Virus Vũ Hán hoành hành trở lại, Ngân hàng Trung ương khắp toàn cầu rất bi quan

Virus Vũ Hán hoành hành trở lại, Ngân hàng Trung ương khắp toàn cầu rất bi quan

Virus Vũ Hán hoành hành trở lại, Ngân hàng Trung ương khắp toàn cầu rất bi quan

Virus Vũ Hán hoành hành trở lại, Ngân hàng Trung ương khắp toàn cầu rất bi quan

Virus Vũ Hán hoành hành trở lại, Ngân hàng Trung ương khắp toàn cầu rất bi quan
Virus Vũ Hán hoành hành trở lại, Ngân hàng Trung ương khắp toàn cầu rất bi quan
Thứ sáu, 19-04-2024 10:02, (GMT+07:00)
Virus Vũ Hán hoành hành trở lại, Ngân hàng Trung ương khắp toàn cầu rất bi quan
21-10-2020 21:39

Vấn đề ở chỗ các ngân hàng trung ương (NHTW) dường như đang phải đối mặt với khủng hoảng kép, không chỉ là làn sóng bùng phát virus Corona Vũ Hán lần hai, mà còn phải đối mặt với cái giá đắt cho sai lầm quá khứ. Một tương lai bất định ảm đạm có vẻ ngoài sức chịu đựng của bất NHTW nào…

Virus Vũ Hán hoành hành trở lại, Ngân hàng Trung ương khắp toàn cầu rất bi quan

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của các quốc gia G7 gặp nhau trong Cuộc họp Mùa thu của IMF và Ngân hàng Thế giới vào ngày 17 tháng 10 năm 2019 tại Washington, DC. (Ảnh của Olivier Douliery / AFP) (Ảnh của OLIVIER DOULIERY / AFP qua Getty Images)

Các nhà lãnh đạo tiền tệ từ khu vực đồng euro, Nhật Bản và Vương quốc Anh đã thống nhất với nhau về mối quan tâm của họ về nền kinh tế, trong một cuộc hội thảo trực tuyến do nhóm 30 người tổ chức. 

Các NHTW đều đồng quan điểm rằng rủi ro đối với triển vọng kinh tế càng ngày càng xấu và phát tín hiệu cần thiết phải duy trì việc hỗ trợ tiền tệ trong một thời gian nữa. Thống đốc NHTW Nhật Bản Haruhiko Kuroda thậm chí còn cảnh báo rằng nền kinh tế của ông có nguy cơ suy thoái nếu mọi thứ trở nên tồi tệ.

Tương lai ảm đạm 

“Nhật Bản có thể sẽ đi theo một xu hướng cải thiện. Tuy nhiên, triển vọng này rất không chắc chắn”, ông nói. "Nếu kỳ vọng tăng trưởng giảm và hệ thống tài chính trở nên bất ổn, nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái toàn diện".

Trong khi nền tảng của các nền kinh tế phát triển đang lung lay, triển vọng của châu Âu đã bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các biện pháp hạn chế mới được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch virus. Chủ tịch NHTW châu Âu Christine Lagarde thừa nhận quan điểm đó, nói rằng các biện pháp có thể cản trở sự phục hồi vốn đã bắt đầu mờ nhạt.

“Sự phục hồi ở khu vực đồng euro vẫn không chắc chắn, không đồng đều và không đầy đủ. Các hạn chế liên quan đến Covid-19 mới hiện đang được áp dụng trên khắp châu Âu sẽ làm tăng thêm sự không chắc chắn cho các công ty và hộ gia đình”, bà Lagarde nói.

Các biện pháp được công bố vào tuần trước bao gồm lệnh giới nghiêm của Pháp ở Paris và các thành phố khác, trong khi bên ngoài khu vực đồng euro, Anh áp đặt các quy định mới về các cuộc tụ tập. Ý, quốc gia đạt kỷ lục hàng ngày về số ca nhiễm virus vào Chủ nhật (ngày 18/10), có thể áp dụng nhiều biện pháp hạn chế hơn trong tuần này. Ireland đang xem xét khuyến nghị của các cơ quan y tế để thực hiện mức phong tỏa chặt chẽ nhất.

Lagarde cũng thảo luận về một nỗi lo khác, đó là sự tàn phá nghiêm trọng của công việc do đại dịch. Bà nhấn mạnh rằng tình hình đã trở nên tồi tệ hơn vì thiệt hại lớn hơn trong các dịch vụ "việc làm giàu", vốn chiếm gần 75% việc làm ở các nước khu vực đồng euro.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, (trái) và Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde, phải, đi bộ cùng nhau khi họ đến Hội nghị Bàn tròn 1 + 6 về thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu tại Diaoyutai State Guesthouse vào ngày 22 tháng 7 năm 2016 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Mark Schiefelbein - Pool / Getty Images)
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde, phải, đi bộ cùng nhau khi họ đến Hội nghị Bàn tròn 1 + 6 về thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu tại Diaoyutai State Guesthouse vào ngày 22 tháng 7 năm 2016 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Mark Schiefelbein - Pool / Getty Images).

Cộng lại, việc phục hồi dịch vụ sẽ chậm hơn vì nó không được hưởng lợi như sản xuất hàng hóa lâu bền do nhu cầu bị dồn nén.

“Chiếc xe mà bạn chưa mua vào tháng Ba thì bạn sẽ mua vào tháng Chín”, bà nói. "Nhưng kỳ nghỉ bạn không thể đi vào tháng Ba, thì bạn cũng sẽ không đi vào tháng Mười"

Từ NHTW Anh, Thống đốc Andrew Bailey lặp lại giọng điệu đó, nói rằng có một “mức độ bất ổn kinh tế chưa từng có”, đặc biệt lưu ý đến sự gia tăng gần đây khi đại dịch bùng phát. Ông cho biết rủi ro vẫn "nghiêng rất nhiều về phía suy giảm".

“Để mượn một cụm từ thể thao, tôi e rằng những ‘đoạn sân chạy với nhiều vật cản’ vẫn còn ở phía trước”, ông nói.

Không lối thoát: chính sách lãi suất âm hay dương? 

Vấn đề không chỉ là tình trạng tồi tệ của hiện tại và bất định của tương lai, vấn đề ở chỗ các NHTW khắp toàn cầu đã không còn nhiều dư địa chính sách để điều khiển thị trường, trong khi bản thân họ đang phải trả giá cho cả một thập kỷ thực thi chính sách lãi suất thấp hoặc âm. 

NHTW Anh hiện đang xem xét áp dụng chính sách lãi suất âm để kích thích nền kinh tế. Lãi suất điều hành âm được hiểu đơn giản là khi các ngân hàng thương mại (NHTM) gửi tiền dư thừa của mình tại NHTW thì họ phải trả tiền cho NHTW. Đây là chính sách gần như cưỡng chế các NHTM phải cho vay ra. 

Các nhà bình luận chính sách và chuyên gia ngân hàng thường cho rằng đây là chính sách mở rộng định lượng, còn được hiểu là mở rộng cung tiền, bơm thêm tiền vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng. 

Sự cân nhắc của NHTW Anh không phải ngẫu nhiên. Hơn một thập kỷ sử dụng quá mức chính sách tiền tệ nới lỏng, nhiều NHTW đã áp dụng chính sách tiền tệ âm và rủi ro bắt đầu bộc lộ. Dường như một số đang phải đối đầu với thảm họa kép; thảm họa đến từ chính sách tiền tệ sai lầm trong quá khứ và thảm họa kinh tế do dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát lần hai. 

Đối với các chủ ngân hàng, lãi suất âm chỉ làm tăng thêm cơn ác mộng về tỷ suất lợi nhuận bị siết chặt, áp lực sinh lời tăng mạnh. Ngoài ra còn có rủi ro thực tế lớn hơn mà các ngân hàng cần phải đối mặt, đó là buộc phải giảm huy động lãi suất tiền gửi và có thể đối mặt với căng thẳng thanh khoản. Liệu hệ thống thanh toán và các bộ đệm thanh khoản có đủ để chống đỡ trong dài hạn hay không? 

Các nhà phê bình cho rằng lãi suất âm chỉ là một phần mở rộng thêm của nới lỏng định lượng. Mặc dù chính sách này cũng giống như nới lỏng định lượng, đều tạo ra kích thích trong thời gian đầu sử dụng, nhưng hiệu quả sẽ biến mất theo thời gian trong khi rủi ro đối với nền kinh tế gia tăng, khi các công ty và hộ gia đình vay quá nhiều và các nhà đầu tư chạy theo lợi nhuận. 

Nói cách khác là chính sách tiền tệ như vậy có thể chỉ khuyến khích đầu cơ, làm thổi phồng bong bóng tài sản chứ không mang lại bất kỳ hiệu quả gì cho nền kinh tế thực (theo The Banker).

Một số chuyên gia ủng hộ chính sách lãi suất âm có thể cho rằng lãi suất âm khuyến khích ngân hàng cho vay và là một công cụ chính sách cần thiết trong môi trường bất ổn hiện nay, thậm chí còn trở nên quan trọng hơn sau cú sốc cung và cầu do Covid-19 gây ra.

Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Roman Escolano (L) và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Mario Draghi nói chuyện trong cuộc họp của các bộ trưởng tài chính Eurogroup tại Hội đồng Châu Âu ở Brussels vào ngày 24 tháng 5 năm 2018. (Ảnh của Emmanuel DUNAND / AFP) (Nguồn ảnh nên đọc EMMANUEL DUNAND / AFP qua Getty Images)
Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Roman Escolano (L) và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Mario Draghi nói chuyện trong cuộc họp của các bộ trưởng tài chính Eurogroup tại Hội đồng Châu Âu ở Brussels vào ngày 24 tháng 5 năm 2018. (Ảnh của Emmanuel DUNAND / AFP) (Nguồn ảnh nên đọc EMMANUEL DUNAND / AFP qua Getty Images)

Lợi bất cập hại

Bằng chứng từ những quốc gia đã thực hiện lãi suất âm - khu vực đồng euro, Thụy Điển và Đan Mạch - là minh chứng rõ ràng rằng chính sách này khi bị lạm dụng dài hạn sẽ tạo ra rủi ro lớn hơn cho nền kinh tế. Nói đơn giản là “lợi bất cập hại”. 

Đan Mạch duy trì chính sách lãi suất điều hành âm kể từ năm 2012. Một nghiên cứu công bố gần đây của ba nhà kinh tế thuộc NHTW của nước này cho thấy rằng tác động của chính sách lãi suất âm với tăng trưởng kinh tế chậm hơn so với áp dụng chính sách lãi suất cơ bản dương. Họ thừa nhận nền kinh tế và NHTW nước này đang chấp nhận rủi ro lớn nhưng cũng cho rằng chính sách này phần nào thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường đầu tư và việc làm.

Không lạc quan như các nhà kinh tế học của NHTW Đan Mạch, hai nhà kinh tế học hàn lâm, nghiên cứu về hiệu quả chính sách lãi suất cơ bản âm tại Thụy Điển từ năm 2015 đến năm 2019, bắt đầu bài báo của họ với lời cầu xin "Đừng làm điều đó nữa". Họ cho rằng chính sách này tác động lên lạm phát rất nhỏ trong khi giá bất động sản tăng nhanh cùng với mức nợ hộ gia đình. Kết quả là bất bình đẳng giàu có đã tăng lên.

Có vẻ như NHTW các nước không còn nhiều chiêu bài để chống đỡ với sự suy giảm tăng trưởng, đặc biệt khi làn sóng dịch viêm phổi Vũ Hán lần hai dâng cao tại Châu Âu và nhiều nơi trên khắp thế giới. 

Đức Duy - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP