Về ‘Muôn kiếp nhân sinh’ – cuốn sách mới của tác giả ‘Hành trình về phương Đông’

Về ‘Muôn kiếp nhân sinh’ – cuốn sách mới của tác giả ‘Hành trình về phương Đông’

Về ‘Muôn kiếp nhân sinh’ – cuốn sách mới của tác giả ‘Hành trình về phương Đông’

Về ‘Muôn kiếp nhân sinh’ – cuốn sách mới của tác giả ‘Hành trình về phương Đông’

Về ‘Muôn kiếp nhân sinh’ – cuốn sách mới của tác giả ‘Hành trình về phương Đông’
Về ‘Muôn kiếp nhân sinh’ – cuốn sách mới của tác giả ‘Hành trình về phương Đông’
Thứ tư, 24-04-2024 22:15, (GMT+07:00)
Về ‘Muôn kiếp nhân sinh’ – cuốn sách mới của tác giả ‘Hành trình về phương Đông’
22-09-2020 16:01

Cuộc sống buồn tẻ của bạn có thể được đánh thức bởi cuốn sách này. Không phải một niềm cảm hứng bất chợt, mà là một điều gì đó bất tận, sâu thẳm trong chính tâm hồn bạn. 

 

Về 'Muôn kiếp nhân sinh' - cuốn sách mới của tác giả 'Hành trình về phương Đông'
Hành trính về Phương Đông và Muôn Kiếp Nhân Sinh của tác giả John Vũ.

Tác giả John Vũ – Nguyên Phong, một người Việt thật xứng với hai chữ ‘hiền nhân’. Uyên bác, ẩn dật, huyền bí và trung thành với dân tộc – đó là những từ người ta mô tả khi nói về ông. Tác giả đã để lại hàng vạn bài viết trên blog của mình, viết hàng chục cuốn sách, nhưng với những kẻ phàm tục thì tư tưởng của ông vẫn là một điều gì đó cao xa vời vợi không thể nắm bắt. Tôi lại chợt nhớ tới điều mà Khổng Tử từng nói về Lão Tử:

“Ta đã gặp Lão Tử, thấy cảnh giới tư tưởng ông như rồng ngao du trong thái hư huyền ảo, khiến ta cứ há miệng mãi mà không nói ra lời, lưỡi thè ra cũng không thu lại được, khiến cho ta tâm thần bất định, chẳng biết ông rốt cuộc là người hay là Thần nữa. Lão Đam, thực sự là Thầy của ta!”.

Mạo muội xin hỏi câu này: Thưa Thầy John Vũ, ông rốt cuộc là ai?

Về cuốn sách ‘Muôn Kiếp Nhân Sinh’ – tác phẩm mới nhất của ông, nhiều người đã bàn về nó. Những nhà trí thức tìm thấy ở nó những kiến thức mới mẻ, thậm chí là quan niệm mới về cuộc sống và vũ trụ. Bởi lẽ với đầu óc của một nhà khoa học tầm cỡ thế giới, những điều mà Giáo sư John Vũ viết nên có sức thuyết phục mạnh mẽ, vững chắc. Ngay cả một bạn đọc là người Công giáo cũng phải tin rằng luật nhân quả và luân hồi thật sự tồn tại.

Rất nhiều, rất nhiều người hẳn đã thu gặt được lợi ích sau khi đọc sách. Ví như một nhà giáo đã nhận xét: “nếu tiếp nhận nó, ít nhất, chắc chắn con người sẽ sống tử tế, sau đó tỉnh táo, thông tuệ, thoát u mê lầm lẫn với những mê tín dị đoan, và sẽ thấy việc mang mấy đồng tiền lẻ/ tiền giả đi cầu xin tiền to, tiền thật là bi hài!”.

Nhưng ở một phương khác, với những người đã có sẵn kiến thức Phật học, những người thậm chí đã dùng hàng thập kỷ để nghiền ngẫm những lý thuyết trong tôn giáo lại cảm thấy cuốn sách không đem đến điều gì mới mẻ.

Thật đáng tiếc!

Một bạn đọc chia sẻ rằng cô cảm thấy thiếu sự bất ngờ, một nhà trí thức đã buông cuốn sách xuống vì không tìm được điều gì mới mẻ. Cả hai người họ đều vì truy cầu một điều gì đó, là kiến thức hay cảm hứng mà đọc sách. Ấy chẳng phải là hữu vi mà đọc sao?

Anh Nguyễn Văn Phước, Giám đốc của First News chia sẻ rằng: “Tôi đã đọc khá kỹ cuốn sách này nhiều lần khi biên tập, nhuận sắc. Nhưng đêm qua, tĩnh lặng, tôi đã nghe lại một lần – với sách nói – và lạ lùng – những cảm nhận rất mới mẻ đã đến – trước đó chưa từng có. Tôi tự hỏi chẳng lẽ đọc bằng mắt và nghe lại cuốn sách bằng tâm thức khi lắng đọng lại có thể có sự khác biệt lớn đến vậy sao?”.

Là, cũng giống như một đứa trẻ học ngôn ngữ, chúng không truy cầu gì cả, với một tâm hồn tự nhiên, với một bộ óc không hề chứa đựng quan niệm hậu thiên, chúng sẽ học hỏi rất nhanh. Sự khác biệt mà anh Phước nói đến ấy, nó có lẽ là một sự lĩnh ngộ sâu sắc, có ý nghĩa hơn trăm lần so với việc người ta thông suốt một câu hỏi hóc búa về toán học.

Cuốn sách không hề đơn giản như những gì người ta thấy ở bề mặt. Nó không chỉ là kiến thức, nó còn hàm chứa lĩnh ngộ của một con người bất phàm mà không thể nêu ra thành lời. Lão Tử nói:

“Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vận hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là Đạo. Đạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa.”

Bởi vì những điều mà tác giả lĩnh ngộ được ấy không thể nói cụ thể ra thành lời, chỉ có thể dùng ngôn ngữ mà diễn giải ở bề mặt, cũng như Lão Tử tạm gọi Đạo là Đạo vậy. Hay như Kinh Thánh nói rằng: Chúa đã tạo ra con người từ bùn đất. Có những người vì kiến thức hạn hẹp nơi đây mà cãi lại rằng: Người làm sao lại tạo từ bùn đất, chẳng phải xác người có cả máu mủ, xương cốt da thịt đó sao? Nhưng lại chẳng biết rằng, trong mắt Thần linh thì hồng trần này, cơm gạo mà con người ăn và cả thể xác đang chứa đựng linh hồn người kia đều dơ bẩn như bùn đất vậy. Chỉ những ai đã biết xem nhẹ tài vật, thậm chí cả thể xác này mới có thể hiểu được ẩn ý sau câu nói ấy.

Đọc sách của bậc hiền nhân, hãy đọc với tâm thái vô vi, đừng truy cầu gì thì sẽ lĩnh ngộ được điều uyên thâm phía sau câu chữ. Nhưng kể cả khi đã lĩnh ngộ rồi, bạn cũng không nhất định có thể diễn giải cho người khác hiểu, bởi sự hạn chế của ngôn ngữ vậy.

Những điều tôi nói trên đây có thể lạ lẫm với một số người. Nhưng đó là điều tôi nhận thấy từ cuốn sách, và khi đối chiếu với những lĩnh ngộ của tôi [về Pháp Luân Đại Pháp] thì không có gì mâu thuẫn cả.

Theo Tinh Hoa

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP