch sử. Điều này không thể không khơi dậy nhiều suy tưởng của hậu nhân, điều gì đã khiến quốc gia phồn hoa này đột nhiên biến mất?

Lâu Lan trong sử sách

Theo các ghi chép lịch sử hiện có, người Lâu Lan đã kiến lập quốc gia của mình vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Vào thời điểm đó, Lâu Lan được cai trị bởi Nguyệt Thị. Từ năm 177 TCN đến 176 TCN, Hung Nô đánh bại Nguyệt Thị, và Lâu Lan nằm dưới quyền của Hung Nô.

Ghi chép sớm nhất về “Lâu Lan” trong lịch sử Trung Quốc là trong “Sử ký” do Tư Mã Thiên, một nhà sử học thời Tây Hán viết. Trong “Hán Thư – Hung Nô truyện”, có viết rằng vua Hung Nô là Mặc Đốn Đan Vu đã viết một bức thư cho Hán Văn Đế để khoe khoang võ công của mình, nói rằng “Lâu Lan, Ô Tôn, Hô Yết và 26 quốc gia xung quanh đều đã trở thành Hung Nô.” Lúc này, nhà Hán mới biết có một quốc gia tên là Lâu Lan, nhưng cụ thể thì nó ở đâu? Mãi cho đến khi Trương Khiên đi sứ Tây Vực, mọi người mới biết. “Hán thư – Tây Vực truyện” có viết: “Đi Dương Quan 1600 dặm, đi Trường An 6100 dặm”.

Lòng chảo Tarim vào thế kỷ 3, chỉ ra hai điểm của đô thị Lâu Lan, vương quốc Thiện Thiện, và các tiểu quốc có liên quan. (Ảnh: Wiki)

Bởi vì vị trí địa lý của Lâu Lan vô cùng trọng yếu, phía Tây Nam thông với Thư Mạt, Tinh Tuyệt, Câu Di, Ô Điền, phía Bắc thông Xa Sư, phía Tây Bắc thông Yên Kì, phía Đông đối mặt với Bạch Long Đôi, thông với Đôn Hoàng, đây là điểm trọng yếu của con đường tơ lụa giao thương hàng hóa, nên nó luôn là mảnh đất bị Hán triều và Hung Nô tranh đoạt. Lâu Lan bị kẹp giữa người Hán và người Hung Nô, “không thuộc về ai thì không cách nào được yên”. Cho đến năm 77 trước Công nguyên, vương quốc Lâu Lan đổi tên thành vương quốc Thiện Thiện và xưng thần với Hán triều. Theo “Sử ký”, Lâu Lan có hơn 14 ngàn cư dân và gần 3 ngàn binh sĩ vào thời Tây Hán.

Vương quốc cổ đại Lâu Lan từng cực thịnh trong một thời gian, nhưng đột ngột biến mất một cách bí ẩn vào năm 630 sau Công nguyên.

Nhà thám hiểm người Thụy Điển Sven Hedin

Thời gian trôi qua, đến năm 1900, vương quốc cổ đại Lâu Lan lại thu hút sự chú ý của mọi người. Nó được phát hiện bởi nhà thám hiểm người Thụy Điển Sven Anders Hedin.

Nhà thám hiểm Sven Hedin. (Ảnh: Wiki)

Hedin là một nhà địa lý, nhà địa hình học, nhà thám hiểm, nhiếp ảnh gia, tác gia du hành nổi tiếng người Thụy Điển, và ông cũng đã từng vẽ minh họa cho các tác phẩm của mình, vì vậy kỹ năng hội họa của ông cũng không kém. Mặc dù sinh ra trong tầng lớp trung lưu, nhưng vì những thành tựu của mình, ông cuối cùng đã được bầu là quý tộc không miện ở Thụy Điển. Ông cũng được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của Thụy Điển.

Thành tựu lớn nhất trong cuộc đời Hedin chính là tiến hành bốn chuyến thám hiểm Trung Á. Nhà thám hiểm Bắc Âu này tựa hồ như có một mối duyên bất giải với Trung Á. Vì trải nghiệm của ông quá đặc biệt, nên thuận tiện chúng tôi cũng chia sẻ câu chuyện của ông với quý vị.

Hedin sinh năm 1865, đương thời đang trong thời đại của những chuyến du hành hàng hải phong cuồng, bị mê hoặc bởi những thành tựu vĩ đại của các nhà thám hiểm châu Âu. Khi Hedin mười lăm tuổi, ông đã quyết tâm trở thành một nhà thám hiểm. Ông theo học nhà địa lý nổi tiếng người Đức Ferdinand von Richthofen. Richthofen là một trong những người đi đầu trong việc nghiên cứu điều kiện địa chất của Trung Quốc thời cận đại, có thể bạn chưa nghe nhiều về ông nhưng chắc hẳn ai cũng biết đến thuật ngữ “Con đường tơ lụa” mà ông đề xuất. Dưới ảnh hưởng của Richthofen, Hedin quyết tâm làm sáng tỏ những khu vực chưa biết đến trên bản đồ châu Á.

Năm 1893, Hedin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên đến Trung Quốc. Cuộc thám hiểm kéo dài 4 năm được mệnh danh là “Chuyến du hành tử thần”. Tại sao vậy? Chúng ta sẽ nói chuyện này sau nhé.

Hedin đến Kashgar, Tân Cương vào tháng 5 năm 1894. Sau 8 hoặc 9 tháng chuẩn bị, ông và nhóm của mình quyết định lên đường đến Sa mạc Taklimakan. Khi đoàn lạc đà đi qua một ngôi làng của người Duy Ngô Nhĩ, nó đã thu hút người xem của cả làng, và mọi người hỏi họ sẽ đi đâu? Khi biết điểm đến là sa mạc Taklimakan, một lão nhân đã lắc đầu và nói lớn: “Họ sẽ vĩnh viễn không bao giờ quay trở lại!” Trong tiếng Duy Ngô Nhĩ, sa mạc Taklimakan có nghĩa là “tiến vào không ra”.

Những gì Hedin và nhóm của ông ấy đã trải qua thực sự giống như những gì lão nhân dự đoán. Họ bị lạc vào mê lộ trong sa mạc cát, người và lạc đà ngày càng yếu đi, nước uống cũng cạn dần. Tuy nhiên, vận rủi không đến đơn lẻ, một trận bão cát chưa từng có đã ập đến, suýt chút nữa đã chôn sống tất cả mọi người. Những ngày sau đó, vì không có nước nên các thành viên đoàn thám hiểm lần lượt chết, chỉ còn Hedin và những người phụ tá của ông vẫn đang liều chết để tiếp tục duy trì. Hedin cảm thấy rằng mình không thể trụ nổi được nữa. Ông đã bỏ đi gần như toàn bộ hành lý và mặc một bộ y phục sạch sẽ, hy vọng bản thân sẽ giữ được thể diện trong thời khắc cuối cùng.

Tuy nhiên, một điều kỳ diệu đã xảy ra. Hedin bất ngờ phát hiện một đầm nước. Trên thân không còn đồ dùng gì, nên ông đã cởi ủng da và đổ đầy nước vào rồi quay lại mang cho trợ lý của mình. Nhờ vào nước trong ủng da, cả hai đã sống sót. Người ta kể rằng sau khi Hedin trở về Thụy Điển, hàng năm ông đều viết thư cảm ơn người thợ đóng giày đã làm ra đôi ủng da, cùng với số tiền mua một đôi ủng. Và đôi ủng đó vẫn được trưng bày trong Nhà tưởng niệm Hedin.

Cổ thành Lâu Lan được phát hiện

Dù suýt chết nơi đất khách quê người, nhưng Hedin vẫn đam mê thám hiểm đất nước Trung Hoa. Vào tháng 1 năm 1899, Hedin lại đến Tân Cương với sự hỗ trợ của nhà vua Thụy Điển, với hy vọng vẽ bản đồ sông Tarim và tìm vị trí chính xác của La Bố Bạc (Lop Nur).

Vào tháng 3 năm 1900, đoàn thám hiểm tiến vào sa mạc La Bố Bạc dọc theo tả ngạn khô cạn của sông Khổng Tước, và phát hiện một số căn nhà gỗ bị hư hỏng, một số đồng xu cổ của Trung Quốc, một số rìu sắt và một số đồ chạm khắc gỗ gần sông cũ của La Bố Bạc. Những phát hiện này khiến Hedin hứng thú không ngơi, nhưng vì kho trữ nước đã hết nên Hedin không dám kéo dài, quyết định lên đường trở về trước.

Tuy nhiên, đi không được bao lâu, họ bất ngờ phát hiện ra cái xẻng duy nhất đã bị bỏ quên trong căn nhà gỗ. Nếu trên đường xảy ra chuyện gì, chiếc xẻng này có thể sẽ trở thành công cụ cứu mạng. Vì vậy, hướng dẫn viên của Hedin, Aldek, đề nghị ngay lập tức quay lại tìm cái xẻng. Ai ngờ, mọi người cứ đợi và đợi, nhưng người hướng dẫn viên cả đêm không về. Cho đến đêm hôm sau, khi mọi người đang lo lắng cho anh, Aldek trở lại, không chỉ với cái xẻng, mà còn với một phát hiện trọng đại.

Hóa ra là ngay sau khi tìm thấy cái xẻng, Aldek đã gặp phải một cơn bão. Trong cơn gió mạnh, anh đã đi nhầm đường, vô tình tiến nhập vào một nơi đổ nát. Nơi đó có những bức tường thành dài, những con đường rộng lớn, trùng trùng điệp điệp những ngôi nhà và Phật tháp, và Aldek cũng nhặt được một số bản khắc gỗ và tiền xu cổ. Khi Hedin tiếp nhận bản khắc gỗ, ông lập tức bị hấp dẫn bởi những đường nét hoa lá tinh mỹ có một không hai trên đó. Kinh nghiệm phong phú của Hedin biết rằng, di chỉ của thành cổ này vô cùng trọng yếu! Tuy nhiên, lúc đó họ vẫn chưa tìm được nguồn nước, đành phải rời khỏi đồi xanh vì sợ hết củi, Hedin quyết định trước tiên về nước, lần sau quay lại săn tìm kho báu.

Vào tháng 3 năm 1901, Hedin, người đã chuẩn bị đầy đủ, lại đến Tân Cương và tìm đến thành cổ. Thành cổ được xây dựng ven sông và gần như bị chôn vùi hoàn toàn bởi cát lún. Sau một tuần khai quật, họ đã tìm thấy vải len, vải lụa, xương động vật, hoa tai, mảnh gốm, tóc, ủng, mảnh vỡ đồ đạc và các đồ vật gia cụ khác. Trong Phật tự, họ đã đào được một bức tượng Phật cao 1,15 mét, cũng như nhiều bức chạm khắc gỗ tinh xảo. Nhưng điều quan trọng nhất là họ còn tìm thấy 36 tờ giấy có chữ Hán và 120 thẻ tre. Hedin đã mang tất cả những văn vật này về Thụy Điển, sau khi nghiên cứu phát hiện, thành cổ này là thủ phủ của Lâu Lan, một quốc gia cổ ở Tây Vực đã bị chôn vùi hàng nghìn năm, và là một thị trấn quan trọng trên Con đường Tơ lụa – thành Lâu Lan.

Các văn vật mà Hedin mang đi có giá trị cực cao. Các ghi chép văn thư có niên đại sớm nhất là vào năm 252 sau Công nguyên. Các thẻ tre là những ghi chép và thư từ công và tư giữa các quan lại và trú quân trong triều Tấn, trong đó có giá trị nhất là gấm thời Hán, với tay nghề tinh tế, sắc thái rực rỡ diễm lệ, có thêu văn tự, và bản thảo “Chiến Quốc Sách” của thời Tấn. Giấy thủ công thời Tấn được khai quật ở đây, so với giấy sớm nhất ở châu Âu, còn sớm hơn 700 năm.

Tơ lụa và hoa văn của Lâu Lan. (Ảnh: Wiki)

Ngay khi tin tức truyền ra, các nhà thám hiểm từ khắp nơi trên thế giới đã đổ xô đến thành cổ Lâu Lan mà Hedin gọi là “Thành Pompeii trong cát”.

Vẻ đẹp diễm lệ của mỹ nữ Lâu Lan

Vào tháng 5 năm 1934, một đoàn thám hiểm nước ngoài đã đến di chỉ cổ quốc Lâu Lan, muốn tìm kiếm một nghĩa trang cổ, vì vậy họ đã dựng trại bên sông Qom. Họ phát hiện ngôi mộ của một phụ nữ cổ đại, tứ diện đều có hoa văn theo phong cách của Tây Vực, và nó được trang trí rất tinh mỹ. Do sử sách ghi lại, đất nước Lâu Lan cổ đại tuy vô cùng phồn hoa, nhưng lại không có quy mô dân số và đất đai rộng lớn, nên việc tồn tại một ngôi mộ quy cách như vậy chứng tỏ danh tính chủ nhân của ngôi mộ không hề đơn giản, nên mọi người gọi nó là “Công chúa Lâu Lan”.

Sau khi nghiên cứu, người ta nhận thấy xương và khuôn mặt của “Công chúa Loulan” rất giống với người da trắng. Theo lẽ thường, người da trắng nên cao hơn một chút, nhưng thân hình của cô ấy tương đối nhỏ nhắn.

Nhiều thập kỷ sau, vào năm 1980, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ khác ở khu vực Lop Nur, Tân Cương. Sau khi quan tài được mở ra, tất cả mọi người đều sững sờ, bên trong là thi thể của một người phụ nữ có nước da nâu đỏ, mái tóc đen như thác nước, lúc đó vẫn bảo trị độ mềm, đôi mắt to, hốc mắt sâu, sống mũi cao và một chiếc cằm nhọn. Mọi người đều cho rằng “Mỹ nữ Lâu Lan” trông giống như một nhân chủng châu Âu điển hình. Nhưng không ai có thể xác định 100% nên bí ẩn về sắc tộc của mỹ nữ Lâu Lan vẫn còn lưu lại.

Ảnh: Internet.

Vài năm trước, với sự phát triển của công nghệ DNA, các nhà nghiên cứu đã tiến hành xét nghiệm gen của “Mỹ nữ Lâu Lan” và phát hiện ra rằng “Mỹ nữ Lâu Lan” không phải là người da trắng thuần chủng. Các gen di truyền từ mẹ của cô ấy thuộc chủng tộc phương Đông, có nghĩa là “Mỹ nữ Lâu Lan” là một chủng tộc hỗn huyết. Điều này cũng được xác thực qua việc phát hiện ra những di thể cổ đại của Lâu Lan trong cùng thời đại. Và hầu hết chúng đều có lịch sử từ 3000-4000 năm.

Các nhà khảo cổ đã từng tin rằng sự giao lưu Trung – Tây phương sớm nhất là bắt đầu từ sứ mệnh của Trương Khiên đến Tây Vực vào thời Tây Hán, nhưng sự xuất hiện của “Mỹ nữ Lâu Lan” đã thay đổi cách nghĩ này. Người ta ngạc nhiên suy trắc rằng, sự giao lưu Trung – Tây phương sớm nhất có thể đã bắt đầu từ 2000 năm trước Công nguyên. Và lịch sử của Lâu Lan, có thể truy tố tới thời kỳ khởi nguồn nền văn minh Trung Hoa 5000 năm trước, và đất nước cổ đại Lâu Lan mà chúng ta biết đến bây giờ có thể chỉ là chương cuối cùng trong lịch sử lâu dài của nó.

Bí ẩn về sự biến mất của Lâu Lan

Ngoài bí ẩn về mỹ nữ Lâu Lan, điều khiến người ta hiếu kỳ nhất chính là bí ẩn về sự mất tích của Lâu Lan. Có một số thuyết pháp được mọi người nhắc đến nhiều nhất. Một là thuyết về sự suy thoái sinh thái. Lập luận này cho rằng Lâu Lan đã kiến lập một thành cổ rộng hơn 100.000 mét vuông bên cạnh Lop Nur. Khi Lâu Lan còn phồn thịnh, những rặng cây lớn đã bị đốn hạ để làm mộ táng mặt trời thần bí. Mộ táng mặt trời có ngoại hình kỳ dị và đẹp mắt, do tầng tầng gỗ tròn xếp lại mà thành, ở giữa dùng gỗ hình tròn bao quanh nơi mộ huyệt, bên ngoài dùng cọc gỗ cao hơn 1 foot (khoảng 0,3 mét) tạo thành 7 vòng tròn bao quanh, như vậy nó trông tựa như mặt trời phát ánh quang chiếu sáng đại địa. Do người Lâu Lan chặt phá rừng ồ ạt, cộng thêm sự chuyển hướng dòng nước của sông Tarim, Lop Nur di chuyển về phía bắc, cuối cùng nguồn nước của thành phố Lâu Lan đã cạn kiệt và bị bão sa mạc nhấn chìm.

Cũng có người kể rằng, cổ quốc Lâu Lan tọa lạc tại trung tâm của Con đường tơ lụa, các bên đều muốn chiếm đóng nơi này, do đó, các cuộc chiến tranh thường xuyên đã phá hủy nền văn minh Lâu Lan và khiến nó biến mất trong lịch sử trong chớp mắt.

Còn có thuyết về bệnh dịch cũng có rất nhiều người ủng hộ. Một số nhà nghiên cứu tin rằng đã có một đợt bùng phát khủng khiếp ở Lâu Lan, có khả năng là dịch sốt. Do sự khốc liệt của dịch bệnh, người dân hoặc chết vì dịch, hoặc trốn đi nơi khác, cuối cùng chỉ còn lưu lại một thành phố chết.

Tất nhiên, đây đều là những lý do biểu hiện ở bề mặt. Một người tu luyện có công năng túc mệnh thông có thể nhìn thấy quá khứ, đã nói về nguyên nhân sâu xa của sự biến mất của cổ quốc Lâu Lan, rằng trong thời kỳ đỉnh thịnh của quyền lực quốc gia Lâu Lan, sự xa hoa và tham nhũng dần dần thịnh hành, nhân tâm dần dần hủ hóa, đạo đức cũng ngày một trượt dốc, thực sự giống với Pompeii thời kỳ cuối. Cuối cùng, Lâu Lan đã phải chịu sự trừng phạt của Thiên Thượng, cuối cùng quốc hủy nhân vong, bị cát vàng bao phủ ngàn năm.

Xem thêm:

VIDEO: Thời Kỳ Dâm Loạn và Ngạo Mạn Nhấn Chìm Nền Văn Minh Atlantis (Phần 2) | Duyên Vạn Cổ

 

Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP