“Tham khảo các nghiên cứu đã có kết quả trên thế giới, Ủy ban tư vấn Việt Nam cho phép tiêm trộn vaccine song khuyến cáo phải theo dõi sức khỏe người tiêm”, bà Hồng nhấn mạnh, theo VnExpress.

Trước đó, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm duy trì 2 mũi vaccine cùng loại, trường hợp không có vaccine AstraZeneca thì có thể tiêm mũi 2 vaccine Pfizer thay thế song phải theo dõi sức khỏe.

“Đã có một số nghiên cứu ở quy mô vài nghìn người, vài trăm người, ở các quốc gia khác nhau và đưa ra kết quả khác nhau. Cụ thể, nếu tiêm trộn vaccine thì miễn dịch bảo vệ cá thể đó tốt hơn là tiêm 2 mũi AstraZeneca, nhưng đồng thời cũng ghi nhận một số lượng phản ứng bất thường sau tiêm, tăng lên đáng kể so với tiêm 2 liều cùng loại”, bà Hồng nói.

Vì vậy, theo bà Hồng, Bộ Y tế họp và trong quyết định phân bổ vaccine Pfizer đã khuyến cáo chủ yếu tiêm duy trì 2 mũi vaccine cùng loại. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu nguồn cung vaccine, tại thời điểm chỉ có Pfizer mà không có AstraZeneca, thì có thể tiêm Pfizer song phải theo dõi sức khỏe của người được tiêm.

Bà Hồng cho biết thêm, Bộ Y tế đã làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tổ chức này cũng chưa khuyến cáo chính thức về việc tiêm trộn giữa các loại vacicne. Nhà sản xuất Pfizer cũng chưa khuyến cáo về tiêm trộn.

“Tham khảo các nghiên cứu đã có kết quả trên thế giới, Ủy ban tư vấn Việt Nam cho phép tiêm trộn vaccine song khuyến cáo phải theo dõi sức khỏe người tiêm”, bà Hồng nhấn mạnh.

“Vì vậy, người dân nên tin tưởng và tiêm khi có vaccine, không nên có tư tưởng chờ đợi hay trì hoãn tiêm”, bà Hồng khuyên.

Bộ Y tế sáng 14/7 công bố tính đến ngày 13/7 Việt Nam tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.079.066 liều.

Theo Người lao Động, cùng ngày (14/7), Bộ Y tế cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 124 triệu liều vắc-xin COVID-19 từ các nguồn khác nhau được cam kết cung ứng cho Việt Nam cho tới cuối năm 2021. Trong đó, từ nguồn hỗ trợ của Chương trình Giải pháp tiếp cận vắc-xin phòng COVID-19 toàn cầu (COVAX Facility) là 38,9 triệu liều.

Ngoài ra, Bộ Y tế đàm phán trực tiếp mua vắc-xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech (31 triệu liều); mua vắc-xin của AstraZeneca (30 triệu liều); Tập đoàn T&T mua 40 triệu liều vắc-xin Sputnik-V của CHLB Nga và sẽ hỗ trợ miễn phí 20 triệu liều cho Bộ Y tế; vắc-xin do Chính phủ Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Đại sứ quán các nước… hỗ trợ (khoảng 3,5 triệu liều).

Tuy nhiên, do nguồn cung vắc-xin COVID-19 khan hiếm trên toàn thế giới, nên 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam mới nhận được 3.865.520 liều vắc-xin. Bộ Y tế cho biết trong tháng 7, dự kiến sẽ tiếp nhận 8.867.370 liều vắc-xin COVID-19.

Xem thêm:

VIDEO - BỆNH NHÂN COVID-19 PHỤC HỒI KỲ DIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN

Theo ĐKN